6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
2.3.8 Đặc điểm ngành (Industry characteristic)
Một trong những nhân tố tác động đáng kể đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp chính là đặc điểm ngành nghề kinh doanh của nó. Theo nghiên cứu của Myers (1984), Haris và Raviv (1991), những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề
khác nhau thường có cấu trúc vốn khác nhau. Những ngành có nhiều tài sản cốđịnh hữu hình như máy móc, nhà xưởng, đất đai hơn thì khả năng vay nợ cũng như nhu cầu vay nợ sẽ lớn hơn những ngành có tài sản cố định hữu hình ít hơn vì các ngân hàng sẽưu tiên cho vay đối với những doanh nghiệp có tài sản cốđịnh hữu hình lớn hơn do tính chất bảo đảm cầm cố của các tài sản cố định hữu hình. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp với tính chất theo mùa vụ nên thường có nhu cầu về nợ ngắn hạn cao, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thì có nhu cầu về nợ dài hạn cao kết hợp với vốn cổ phần do tính chất đòi hỏi tài sản cố định cao.
Các nghiên cứu của Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary A.K. Dawood (2011), Yan Xue (2007) cho thấy có sự khác biệt trong đòn bẩy tài chính của các công ty do đặc điểm ngành.
Tóm lại, trong giới hạn nghiên cứu kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả
tóm tắt các kết quả nghiên cứu theo lý thuyết và thực nghiệm các nhân tố tác động
đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như sau:
Bảng 2.1: Tóm tắt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn theo lý thuyết và thực nghiệm Nhân tố tác động
lên đòn bẩy tài chính Lý thuyết và thực nghiệm Các nghiên cứu thực nghiệm Quy mô doanh
nghiệp +/-
Wang Mou (2011), Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Akinlo Olayinka (2011), Marsh (1982), Booth et al. (2001), Rajan and Zingles (1995)
Cơ hội tăng
trưởng +/-
Mohammad Abu Sayeed (2011), Akinlo Olayinka (2011), Kester (1986), Rajan and Zingles (1995), Kim and Sorensen (1996), Wald (1999), Chen (2004)
Khả năng sinh lời +/-
Wang Mou (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Akinlo Olayinka (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan and Zingles (1995), Titman and Wessels (1988), Booth et al. (2001)
Rủi ro kinh doanh +/- Wang Mou (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi
et al. (2011), Booth et al. (2001), Chen (2004)
Tính thanh khoản - Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan
and Zingles (1995), Wald (1999).
Cấu trúc tài sản +
Mohammad Abu Sayeed (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan and Zingles (1995), Wald (1999), Booth et al. (2001), Chen (2004)
Tấm chắn thuế từ
khấu hao -
Bardley, Jarrel and Kim (1994), Harris and Raviv (1990), Chapslinsky and Niehaus (1983), Wald (1999), Hirota (1999). Đặc điểm ngành >< Myers (1984), Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Yan Xue (2007)
Nguồn: tác giả tổng hợp
Ghi chú: dấu “+” có nghĩa là đòn bẩy gia tăng cùng với nhân tố. “-” có nghĩa là đòn bẩy giảm cùng với nhân tố. “+/-” nghĩa là cả hai mối quan hệ cùng chiều và ngược chiều giữa đòn bẩy và nhân tố. “><” nghĩa là có sự khác biệt trong đòn bẩy tài chính giữa các ngành.
Bảng 2.1 cho thấy các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản, tấm chắn thuế từ khấu hao, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh và đặc điểm ngành có tác động đến đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 tập trung vào các nội dung như sau:
Thứ nhất, trình bày các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, mô hình và kết quả kiểm định của các doanh nghiệp niêm yết trên thế giới và ở Việt Nam.
Thứ hai, nêu khái quát các lý thuyết kinh điển về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1.1 Quy trình nghiên cứu
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thông kê, phân tích và so sánh số liệu.Phương pháp định lượng được sử dụng cho mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các bước thực hiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu từ báo các tài chính năm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu từ các website của các doanh nghiệp chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tính toán và xác định các thành phần có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, sau đó sắp xếp, trích lọc và làm sạch số liệu thu được.
Bước 2: Trên cơ sở các chỉ số tính toán được, tác giả đưa số liệu vào phần mềm SPSS 16 và tiến hành phân tích số liệu.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng bằng mô hình kinh tế lượng, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) đểước lượng các tham số hồi quy bằng phần mềm SPSS 16.0, cụ thể như sau:
Phân tích mô tả: nhằm xác định thông số của các biến bao gồm: giá trị nhỏ
nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình hồi quy sử dụng.
Phân tích tương quan Pearson: trong phân tích này, tác giả trình bày hệ số
tương quan Pearson giữa các biến. Hệ số tương quan miêu tả mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và từđó có thể nhận định liệu có xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy sử dụng hay không.Trong bài nghiên cứu này, các biến độc lập là quy mô doanh nghiệp (SIZE), khả năng sinh lời (PRO), tính thanh khoản (LIQ), cấu trúc tài sản (TANG), cơ hội tăng trưởng (GROW), tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS), rủi ro kinh doanh(RISK) và đặc điểm ngành (DUMMY). Biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính đại diện cho cấu trúc vốn bao gồm: tổng nợ trên tổng tài sản (LEV), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV) và nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV).
Phân tích hồi quy bội: tác giảsử dụng phần mềm SPSS 16.0 để ước lượng các hệ số hồi quy, việc phân tích tập trung vào mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đặc biệt hơn là trong phân tích hồi quy bội giúp hiểu rõ hơn tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào và ảnh hưởng bao nhiêu, nhân tố nào có tác động mạnh đến cấu trúc vốn.Trong bài nghiên cứu này, phân tích hồi quy được thực hiện cho hai dạng mô hình là mô hình hồi quy tổng thể và mô hình hồi quy giới hạn. Đối với mô hình hồi quy giới hạn sẽ sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) bằng phần mềm SPSS nhằm loại những biến độc lập nào không phù hợp ra khỏi mô hình hồi quy tổng thể.Đồng thời tác giả cũng tiến hành phân tích hồi quy cho từng ngành trong mẫu nghiên cứu
để thấy được sự khác biệt của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của từng ngành cụ thể.
3.2 CƠ SỞ DỮ LIỆU
Mẫu nghiên cứu bao gồm số liệu của 246doanh nghiệp niêm trên hai sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong thời kỳ từ năm 2006 – 2011.
Dữ liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp thu được từ báo cáo tài chính hàng năm
đã được kiểm toán của 246doanh nghiệp, các doanh nghiệp này được chia thành 07 ngành theo phân ngành của website www.cophieu68.com bao gồm: Bao bì đóng gói, bất động sản, công nghệ và truyền thông, may mặc, kinh doanh xăng dầu, dược phẩm và xi măng. Mẫu nghiên cứu không bao gồm các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính như: ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán. Vì các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực này có kết cấu báo các tài chính khác so với các ngành khác.
Bảng 3.1: Tóm tắt thống kê số công ty, số quan sát theo ngành từ năm 2006-2011
Ngành Số lượng công ty Số năm Số quan sát
Bao bì, đóng gói 18 6 86 Bất động sản 166 6 643 Công nghệ truyền thông 15 6 59 Kinh doanh xăng dầu 7 6 38 Dược 18 6 75 May mặc 5 6 27 Xi măng 17 6 68 CỘNG 246 6 996 Nguồn: Tác giả tổng hợp Nguồn: tác giả tổng hợp
3.3 MÔ HÌNH HỒI QUY NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào các lý thuyết kinh điển và các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn, tồn tại mối tương quan chặt chẽ giữa cấu trúc vốn và một số nhân tố. Trong nghiên cứu này, tác giả xây dựng các biến số cho các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, đồng thời từ mối tương quan giữa các nhân tốđến cấu
trúc vốn, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu để phân tích, kiểm địnhvà đánh giá tác động của chúng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các mô hình nghiên cứu thực nghiệm được tác giả vận dụng vào nghiên cứu bao gồm:
Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Wang Mou (2011):
LEV=α + β1TANGit + β2RISKit + β3SIZEit + β4TAXit +β5GROWTHit +
β6PROFITit + β7LIQit + εit
Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Mohammad Abu Sayeed (2011):
Leverage=α + β1TW+ β2LP + β3JM + β4BC +β5TAX + β6NDTS + β7PROF +
β8SIZE + β9CVA + β10AGE + β11Dummy1 + β12Dummy2 + β13Dummy3 +
β14Dummy1 + ε
Mô hình hồi quy sử dụng theo nghiên cứu của Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011):
DE=α + β1SZit + β2AGit + β3PRit + β4LQit +β5CDt + β6BRit + β7INit + εit
Từ ba mô hình hồi quy nêu trên, tác giả vận dụng mô hình hồi quy của Wang Mou (2011) để áp dụng nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam với các lý do sau:
Một là, Việt Nam là quốc gia đang phát triển có các điều kiện về kinh tế tương
đồng với nền kinh tế của Trung Quốc.
Hai là, các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của công ty mà tác giả vận dụng trong đề tài được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở hầu hết các nước trên thế giới.
Đồng thời theo các nghiên cứu củaMohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011)và Yan Xue (2007) cho thấy rằng, đặc điểm ngành có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả sử dụng thêm biến giả để nghiên cứu xem liệu đặc điểm ngành có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam không.
Mô hình hồi quy được tác giảđề xuất sử dụng:
LEV =βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE+ β4NDTS + β5GROW + β6ROA +
β7LIQ + β8Dummy1+β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+
β13Dummy6+ ℮
LLEV=βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE + β4NDTS + β5GROW + β6ROA +
β7LIQ + β8Dummy1 + β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+
β13Dummy6+ ℮
SLEV=βo + β1TANG + β2RISK + β3SIZE + β4NDTS + β5GROW + β6ROA +
β7LIQ + β8Dummy1 + β9Dummy2+ β10Dummy3+ β11Dummy4+ β12Dummy5+
β13Dummy6+ ℮
Trong đó:
Đòn bẩy tài chính được đo lường bằng :LEV: tổng nợ/tổng tài sản
: LLEV: nợ dài hạn/tổng tài sản
: SLEV: nợ ngắn hạn/tổng tài sản
Quy mô doanh nghiệp (SIZE) : logaritthm(tổng tài sản)
Cơ hội tăng trưởng (GROW) :(tổng tài sản (t) – tổng tài sản (t-1))/ tổng tài sản (t-1)
Khả năng sinh lời (ROA) : lợi nhuận ròng sau thuế/tổng tài sản
Rủi ro kinh doanh (RISK) : %thay đổi EBIT/%thay đổi doanh thu thuần
Tính thanh khoản (LIQ) : tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn
Cấu trúc tài sản (TANG) : tài sản cốđịnh/tổng tài sản
Tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS) : chi phí khấu hao/tổng tài sản
Đòn bẩy tài chính có thể khác nhau giữa các ngành (Myers, 1984),Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011) và Yan Xue (2007). Trong nghiên cứu này, tác giả xem xét ngành công nghiệp là một trong các
biến khám phá được sử dụng như là biến giả (Dummy)vàcó giá trị là 0 hoặc 1 đểđại diện cho các ngành.Vì có bảy ngành được phân loại trong mẫu nghiên cứu và tác giả sử dụng ngành xi măng để so sánh sự khác biệt với các ngành còn lại.Vì vậy, sáu biến giảđược sử dụng đểđại diện cho các ngành khác bao gồm:
Dummy1 : Ngành bao bì, đóng gói Dummy2 : Ngành bất động sản
