Cụm phanh APA 100

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) làm nhiên liệu thay thế trên động cơ xăng (Trang 55 - 56)

5. Các nội dung chính trong luận văn

3.2.1.1.Cụm phanh APA 100

Cụm phanh điện APA 100 (hình 3.2) thực chất là dạng máy điện, trong đó từ trường tương hỗ giữa ROTOR và STATOR tạo ra momen cản với rôtor và cân bằng với momen dẫn động từ rotor ( Rotor được nối với trục dẫn động từ động cơ, stator bị xoay một góc làm tác động đến tenso biến dạng, sự biến dạng của các tenso giúp xác định được momen cản). Cường độ từ trường tương hỗ giữa rotor và stator được điều chỉnh để thay đổi lực phanh thích hợp cho việc điều khiển tự động ở các chế độ thử của động cơ.

Cụm phanh có chức năng làm việc ở chế độ máy phát ( phanh đối với động cơ ) và chế độ động cơ (kéo động cơ quay ) nên có thể dùng để chạy rà nguội thí nghiệm động cơ trên cùng một băng thử.

Ngoài ra công suất động cơ được hấp thụ và biến đổi thành năng điện trong thiết bị (phanh). Dòng điện này qua bộ biến tần và được đưa ra ngoài.

Phanh APA 100 còn có chức năng mô tả các sức cản lên động cơ lắp trên ôtô chạy trên đường bằng phần mềm ISAC.

Bảng 3.1 Thông số làm việc cơ bản của băng thử

Công suất tối đa 200 KW

Tiêu chuẩn châu Âu Tần số 60HZ

Mô men cực đại 934 Nm

Số vòng quay làm việc 0-8000v/p

Số vòng quay tới hạn 10927v/p

Momen quán tính 1.6Kgm2

Nhiệt độ môi trường làm việc +5 đến +45o

Vũ Ngọc Hải Lớp 11BCKĐL-ST

56

- Nước làm mát dầu: Nhiệt độ: 5…30 độ C

Lưu lượng: 2,5 m3/h - Dầu bôi trơn

Nhiệt độ: 20…150 độ C

áp suất: 2…9 bar

Hình 3.2 Mặt cắt ngang của phanh

- Kết cấu phanh: gồm rotor, stator, load cell dạng thanh để đo lực phanh, giảm chấn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng khí thiên nhiên nén (CNG) làm nhiên liệu thay thế trên động cơ xăng (Trang 55 - 56)