Nguyên lý làm việc của hệ thống đo O2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) làm nhiên liệu thay thế trên động cơ xăng (Trang 64 - 66)

5. Các nội dung chính trong luận văn

3.2.4.4. Nguyên lý làm việc của hệ thống đo O2

Vũ Ngọc Hải Lớp 11BCKĐL-ST

65

- Cấu tạo của hệ thống đo O2 (hình3.8): Dụng cụ gồm :1-bộ nam châm vĩnh cửu; 2- con lắc được đặt trong từ trường của nam châm; 3-tấm gương phản chiếu tia sáng; 4- tia sáng từ đèn. (Cũng là một phôtodiot) (Photo-cells); 5-đèn phôtodiot (Infrared- Diode); 6-bộ nhận lệnh từ bộ xử lý và điều khiển gương (Dumbbell current); 7-bộ xử lý tín hiệu (Procesor); bộ chuyển đổi tín hiệu điện thành tín hiệu số (A/D-converter); 8- bộ đánh giá so sánh sự sai lệch của hai màn chắn (Difference).

- Nguyên tắc hoạt động

Bộ phận đo O2 dựa trên nguyên tắc: khi cho một luồng khí O2 đi vào trong từ trường của một nam châm thì các phân tử O2 và các hạt bụi sắt sẽ bị hút vào trong còn các phân tử nước sẽ bị đẩy ra ngoài.

Ban đầu người ta cho một luồng khí có chứa O2 đi vào dọc theo chiều của nam châm. Các phân tử O2 sẽ bị hút vào giữa từ trường, sự di chuyển đó tạo ra một dòng khí. Tại giữa của từ trường có một con lắc, dưới tác dụng của dòng O2, con lắc chịu một lực tác dụng làm cho lệch đi một góc nào đó.

Khi có dòng khí đi qua từ trường, thì đèn phôtodiot cũng được hoạt động, nó tạo ra một tia sáng chiếu đến tấm gương gắn trên con lắc, tia sáng sẽ bị phản chiếu lại thành hai tia và được chắn bởi màn chắn. Màn chắn cũng là một phôtodiot, nó cho dòng điện đi qua nhiều hay ít tuỳ thuộc vào cường độ ánh sáng chiếu đến. Do tấm gương bị lệch vì thế hai tia sáng tới màn chắn là khác nhau, từ đó dòng điện đi qua cũng khác nhau.

Dòng điện đi qua hai màn chắn được đưa đến bộ so sánh. Bộ so sánh đánh giá hai dòng điện và đưa ra một giá trị điện gửi tới bộ chuyển đổi. Tại bộ chuyển đổi này giá trị điện sẽ chuyển thành tín hiệu số và đưa tới bộ phân tích.

Bộ phân tích nhận tín hiệu và phân tích đánh giá, đưa ra các chỉ thị gửi tới bộ phận chấp hành tác dụng một lực điều khiển tấm gương.

Tấm gương được điều khiển cho tới khi hai tia sáng có cường độ như nhau, thì lúc đó các bộ phân mới thôi không điều chỉnh, bộ phận chấp hành giữ nguyên lực tác dụng. Và người ta đo lực tác dụng đó, qua đó người ta có thể phân tích đánh giá ra giá trị của lượng O2 có trong luồng khí thổi vào.

Vũ Ngọc Hải Lớp 11BCKĐL-ST

66

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) làm nhiên liệu thay thế trên động cơ xăng (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)