L ỜI CẢ MƠ N
c. Chiều cao cây lúa
Chiều cao cây lúa được tính từ phần gốc đến lá cuối cùng dài nhất của cây. Nó biểu hiện sự tăng trưởng của cây, cây càng cao chứng tỏ sự tăng trưởng càng tốt.
Hình 4.11. Chiều cao cây
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định Duncan về chiều cao trung bình cây lúa
STT Nghiệm thức Giá trị (cm)
1 NT1 32,66 a
2 NT2 29,22 b
3 NT3 33,00 a
4 CV% 6,86%
Ghi chú: Các chữ số giống nhau không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Qua số liệu cho thấy chất lượng phân bón các NT đã làm thay đổi chiều cao cây lúa. Ở NT1 chiều cao cây lúa tương đương với NT3 dao động từ 32,66 – 33,00 và cả 2 NT này khác biệt rất có ý nghĩa so với NT2 (29,22). Điều đó
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 34
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
cho thấy rằng chất lượng phân bón vi sinh ở NT1 mà chúng tôi sản xuất ra không thua gì chất lượng phân NPK mua ngoài thị trường.
d. Trọng lƣợng tƣơi lúa
Trọng lượng tươi cây lúa biểu thị sự tăng trưởng của cây phát triển nhanh hay chậm, nếu cây nào có trọng lượng cao chứng tỏ cây phát triển tốt.
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định Duncan trọng lượng tươi của cây lúa
STT Nghiệm thức Giá trị (g)
1 NT1 0,98 a
2 NT2 0,36 b
3 NT3 0,35 b
4 CV% 42,25%
Ghi chú: Các chữ số giống nhau không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Phân tích kiểm định Anova bằng phép thử Duncan để so sánh trọng lượng tươi cây lúa giữa các NT1, NT2 và NT3 kết quả cho thấy NT1 có sự khác biệt so với NT2, NT3 ở mức độ tin cậy 95%, cũng tương tự như chiều cao cây lúa, trọng lượng tươi của NT2 và NT3 không chênh lệch nhau. Qua đó ta thấy chất lượng phân bón ở NT1 tốt hơn so với NT2 và NT3. Vì qua quan sát bằng mắt thường ta thấy cây sinh trưởng tươi tốt hơn và mập hơn so với NT2 còn NT3 thì cây ốm hơn.
* Qua phân tích chiều cao, số lượng bẹ, số lượng rễ và trọng lượng tươi của cây lúa ta thấy chất lượng phân bón NT1 tốt hơn so NT2, NT3.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 35
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
4.3.2. Đối với các thông số trên cây ngô
Hình 4.11. Cây ngô sau 3 tuần tuổi
a. Rễ cây ngô
Cây ngô phát triển nhờ vào bộ rễ giúp cây vững chắc vì vậy số lượng rễ cây càng nhiều cây càng phát triển mạnh.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định Duncan số lượng rễ trên cây ngô
STT Nghiệm thức Giá trị
1 NT1 18,44 a
2 NT2 12,33 b
3 NT3 11,11 b
4 CV% 12,32%
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 36
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
Ở NT1 số lượng rễ cây ngô là 18,44 cao hơn so NT2 và NT3 và khác biệt rất có ý nghĩa so với NT2, NT3. Tuy nhiên kết quả kiểm định Anova giữa NT2 và NT3 kết quả cho thấy không có sự khác biệt về ý nghĩa thống kê ở mức độ tin cậy 95%.
(Chú thích từ trái sang phải: 1. NT1, 2. NT 2, 3. NT 3)
Hình 4.13. Rễ cây ngô 3 tuần tuổi
b. Bẹ cây ngô
Bẹ ngô là các cụm tròn dạng bẹ được bao bọc trong một số lớp lá và các lá này bao chặt vào thân cây. Số lượng bẹ càng nhiều cây càng phát triển tốt.
Hình 4.14. Bẹ ngô
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 37
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định Duncan số lượng bẹ cây ngô
STT Nghiệm thức Giá trị
1 NT1 6,66 a
2 NT2 6,33 a
3 NT3 7,00 a
4 CV% 14,30%
Ghi chú: Các chữ số giống nhau không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Dùng bằng phép thử Duncan để kiểm định sự khác nhau giữa các NT. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt về số lượng bẹ ngô của các NT ở độ tin cậy 95%.
c. Chiều cao
Bảng 4.14. Kết quảkiểm định Duncan chiều cao của cây ngô
STT Nghiệm thức Giá trị (cm)
1 NT1 59,66 b
2 NT2 59,16 b
3 NT3 69,00 a
4 CV% 4,98%
Ghi chú: Các chữ số giống nhau không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Ở NT1 và NT2 thì chiều cao cây ngô dao động từ 59,16 – 59,66cm và thấp hơn chiều cao cây ngô ở với NT3 là 69,00cm. Chiều cao cây ngô ở NT1 và NT2 không có sự khác biệt nhau, tuy nhiên khác biệt rất có ý nghĩa so với NT3 ở mức độ tin cậy 95%.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 38
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
d. Trọng lƣợng tƣơi
Bảng 4.15. Kết quả kiểm định Duncan trọng lượng tươi trên cây ngô
STT Nghiệm thức Giá trị (g)
1 NT1 19,88 a
2 NT2 19,11 a
3 NT3 19,27 a
4 CV% 4,05%
Ghi chú: Các chữ số giống nhau không có sự khác nhau ở mức ý nghĩa 5%
Phân tích kiểm định Anova bằng phép thử Duncan để so sánh trọng lượng tươi cây ngô giữa các NT1, NT2 và NT3 kết quả cho thấy trọng lượng tươi cây không có sự khác biệt nhau ở cả 3NT ở mức độ tin cậy 95%.
