Thực trạng các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lương

Một phần của tài liệu ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN H MINHHUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆPGIỮ GÌN V PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 35 - 42)

7. Bố cục của chuyên đề

2.2.2 Thực trạng các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Lương

Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Hiện nay vấn đề văn hoá và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đang là một vấn đề đáng quan tâm của nhiều quốc gia. ở nước ta trong khi khẳng định đường lối đổi mới, thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, Đảng ta coi văn

hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy xã hội phát triển.

ở bất cứ thời đại nào, xã hội nào, nếu không dựa vào di sản văn hoá sẽ không thể phát triển. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, phát triển các cơ sở hạ tầng từ thành thị đến nông thôn và miền núi, các giá trị văn hoá tinh thần cũng được cải thiện rõ rệt như : Điện, đường, trường, trạm…Được chăm lo xây dựng, hệ thống phát thanh truyền hình, nhà văn hóa, nhà truyền thống, CLB, sân thể thao, thư viện…Đã và đang được đầu tư xây dựng, phong trào văn hoá văn nghệ quần chúng được quan tâm và phát triển. Các ngày lễ, ngày hội dân tộc được khôi phục theo hướng lành mạnh, phong trào nếp sống văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh, các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Các giá trị văn hoá, các di tích lịch sử được khôi phục và bảo vệ đã góp phần tích cực vào đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội.

Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã để lại những hậu quả xã hội hết sức nghiêm trọng. Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người dao động, hoài nghi về con đường XHCN, phủ nhận thành quả của CNXH hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên CNXH ở nước ta, phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, không ít người còn mơ hồ, hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta.

Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân… đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trường hợp vì đồng tiền, danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng có chiều hướng gia tăng. Ma tuý, mại dâm đang trở thành quốc nạn. Nhiều thủ tục cũ và mới lan tràn, nhất là cưới hỏi, ma chay, phim ảnh, các ấn phẩm độc hại… Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận

không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả can bộ có chức quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đoạ không được ngăn chặn có hiệu quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèm cựa địa vị, cục bộ địa phương, bè phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó gây sự bất bình của nhân dân mà nhất là đang chi phối vào tư tưởng của một bộ phận lớp trẻ, là lớp người năng động nhạy bén nhất. Trước thực tế đó việc giáo dục những giá trị truyền thống dân tộc cho lớp trẻ đang là một vấn đề rất cấp thiết. Cần phải trang bị cho họ những kiến thức về dân tộc, về phong tục tập quán, về giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh luôn phải hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ. Để đạt được mục tiêu đó các cấp bộ Đoàn cần phải phối hợp với các ban ngành, đoàn thể giáo dục cho Thanh thiếu nhi những kiến thức đó thông qua các hoạt động của mình như: "Hướng về nguồn cội", viếng thăm nghĩa trang liệt sỹ, chúc sức khoẻ các bậc lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, xây dựng nhà tình nghĩa, dã ngoại về những khu di tích lịch sử…

Đoàn các cấp đã tập trung triển khai học tập, sinh hoạt chính trị "Tiến bước dưới cờ Đảng", "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" đồng thời đã tổ chức cho 31868 lượt đoàn viên thanh niên học tập nghiên cứu 6 bài học lý luận chính trị của Đoàn, 10 chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, 5 chuyên đề chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho cán bộ Đoàn.

Triển khai cho đoàn viên thanh niên, thiếu nhi tham gia cuộc thi "Sáng mãi anh bộ đội Cụ Hồ", "75 năm lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam", "Đất nước 60 mùa xuân", "Công an nhân dân Việt Nam vì bình yên cuộc sống" được đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia.

Thông qua các ngày lễ lớn trong năm như: 03/2, 26/3, 30/4, 15/5, 19/5, 27/7, 02/9, 22/12… đã tuyên truyền lịch sử truyền thống và tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ thể dục thể thao. Thiết thực chào mừng ngày kỷ niệm bằng nhiều

hình thức đa dạng, phong phú như: Toạ đàm, gặp mặt, tổ chức các cuộc thi Đảng, Đoàn, Hội, Đội, lịch sử địa phương, hội trại, hái hoa dân chủ…

Hiện nay, các giá trị truyền thống của Bố Trạch đang được khôi phục một cách nghiêm túc, trong những lễ hội người dân đã lại thấy những cuộc thi: đua thuyền trên cạn của người dân Thanh Trạch, Hải Trạch, múa rồng của Phú Trạch, Sơn Lộc và đặc biệt là sự góp mặt của hội tuồng cổ xã Hưng Trạch, hát bội của xã Cự Nẫm đây là loại hình nghệ thuật truyền thống của 2 xã nói trên. Vừa qua, đội tuồng cổ Hưng Trạch đã tham gia tập huấn và biểu diễn tại Hà Nội (tháng 2/ 2008 ) thu được kết quả khả quan.

