Xác định P dạng P2O5

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải ao nuôi cá tra basa (Trang 41)

L ỜI CẢ MƠ N

b. Xác định P dạng P2O5

c. Xác định K tổng bằng phƣơng pháp thử SMEWW 3500 – 2005. d. Xác định hàm lƣợng chất hữu cơ (%TOC): Sử dụng phương pháp Walkley – Black:

- Cân chính xác 1g bùn cho vào bình tam giác 250ml. - Thêm 10ml K2Cr2O7 1N, lắc và trộn đều dung dịch.

- Thêm nhanh 20ml H2SO4 đậm đặc từ ống đong, lắc đều hỗn hợp. - Đặt bình tam giác trên tấm amiăng 30 phút.

- Thêm 100ml nước và 10ml H3PO4, để nguội hỗn hợp.

- Thêm 1ml chỉ thị ferroin chuẩn độ dung dịch muối Fe2+, kết thúc thí nghiệm khi dung dịch chuyển sang màu xanh sáng.

- Tiến hành mẫu trắng không có đất, các bước tương tự như mẫu thử.

Hình 3.9. Màu của dung dịch sau khi chuẩn độ

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 18 SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020 Công thức tính: %TOC = ) ( ) ( 4 m a b a K Trong đó:

a: Số ml muối Fe2+ chuẩn độ mẫu trắng (ml) b: Số ml muối Fe2+ chuẩn độ mẫu thử (ml) K: hệ số khô kiệt của mẫu

m: khối lượng mẫu (g)

(Viện thổ nhưỡng nông hóa, 1998).

3.6.7. