Lê Ngọc Trâm (2010)

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.8Lê Ngọc Trâm (2010)

Ni dung nghiên cu: nghiên cứu có tựa đề “Phân tích các nhân tố tác động

đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam”. Mẫu nghiên cứu được chọn bao gồm 177 doanh nghiệp niêm yết trên hai sàn chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2005

đến 2008. Hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (OLS) nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu.

Mô hình nghiên cu: dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính bội với ba biến phụ

thuộc là nợ ngắn hạn trên tổng tài sản (STD), nợ dài hạn trên tổng tài sản (LTD) và tổng nợ trên tổng tài sản (LEV). Biến độc lập bao gồm 10 biến: tài sản cố định (FA), tốc độ tăng trưởng (GRO), khả năng thanh toán hiện hành (LIQ), tỷ suất sinh lợi (ROA), quy mô doanh nghiệp (SIZE), tỉ lệ sở hữu Nhà nước (STATE), tài sản hữu hình (TANG), thuế suất biên tế thuế thu nhập doanh nghiệp (TAX), đặc điểm riêng của sản phẩm (UNI), rủi ro kinh doanh (VOL). Mô hình hồi quy được sử dụng như sau:

LEVit = a1 + a2FA + a3GRO + a4LIQ + a5ROA + a6SIZE + a7STATE + a8TANG + a9TAX + a10UNI + a11VOL + εit

STDit = a1 + a2FA + a3GRO + a4LIQ + a5ROA + a6SIZE + a7STATE + a8TANG + a9TAX + a10UNI + a11VOL + εit

LTDit = a1 + a2FA + a3GRO + a4LIQ + a5ROA + a6SIZE + a7STATE + a8TANG + a9TAX + a10UNI + a11VOL + εit

Kết qu nghiên cu: kết quả cho thấy rằng, có tám biến có mối tương quan

đến đòn bẩy tài chính (có ý nghĩa ở mức 1% và 5%) bao gồm: FA quan hệ thuận với LTD và quan hệ nghịch với STD; LIQ quan hệ nghịch với LEV và STD; ROA quan hệ nghịch với LEV và LTD; SIZE quan hệ thuận với LEV, STD và LTD; STATE quan hệ nghịch với STD và quan hệ thuận với LTD; TANG quan hệ thuận với LEV và STD; TAX quan hệ nghịch với LEV và STD; UNI quan hệ thuận với STD và quan nghịch với LTD. Ngoài ra, biến GRO và VOL không dây tác động đến đòn bẩy tài chính (thống kê t > 5%).

2.3 CÁC NHÂN T TÁC ĐỘNG ĐẾN CU TRÚC VN CA DOANH NGHIP

Để hiểu rõ các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn luôn luôn là một vấn đề nan giải đối với các nhà quản trị tài chính và nó vẫn còn là mối quan tâm chính ở các doanh nghiệp ngày nay. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp xem trọng việc hoạch

định các chiến lược cho cấu trúc vốn của mình nhằm nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Vì vậy, việc hiểu rõ các nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn và nhân tố nào tác động lên cấu trúc vốn có một vai trò quyết định trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp (Jensen và Meckling, 1976).

Có nhiều nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ ứng dụng mô hình nghiên cứu của Wang Mou (2011), đồng thời theo các nghiên cứu thực nghiệm của Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K. Dawood và cộng sự (2011) cho thấy rằng, đặc

điểm ngành có ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp. Vì vậy, tác giả đưa thêm biến giảđộc lập đại diện cho đặc điểm ngành vào để nghiên cứu tác động

đến cấu trúc vốn doanh nghiệp.

Như vậy, các nhân tố quyết định đến cấu trúc vốn được tác giả nghiên cứu trong đề tài này bao gồm: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, tính thanh khoản, cấu trúc tài sản, tấm chắn thuế từ khấu hao, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh và đặc điểm ngành. Trên cơ sở này, sơ đồ các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn được thể hiện tóm tắt như sau:

Hình 2.1: Các nhân t tác động đến đòn by tài chính 2.3.1 Quy mô doanh nghip (Firm Size)

Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa kích cỡ doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính thì không rõ ràng. Theo mô hình đánh đổi cấu trúc vốn, doanh nghiệp lớn có khả

năng vay nợ cao hơn. Các doanh nghiệp lớn đa dạng hóa nhiều hơn và do đó rủi ro phá sản thấp hơn. Họ có thể giảm chi phí giao dịch khi phát hành nợ dài hạn, vì vậy mối quan hệ cùng chiều giữa kích cỡ doanh nghiệp và đòn bẩy. Ngược lại, theo thuyết trật tự phân hạng, bất thông tin giữa nội bộ doanh nghiệp và thị trường vốn thấp hơn đối với các doanh nghiệp lớn, vì vậy các doanh nghiệp lớn sẽ phát hành cổ

phần nhiều hơn. Điều này chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ đòn bẩy và kích cỡ doanh nghiệp.

Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính bao gồm Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Akinlo Olayinka (2011), Rajan va Zingles (1995). Al-Sakran (2001) và Hovakimian et al. (2004) cũng phát hiện mối quan hệ

cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, một vài nhà nghiên cứu đã phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô doanh nghiệp và

đòn bẩy (Fama và Jensen, 1983), Huan và Jang (2002) phân tích ảnh hưởng của quy mô lên cấu trúc vốn bằng cách sử dụng logarithm của tổng tài sản. Họ phát hiện mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô doanh nghiệp và hệ số đòn bẩy. Các doanh nghiệp lớn có khuynh hướng sử dụng tài trợ bằng vốn cổ phần nhiều hơn là tài trợ

nợ.

2.3.2 Cơ hi tăng trưởng (Growth opportunities)

Những nghiên cứu lý thuyết cho rằng có mối tương quan nghịch giữa cơ hội tăng trưởng và đòn bẩy tài chính. Trong trường hợp đầu tư dưới mức tối ưu, doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thường bỏ qua các dự án có NPV dương bởi vì sự

tồn tại của nợ chưa chi trả hết (theo Myers, 1977). Điều này là do lợi nhuận có được từ những dự án như vậy sẽđược chuyển hết cho chủ nợ hơn là cổđông được hưởng lợi. Nếu nhà quản lý theo đuổi mục tiêu tăng trưởng, thì lợi ích của nhà quản lý và của cổđông có xu hướng trùng hợp với nhau đối với các doanh nghiệp có nhiều cơ

hội đầu tư lớn. Trong trường hợp đầu tư vượt mức tối ưu mà trong đó doanh nghiệp thiếu đi những cơ hội đầu tư thì nợ sẽ làm giảm chi phí đại diện của việc nhà quản lý tự do hành động theo ý muốn của mình. Vì vậy, doanh nghiệp tăng trưởng cao sẽ

không xem việc phát hành nợ là ưu tiên hàng đầu của mình và do đó, cơ hội tăng trưởng có tương quan âm với đòn bẩy tài chính.

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ ngược chiều bao gồm Mohammad Abu Sayeed (2011), Akinlo Olayinka (2011), Kester (1986), Rajan and Zingles (1995), Kim and Sorensen (1996), Wald (1999), Ozkan (2001), Cassar and Holmes (2003), Chen (2004). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.3 Kh năng sinh li (Profitability)

Những dự đoán theo lý thuyết không mang lại những kết luận chắc chắn cho mối tương quan giữa khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính. Thuyết đánh đổi cấu trúc vốn cho rằng các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi có nhu cầu giữ lại lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn và nên vay mượn nhiều hơn. Trong khi đó, thuyết trật tự phân hạng lại cho rằng có mối tương quan nghịch giữa khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ. Theo thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp được cho

là ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là tài trợ từ bên ngoài. Điều này dẫn tới việc doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại trước tiên rồi mới chuyển sang nguồn tài trợ bên ngoài khi lợi nhuận giữ lại không đủ để sử dụng. Khi phải đối mặt với sự lựa chọn giữa việc dùng trái phiếu hay vốn cổ phần, doanh nghiệp sẽưu tiên phát hành nợ hơn là phát hành vốn cổ phần. Trong trường hợp này, doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao sẽ dùng ít nợ hơn các doanh nghiệp khác.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm đều khẳng định mối tương quan nghịch giữa khả năng sinh lợi và đòn bẩy tài chính (Mary Hany A.K Dawood, 2011; Akinlo Olayinka, 2011; Mehdi Ebadi et al. , 2011; Titman và Wessel, 1988; Rajan và Zingales, 1995; Wald, 1999). Trong khi đó, mối tương quan thuận giữa khả năng sinh lợi và đòn bẩy thì ít được ủng hộ hơn và được tìm thấy trong các nghiên cứu thực nghiệm của Petersen và Rajan (1995), Sen, Genxiang và Fangzhu (1999), Hong, Xixi (2000), và Yifeng Shen (2001).

2.3.4 Ri ro kinh doanh (Business risk)

Rủi ro kinh doanh là rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi không quan tâm đến việc sử dụng nợ. Rủi ro kinh doanh gắn liền với những thay đổi về thu nhập mà sự thay đổi này có nguồn gốc từ những thay đổi của doanh thu và giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như giá nguyên vật liệu, chi phí năng lượng và chi phí tiền lương.