Vào những ngày hội hàng năm các hoạt động như kéo co, hát đối, đấu vật, đu quay, đâm trâu của người Vân Kiều, Ma Coong được tổ chức rộng rãi, mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tham gia tích cực tạo mối đoàn kết các dân tộc và góp phần giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của địa phương.

Phong trào "thanh niên tình nguyện" đã giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn, đồng bào vùng dân tộc thiểu số làm kinh tế vườn, cụ thể là đã tham gia cùng các đoàn thể xây dựng được 6 ngôi nhà cho các gia đình chính sách, bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Sơn Trạch và Liên Trạch, tu sửa hàng trăm ngôi nhà sau trận lũ 2007. Nhận chăm sóc đến cuối đời 3 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

Tuyên truyền thanh niên tích cực phát triển và nêu cao tinh thần trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, khu du lịch.

Công tác giáo dục đạo đức, Pháp luật đã được chú trọng tổ chức có hiệu quả, các tổ chức Đoàn đã chủ động phối hợp với các ban ngành có liên quan giáo dục cho đoàn viên thanh niên về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật giao thông đường bộ, Luật hôn nhân gia đình, Pháp lệnh phòng chống mại dâm. Ban Thường vu huyện Đoàn đã phối kết hợp với Ban tư tưởng tỉnh Đoàn tổ chức

03 đợt tập huấn và triển khai giáo trình điện tử" Những điều tuổi trẻ cần biết về AIDS" và tư vấn về HIV/AIDS có 115 lượt đoàn viên thanh niên tham gia trên toàn huyện. Đã thành lập 01 đội thanh niên tuyên truyền bảo vệ môi trường, tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề " Nói không với trừng phạt thân thể và tinh thần ở trẻ em", tổ chức cuộc thi "Tuổi trẻ Quảng Bình với Di sản

thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng"

Các tổ chức Đoàn từ huyện đến cơ sở thường xuyên động viên đoàn viên hăng hái, chủ động trong việc học tập nâng cao trình độ văn hoá, ứng dụng Khoa học kỹ thuật - Công nghệ vào công tác, sản xuất và đời sống. Nhờ vậy, đã góp phần tích cực trong việc thực hiện chương trình phổ cập THPT trong toàn huyện. Đến nay đã có 3276 Đoàn viên thanh niên tham gia phổ cập, tham gia tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi phục vụ cho phát triển sản xuất.

Nhằm định hướng nghề và giải quyết việc làm cho ĐVTN, đến nay đã giới thiệu 1217 ĐVTN tham gia học nghề như mộc, nề, đan, điện…. hàng trăm ĐVTN tham gia xuất khẩu lao động nước ngoài.

Bên cạnh đó Huyện Đoàn đã tổ chức 24 đợt hoạt động thanh niên tình nguyện đảm nhận công trình phần việc của thanh niên như: Phát quang mặt bằng hơn 5 ha tại xã Lâm Trạch, xây dựng 86 nhà trong chương trình xoá nhà tạm của huyện, đào và xây kênh mương ở Cự Nẫm, Sơn Lộc. Sửa chữa337 ngôi nhà sau cơn bão số 6, nhiều cơ sở Đoàn đã đảm nhiệm nạo vét kênh mương, làm đường liên thôn.

Phong trào hiến máu nhân đạo được đông đảo ĐVTN tích cực hưởng ứng 5 năm qua đã có 1887 lượt ĐVTN tham gia.

ĐVTN đã tham gia chương trình liên hoan văn hoá - thể thao các dân tộc Quảng Bình đạt giải A toàn đoàn và nhiều giải tập thể cá nhân khác về văn hoá và giải nhì về thể dục thể thao.

