MÔ HÌNH HỒI QUY NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 38 - 41)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.3MÔ HÌNH HỒI QUY NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào các lý thuyết kinh điển và các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn, tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa cấu trúc vốn và một số nhân tố. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng các biến số cho các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đồng thời từ mối tương quan giữa các nhân tốđến cấu

trúc vốn, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu để phân tích, kiểm địnhvà đánh giá tác động của chúng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm được tác giả vận dụng vào nghiên cứu bao gồm:

Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Wang Mou (2011):

LEV=α + β1TANGit + β2RISKit + β3SIZEit + β4TAXit +β5GROWTHit +

β6PROFITit + β7LIQit + εit

Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Mohammad Abu Sayeed (2011):

Leverage=α + β1TW+ β2LP + β3JM + β4BC +β5TAX + β6NDTS + β7PROF +

β8SIZE + β9CVA + β10AGE + β11Dummy1 + β12Dummy2 + β13Dummy3 +

β14Dummy1 + ε

Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Mary Hany A.K. Dawood và cng s (2011):

DE=α + β1SZit + β2AGit + β3PRit + β4LQit +β5CDt + β6BRit + β7INit + εit

Từ ba mô hình hồi quy nêu trên, tác giả vận dụng mô hình hồi quy của Wang Mou (2011) để áp dụng nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam với các lý do sau:

Mt là, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có các điều kiện về kinh tế tương

đồng với nền kinh tế của Trung Quốc.

Hai là, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty mà tác giả vận dụng trong đề tài được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở hầu hết các nước trên thế giới.

Đồng thời theo các nghiên cứu củaMohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011)và Yan Xue (2007) cho thấy rằng, đặc điểm ngành có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả sử dụng thêm biến giả để nghiên cứu xem liệu đặc điểm ngành có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam không.

Mô hình hồi quy được tác giảđề xuất sử dụng:

LEV =βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE+ β4NDTS + β5GROW + β6ROA +

β7LIQ + β8Dummy1+β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+

β13Dummy6+ ℮

LLEV=βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE + β4NDTS + β5GROW + β6ROA +

β7LIQ + β8Dummy1 + β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+

β13Dummy6+ ℮

SLEV=βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE + β4NDTS + β5GROW + β6ROA +

β7LIQ + β8Dummy1 + β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+

β13Dummy6+ ℮

Trong đó:

Đòn bẩy tài chính được đo lường bằng :LEV: tng n/tng tài sn

: LLEV: n dài hn/tng tài sn

: SLEV: n ngn hn/tng tài sn

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) : logaritthm(tng tài sn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ hội tăng trưởng (GROW) :(tng tài sn (t) – tng tài sn (t-1))/ tng tài sn (t-1)

Khả năng sinh lời (ROA) : li nhun ròng sau thuế/tng tài sn

Rủi ro kinh doanh (RISK) : %thay đổi EBIT/%thay đổi doanh thu thun

Tính thanh khoản (LIQ) : tài sn ngn hn/n ngn hn

Cấu trúc tài sản (TANG) : tài sn cốđịnh/tng tài sn

Tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS) : chi phí khu hao/tng tài sn

Đòn bẩy tài chính có thể khác nhau giữa các ngành (Myers, 1984),Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011) và Yan Xue (2007). Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét ngành công nghiệp là một trong các

biến khám phá được sử dụng như là biến giả (Dummy)vàcó giá trị là 0 hoặc 1 đểđại diện cho các ngành.Vì có bảy ngành được phân loại trong mẫu nghiên cứu và tác giả sử dụng ngành xi măng để so sánh sự khác biệt với các ngành còn lại.Vì vậy, sáu biến giảđược sử dụng đểđại diện cho các ngành khác bao gồm:

Dummy1 : Ngành bao bì, đóng gói Dummy2 : Ngành bất động sản

Dummy3 : Ngành công nghệ truyền thông Dummy4 : Ngành kinh doanh xăng dầu Dummy5 : Ngành dược

Dummy6 : Ngành may mặc

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 38 - 41)