Theo nội dung chi phí kiệt quệ tài chính, doanh nghiệp có rủi ro kinh doanh cao sẽ có khả năng kiệt quệ tài chính cao hơn vì sự dao động của thu nhập hoạt

động, do vậy doanh nghiệp phải cân nhắc giữa lợi ích tấm chắn thuế với chi phí phá sản.

Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, đối với những doanh nghiệp có rủi ro cao, việc vay nợ càng nhiều có thể gây thiệt hại cho cổ công nên họ sẽ duy trì tỷ lệ

nợ thấp.

Ngược lại, theo lý thuyết trật tự phân hạng, những doanh nghiệp có rủi ro lớn, giá chứng khoán dao động nhiều thì bất cân xứng thông tin sẽ gia tăng. Do đó những doanh nghiệp có rủi ro cao thì sẽ chọn nợ nhiều hơn vốn cổ phần.

Các nghiên cứu như Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), DeAnglo và Masulis (1980), Titman và Wessels (1988), Kremp et al. (1999), Booth et al. (2001), Bhaduri (2002), Frank và Goyal (2003), De Jong et al. (2008), Chen (2004) cũng khẳng định mối quan hệ nghịch chiều giữa rủi ro kinh doanh và đòn bẩy tài chính.

2.3.5 Tính thanh khon (Liquidity)

Theo thuyết trật tự phân hạng, doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguồn tài trợ nội bộ hơn là bên ngoài. Vì vậy, doanh nghiệp có thể tạo ra tính thanh khoản cho mình từ việc sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Nếu các tài sản có tính thanh khoản đủ để

tài trợ cho các dự án đầu tư thì doanh nghiệp không cần phải sử dụng đến các nguồn tài trợ bên ngoài. Do đó, tính thanh khoản và đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch.

Các nghiên cứu thực nghiệm hỗ trợ cho mối quan hệ cùng chiều này bao gồm: Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan and Zingles (1995), Wald (1999), Ozkan (2001), Panno (2003), Deesomsak, Pandyal and Pescetto (2004).

2.3.6 Cu trúc tài sn (Asset Structure)

Các lý thuyết thường cho rằng tài sản cố định hữu hình có tương quan thuận với đòn bẩy tài chính. Bởi vì tài sản cố định hữu hình có thể sử dụng như vật thế

chấp khi vay mượn từ nguồn tài trợ bên ngoài, một tỷ lệ lớn tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp có thể giúp doanh nghiệp có được một mức lãi suất vay ngân hàng thấp hơn và cũng giúp giảm rủi ro của người cho vay từ chi phí đại diện của việc sử dụng nợ. Bởi vì nợ có thể được đảm bảo bằng sự thế chấp tài sản cố định hữu hình, cơ hội để doanh nghiệp có thể thực hiện việc thay thế tài sản của mình sẽ

bị giảm đi do sự hiện hữu của một tỷ lệ lớn nợ có đảm bảo, do đó mang lại một sự

an toàn cho chủ nợ (theo Stuzl và Johnson, 1985; Johnson, 1997). Đối với doanh nghiệp có nhiều tài sản cố định vô hình, chi phí sử dụng vốn cao hơn do sự kiểm soát việc sử dụng vốn vay khó khăn hơn. Vì vậy, một doanh nghiệp có tỷ lệ tài sản cốđịnh hữu hình trên tổng tài sản lớn thường sử dụng nhiều nợ hơn.

Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm khẳng định mối quan hệ thuận chiều giữa cấu trúc tài sản và đòn bẩy tài chính bao gồm Mohammad Abu Sayeed (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Marsh (1982), Long va Malitz (1985), Titman và Wessel (1988), Van de Wijst và Thurik (1993), Rajan và Zingales (1995), Wald (1999), Wiwattanakantang (1999), Hirota (1999), Um (2001), Chen (2004).

2.3.7 Tm chn thuế t khu hao (Non-debt tax shield)

Tấm chắn thuế từ khấu hao là các khoản không phải lãi vay được khấu trừ

thuế như khấu hao, các chi phí đầu tư cho sự phát triển. Theo nghiên cứu của DeAngelo và Masulis (1980), các khoản từ khấu hao được khấu trừ thuế sẽ thay thế

cho lợi ích từ thuế của việc vay nợ. Điều đó có nghĩa là tấm chắn thuế từ khấu hao càng cao thì doanh nghiệp càng ít cần đến tấm chắn thuế nợ nên càng ít vay nợ. Do

đó, tấm chắn thuế từ khấu hao và đòn bẩy tài chính có tương quan nghịch.

Mối quan hệ ngược chiều được tìm thấy trong nghiên cứu của Mohammad Abu Sayeed (2011), Bardley, Jarrel and Kim (1994), Harris and Raviv (1990), Chapslinsky and Niehaus (1983), Wald (1999), Hirota (1999).