Xác định ĐVTN là lực lượng nòng cốt trong phong trào bảo vệ Tổ quốc, nên tổ chức Đoàn các cấp đã tích cực phối hợp với các cấp, ngành, Huyện đội để hoàn thành tốt công tác tuyển quân, giao quân và nhiện vụ sẵn sàng chiến đấu, chủ động đấu tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng của các thế lực thù địch. Các đợt tuyển quân hàng năm đều được tổ chức tốt. 100% thanh niên lên đường nhập ngũ đều là đoàn viên. Tổ chức liên hoan, gặp mặt, tặng quà thanh niên lên đường nhập ngũ, động viên ĐVTN ổn định tư tưởng làm tốt nghĩa vụ, đã có 968 ĐVTN lên đường bảo vệ Tổ quốc và hoàn thành nhiệm vụ, không có trường hợp đảo ngũ. Khi xuất ngũ họ trở thành lực lượng nòng cốt trong tổ chức Đoàn, Hội, hiện co 86 ĐVTN đang học tập tại các trường Quân đội và Công an.

Phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã mở lớp " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với 1025 lượt ĐVTN tham gia. Đã tổ chức ra quân làm vệ sinh Đài liệt sỹ, trung tâm huyện và giao lưu văn nghệ chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Bố Trạch lần thứ XVIII, nhiện kỳ 2007 - 2012 với 682 ĐVTN tham gia.

Tổ chức huấn luyện dân quân tự vệ sẵn sàng chiến đấu, giữ gìn an ninh chính trị – trật tự an toàn xã hội được chú trọng, hiện có 2012 dân quân tự vệ ở cơ sở tham gia sinh hoạt Đoàn.

Nhân kỷ niệm 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ĐVTN toàn huyện đã ra quân làm tổng vệ sinh môi trường với 889 lượt người tham gia. Đồng thời các chi đoàn cũng tích cực hưởng ứng như : giao lưu văn nghệ - thể thao.

Đã tổ chức ngày hội văn hoá - thể thao các dân tộc miền núi gồm các môn Bóng chuyền, bắn nỏ, vật, hội diễn văn nghệ… Nhằm thắt chặt tình đoàn kết, giao lưu học hỏi lẫn nhau giữa các dân tộc, bảo tồn các giá trị tuyền

thống, đồng thời phát động toàn dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Nhân ngày môi trường Thế giới 5/6 huyện Đoàn đã tổ chức ra quân làm vệ sinh tại Nhà thiếu nhi huyện và trung tâm Văn hoá huyện với 620 lượt ĐVTN tham gia.

Bố Trạch là huyện còn nghèo, Thanh niên không có việc làm nên gần đây số lượng thanh niên đi làm ăn xa càng phổ biến. Đây cũng là một phần ảnh hưởng đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Mặt khác do kinh phí hoạt động còn ít nên điều kiện sinh hoạt của nhiều cơ sở đoàn còn thiếu thốn.

Trong những năm qua, Thanh niên luôn là lực lượng đi đầu trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Hiện nay số lượng gia đình đăng ký xây dựng làng, thôn văn hoá, gia đình văn hoá với các tiêu chuẩn xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, chống tảo hôn, đoàn kết tương trợ xóm làng và thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương, đẩy lùi các tệ nạn xã hội…Tất cả các hoạt động đó đã tác động tích cực đến tư tưởng, tình cảm và hoạt động của thanh niên, làm tăng niềm tin của tuổi trẻ vào sự lãnh đạo của Đảng, góp phần tạo nên diện mạo mới của thanh niên các dân tộc thiểu số.

Quán triệt tinh thần Nghị quyết TƯ 5 của Đảng về xây dựng xã hội văn minh gia đình văn hoá, đẩy mạnh các phong trào làng xã, khu dân cư, thôn xóm… Số gia đình văn hoá đầu năm 2006 gia tăng cụ thể là 19.536 hộ đăng ký gia đình văn hoá, được công nhận 16.762 hộ. Điều đáng nói ở đây là trong số đó hộ thanh niên mới lập gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá rất cao. Tập trung đa số là đồng bào dân tộc Vân Kiều ở các xã Tân Trạch, Thượng Trạch, Thị trấn Nông Trường Việt Trung… Toàn huyện có 337 cơ quan đăng ký cơ quan văn hoá trong đó công nhận318 cơ quan văn hoá.

Chúng ta xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở hệ tư tưởng tiên tiến của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cốt lõi là nhân cách và đạo lý dân tộc… Có như vậy mới phát huy được nhân cách Việt Nam, nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN H MINHHUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH VỚI SỰ NGHIỆPGIỮ GÌN V PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w