* Qua trồng thử nghiệm trên cây Ngô chúng tôi rút ra được kết luận NT1 chất lượng phân vi sinh mà chúng tôi sản xuất không thua gì chất lượng phân NPK mua ở thị trường vì số lượng rễ cây ngô ở NT1 cao hơn NT2, NT3, các thông số khác như bẹ ngô, trọng lượng tươi thì bằng nhau ở các NT. Tuy nhiên, chiều cao NT1 mặc dù nhỏ hơn và khác biệt so NT2 và NT3, nhưng theo quan sát của chúng tôi trong quá trình theo dõi các thông số tăng trưởng cho thấy cây ngô ở NT1 mập mạp hơn so với cây ngô ở NT3 và số lượng rễ trên mỗi cây cũng nhiều hơn so NT3.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 39
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua 3 tuần ủ phân và 3 tuần trồng thử nghiệm để theo dõi các thông số tăng trưởng trên cây lúa và cây ngô chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
- Chất lượng phân vi sinh mà chúng tôi sản xuất ra có thời gian hoai là 16 ngày.
- Nhiệt độ trong quá trình ủ phân là 31,240C, ẩm độ 54%, pH là 6,76. - Hàm lượng N, P, K của phân vi sinh mà chúng tôi sản xuất ra còn thấp hơn so với tiêu chuẩn TCVN 7185-2002, cụ thể N thấp hơn 1,18%, P thấp hơn 1,89% và kali là 551,70 mg/kg. Tuy nhiên thông số TOC của phân chúng tôi đạt tiêu chuẩn này 22%.
- Các thông số tăng trưởng: chiều cao, số lượng bẹ, số lượng rễ và trọng lượng tươi trên cây lúa và ngô khi trồng thử nghiệm trên phân vi sinh như sau:
+ Số lượng rễ trên lúa: 22,33 rễ; trên ngô 18,44 rễ. + Bẹ trên lúa 7,44; trên ngô 6,66 bẹ.
+ Chiều cao lúa 32,66 cm; trên ngô 59,66 cm. + Trọng lượng tươi lúa 0,98g; trên ngô 19,88.
Qua đó cho ta thấy chất lượng phân vi sinh mà chúng tôi sản xuất ra là tương đối tốt không thua gì phân NPK mua ngoài thị trường.
5.2. Kiến nghị
- Có thể áp dụng rộng rãi mô hình này cho người dân vì nguyên liệu bùn được lấy từ ao nuôi ao nuôi cá tra – basa dễ tìm, rẻ vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa làm phân bón cho người dân sử dụng tiết kiệm được chi phí mua phân hóa học.
- Cần nghiên cứu thêm nữa để theo dõi diễn biến của các thông số độ ẩm, pH, nhiệt độ trong quá trình ủ để tìm ra thông số tối ưu để sản xuất phân vi sinh đạt hàm lượng N,P,K theo tiêu chuẩn 7185-2002.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 40
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê An Giang_ Thông báo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng năm 2009
2. Báo lao động, 2010, Biến rác thành phân compost. www.laodong.com.vn, Ngày đọc 11/12/2010
3. Bộ công thương, 2008, Ảnh hưởng của môi trường do thức ăn từ các hệ thống nuôi thủy sản trên sông Mê Kông tại tỉnh An Giang.
4. Đặng Đình Kim, 2003, Báo cáo về ủ phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải ao nuôi tôm, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản.
5. Huỳnh Lợi, 2010, Tình hình nuôi cá tra ở An Giang, http://www.sggp.org.vn. Ngày đọc 22/12/2010.
6. Hội nông dân Việt Nam, 2007, Bùn thải ao nuôi tôm - phân hữu cơ giá rẻ.http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org, Ngày đọc 11/12/2010
7. Lê Hoàng Việt, 2001, Quản lý và tái sử dụng chất thải hữu cơ, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
8. Nancy, T và Elilaina, O. 2000. Compost organisms.
9. Nguyễn Thị Quý Mùi, 2001, Phân bón và cách sử dụng, Nhà xuất bản nông nghiệp.
10.Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yếm, 2005, Đất và phân bón, Nhà xuất bản Đại học sư phạm
11.Nguyễn Đức Lượng và Nguyễn Thị Thùy Dương, 2003, Công nghệ sinh học môi trường tập 2: Xử lý chất thải hữu cơ, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
12.Phạm Ngọc Xuân và Lê Minh Thành, 2009, Quản lý và xử lý chất thải rắn, Trường Đại học An Giang.
13.Pillay, T.V.R., 1992. Aquaculture and Environment. Blackwell Scientifisc PublicationInc., Cambridge, England.
14.Tố Quyên, 2008, An Giang: Bùn đáy ao nuôi cá tra bón lúa và rau màu tăng năng suất và giảm ô nhiễm môi trường, Báo tin tức sự kiện và môi trường, http://www.monre.gov.vn.
15.Trần An Phong và Nguyễn Khang, 1977, Sản xuất sử dụng và quản lý phân hữu cơ, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
16.Tiến Tường, 2007, Đồng bằng sông Cửu Long, http://vietbao.vn. Ngày đọc 25/12/2010.
Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường
GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 41
SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020
17.Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998, Sổ tay phân tích đất – nước – phân bón – cây trồng, Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.