2.3.8 Đặc đim ngành (Industry Characteristic)

Một trong những nhân tố tác động đáng kể đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp chính là đặc điểm ngành nghề kinh doanh của nó. Theo nghiên cứu của Myers (1984), Haris và Raviv (1991), những doanh nghiệp thuộc các ngành nghề (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác nhau thường có cấu trúc vốn khác nhau. Những ngành có nhiều tài sản cốđịnh hữu hình như máy móc, nhà xưởng, đất đai hơn thì khả năng vay nợ cũng như nhu cầu vay nợ sẽ lớn hơn những ngành có tài sản cố định hữu hình ít hơn vì các ngân hàng sẽưu tiên cho vay đối với những doanh nghiệp có tài sản cốđịnh hữu hình lớn hơn do tính chất bảo đảm cầm cố của các tài sản cố định hữu hình. Đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp với tính chất theo mùa vụ nên thường có nhu cầu về nợ ngắn hạn cao, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thì có nhu cầu về nợ dài hạn cao kết hợp với vốn cổ phần do tính chất đòi hỏi tài sản cố định cao.

Các nghiên cứu của Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary A.K. Dawood (2011), Yan Xue (2007) cho thấy có sự khác biệt trong đòn bẩy tài chính của các công ty do đặc điểm ngành.

Tóm li, trong giới hạn nghiên cứu kết hợp với mục tiêu nghiên cứu, tác giả

tóm tắt các kết quả nghiên cứu theo lý thuyết và thực nghiệm các nhân tố tác động

đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như sau:

Bảng 2.1: Tóm tắt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn theo lý thuyết và thực nghiệm Nhân tố tác động

lên đòn bẩy tài chính Lý thuyết và thực nghiệm Các nghiên cứu thực nghiệm Quy mô doanh

nghiệp +/-

Wang Mou (2011), Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Akinlo Olayinka (2011), Marsh (1982), Booth et al. (2001), Rajan and Zingles (1995)

Cơ hội tăng

trưởng +/-

Mohammad Abu Sayeed (2011), Akinlo Olayinka (2011), Kester (1986), Rajan and Zingles (1995), Kim and Sorensen (1996), Wald (1999), Chen (2004)

Khả năng sinh lời +/-

Wang Mou (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Akinlo Olayinka (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan and Zingles (1995), Titman and Wessels (1988), Booth et al. (2001)

Rủi ro kinh doanh +/- Wang Mou (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi

et al. (2011), Booth et al. (2001), Chen (2004)

Tính thanh khoản - Mary Hany A.K Dawood (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan

and Zingles (1995), Wald (1999).

Cấu trúc tài sản +

Mohammad Abu Sayeed (2011), Mehdi Ebadi et al. (2011), Rajan and Zingles (1995), Wald (1999), Booth et al. (2001), Chen (2004)

Tấm chắn thuế từ

khấu hao -

Bardley, Jarrel and Kim (1994), Harris and Raviv (1990), Chapslinsky and Niehaus (1983), Wald (1999), Hirota (1999). Đặc điểm ngành >< Myers (1984), Mohammad Abu Sayeed (2011), Mary Hany A.K Dawood (2011), Yan Xue (2007)

Nguồn: tác giả tổng hợp

Ghi chú: dấu “+” có nghĩa là đòn bẩy gia tăng cùng với nhân tố. “-” có nghĩa là đòn bẩy giảm cùng với nhân tố. “+/-” nghĩa là cả hai mối quan hệ cùng chiều và ngược chiều giữa đòn bẩy và nhân tố. “><” nghĩa là có sự khác biệt trong đòn bẩy tài chính giữa các ngành.

Bảng 2.1 cho thấy các nhân tố: quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, cấu trúc tài sản, tính thanh khoản, tấm chắn thuế từ khấu hao, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh và đặc điểm ngành có tác động đến đòn bẩy tài chính hay cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

KT LUN CHƯƠNG 2 Chương 2 tập trung vào các nội dung như sau:

Thứ nhất, trình bày các nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, mô hình và kết quả kiểm định của các doanh nghiệp niêm yết trên thế giới và ở Việt Nam.

Thứ hai, nêu khái quát các lý thuyết kinh điển về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

3.1PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU 3.1.1 Quy trình nghiên cu

3.1.2 Phương pháp nghiên cu:

Phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm phương pháp thông kê, phân tích và so sánh số liệu.Phương pháp định lượng được sử dụng cho mô hình kinh tế lượng nhằm đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc. Các bước thực hiện được tiến hành như sau:

Bước 1: Thu thập số liệu từ báo các tài chính năm của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu từ các website của các doanh nghiệp chứng khoán, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán Hà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 26)