6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thông kê, phân tích và so sánh số liệu.Phương pháp định lượng được sử dụng cho mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các bước thực hiện được tiến hành như sau:
Bước 1: Thu thập số liệu từ báo các tài chính năm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu từ các website của các doanh nghiệp chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Tính toán và xác định các thành phần có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, sau đó sắp xếp, trích lọc và làm sạch số liệu thu được.
Bước 2: Trên cơ sở các chỉ số tính toán được, tác giả đưa số liệu vào phần mềm SPSS 16 và tiến hành phân tích số liệu.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng bằng mô hình kinh tế lượng, sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) đểước lượng các tham số hồi quy bằng phần mềm SPSS 16.0, cụ thể như sau:
Phân tích mô tả: nhằm xác định thông số của các biến bao gồm: giá trị nhỏ
nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến trong mô hình hồi quy sử dụng.
Phân tích tương quan Pearson: trong phân tích này, tác giả trình bày hệ số
tương quan Pearson giữa các biến. Hệ số tương quan miêu tả mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau và từđó có thể nhận định liệu có xảy ra hiện tượng
đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy sử dụng hay không.Trong bài nghiên cứu này, các biến độc lập là quy mô doanh nghiệp (SIZE), khả năng sinh lời (PRO), tính thanh khoản (LIQ), cấu trúc tài sản (TANG), cơ hội tăng trưởng (GROW), tấm chắn thuế từ khấu hao (NDTS), rủi ro kinh doanh(RISK) và đặc điểm ngành (DUMMY). Biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính đại diện cho cấu trúc vốn bao gồm: tổng nợ trên tổng tài sản (LEV), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LLEV) và nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (SLEV).
Phân tích hồi quy bội: tác giảsử dụng phần mềm SPSS 16.0 để ước lượng các hệ số hồi quy, việc phân tích tập trung vào mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Đặc biệt hơn là trong phân tích hồi quy bội giúp hiểu rõ hơn tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc như thế nào và ảnh hưởng bao nhiêu, nhân tố nào có tác động mạnh đến cấu trúc vốn.Trong bài nghiên cứu này, phân tích hồi quy được thực hiện cho hai dạng mô hình là mô hình hồi quy tổng thể và mô hình hồi quy giới hạn. Đối với mô hình hồi quy giới hạn sẽ sử dụng kỹ thuật chọn biến theo phương pháp loại trừ dần (backward elimination) bằng phần mềm SPSS nhằm loại những biến độc lập nào không phù hợp ra khỏi mô hình hồi quy tổng thể.Đồng thời tác giả cũng tiến hành phân tích hồi quy cho từng ngành trong mẫu nghiên cứu
để thấy được sự khác biệt của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của từng ngành cụ thể.