Nghiên cứu xây dựng đường chuẩn EDM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá độ chính xác và độ tin cậy (Trang 45 - 46)

L ỜI CAM ĐOAN

3.2 Nghiên cứu xây dựng đường chuẩn EDM

Như đã trình bày ở trên, tất cả các máy đo xa EDM phải chịu một số lượng

lớn các sai số, dù đó là thiết bị sử dụng nguyên tắc đo xung hay nguyên tắc đo pha.

Các sai số đó có thể là do phần điện, quang hay phần cơ khí của thiết bị gây ra. Các

sai số có ảnh hưởng nhiều và thường gặp đối với EDM là sai số điểm 0, sai số thang đo và sai số chu kỳ [3].

Kiểm tra các sai số này, tính toán và đưa ra giá trị của chúng cùng với độ tin

cậy cần thiết để hiệu chỉnh thiết bị hay hiệu chính số đo là công việc rất quan trọng

trong hiệu chuẩn đo lường. Để hiệu chuẩn EDM, buộc ta phải so sánh giá trị đo được bởi EDM trên toàn bộ thang đo với các giá trị được coi là chuẩn (giá trị

chuẩn). Để thực hiện được điều đó ta có thể:

+ Tạo ra thang đo có giá trị chuẩn cho toàn bộ phạm vi đo của EDM;

+ Tạo dựng một số mốc khảo sát (các cọc, các trạm, các điểm đo) được xếp

dọc theo một đường thẳng (gọi là đường chuẩn) với các khoảng cách có

giá trị chuẩn có thể đặc trưng cho toàn bộ phạm vi đo của EDM.

Nguyên tắc chung xây dựng đường chuẩn EDM

Trong nghiên cứu thiết kế đường chuẩn, điều quan trọng nhất là phải tính

toán, phân bổ đều tất cả các khoảng cách được đo giữa các điểm đo, từ điểm gần

45

các điểm đo đó không lặp lại và có thể đặc trưng cho toàn bộ phạm vi đo của EDM. Để thiết kế đường chuẩn như vậy, ta chọn giá trị ngắn nhất giữa hai điểm đo trên

đường chuẩn bằng giá trị đơn vị máy (nửa bước sóng mang) hoặc bội số của giá trị

này. Nếu giả thiết pha của tín hiệu tại vị trí 0 là bằng 0º hoặc 90º, thì việc chọn các điểm đo tại các vị trí là bội hoặc gần giá trị bội số của đơn vị máy, sẽ đảm bảo ta xác định được giá trị sai số chu kỳ (có dạng sin và cosin) là cực đại [3]. Do đó, việc

xác định sai số chu kỳ ở những vị trí đó sẽ chính xác hơn là nếu xác định ở các vị trí

khác. Có thể coi đây là nguyên tắc thiết kế chung của các đường chuẩn. Ngoài ra, thiết kế đường chuẩn EDM phải tuân thủ một số tiêu chí sau: + Chi phí lắp đặt hợp lý (tương đối thấp).

+ Ít mốc chuẩn, nhiều số đo (quan trắc). + Sử dụng ít không gian (nhưng thẳng hàng).

+ Độ chính xác cao về hằng số cộng vào dù là khoảng cách không được xác

địnhtrước hoặc lỗi thời.

+ Các khoảng cách trải (đều) trên toàn bộ phạm vi đo của thiết bị.

+ Dễ tính toán, có hoặc không có các khoảng cách được xác định trước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng phương pháp đánh giá độ chính xác và độ tin cậy (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)