Dummy3 : Ngành công nghệ truyền thông Dummy4 : Ngành kinh doanh xăng dầu Dummy5 : Ngành dược
Dummy6 : Ngành may mặc
3.4 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Dựa trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, có tám giả thuyết về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.Giả thuyết thứ nhất về quy mô doanh nghiệp của các doanh nghiệp.Giả thuyết thứ hai về cơ hội tăng trưởng của các doanh nghiệp.Giả thuyết thứ ba về khả năng sinh lời của các doanh nghiệp. Tiếp theo là giả thuyết về rủi ro kinh doanh của các doanh nghiệp, giả thuyết về tính thanh khoản của các doanh nghiệp, giả thuyết về
cấu trúc tài sản của các doanh nghiệp,giả thuyết về tấm chắn thuế từ khấu hao của các doanh nghiệp, và cuối cùng là giả thuyết vềđặc điểm ngành.Các giả thuyết này
được kiểm định nhằm xem xét liệu các nhân tố này có tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt Nam không?Hay nói cách khác là kiểm định mối tương quan giữa các nhân tố này với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp.Các giả
thuyết này được xây dựng liên quan đến giả thuyết (H1) và giả thuyết (H0). Từ chối hoặc chấp nhận giả thuyết H0đều dựa vào kết quả thu được của bài nghiên cứu. Các giả thuyết nghiên cứu được trình bày tóm tắt qua bảng sau:
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết
Giả thuyết 1 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa quy mô doanh nghiệp và
đòn bẩy tài chính (ĐBTC)
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa quy mô doanh nghiệp và ĐBTC
Giả thuyết 2 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa cơ hội tăng trưởng và
ĐBTC
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa cơ hội tăng trưởng và ĐBTC
Giả thuyết 3 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lời và ĐBTC H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lời và ĐBTC
Giả thuyết 4 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro kinh doanh và ĐBTC H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa rủi ro kinh doanh và ĐBTC
Giả thuyết 5 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tính thanh khoản và ĐBTC
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tính thanh khoản và ĐBTC
Giả thuyết 6 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa cấu trúc tài sản và ĐBTC
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa cấu trúc tài sản và ĐBTC
Giả thuyết 7 H0: Không có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tấm chắn thuế từ khấu hao và ĐBTC
H1: Có mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa tấm chắn thuế từ khấu hao và
ĐBTC
Giả thuyết 8 H0: Đòn bẩy tài chính không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kêgiữa các ngành
H1: Đòn bẩy tài chính có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các ngành
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 tập trung khái quát phương pháp nghiên cứu, mẫu nghiên cứu, cách thu thập và xử lý dữ liệu, mô hình nghiên cứu, các giả thuyết giữa biến phụ thuộc và biến độc. Biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính, trong khi đó biến độc lập là khả năng sinh lời, quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh, tấm chắn thuế từ khấu hao và đặc điểm ngành.
CHƯƠNG 4
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM VỐN CỦA CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Để tiến hành kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết tại Việt nam, tác giả tiến hành các bước sau:
Thứ nhất: trình bày tóm tắt thống kê mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc
để xác định giá trị trung bình, giá trị nhỏ nhất và giá tri lớn nhất, độ lệch chuẩn của từng biến.
Thứ hai: trình bày ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập nhằm xác
định mối tương quan giữa các biến độc lập như thế nào và xem xét có hiện tượng đa cộng tuyến có khả năng xảy ra trong mô hình hồi quy hay không. Dấu hiệu xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến là hệ số tương quan giữa hai biến độc lập bất kỳ lớn hơn hoặc bằng 0.9 hay hệ số phóng đại phương sai (VIF) của từng biến độc lập khi ước lương tham số hồi quy lớn hơn 10.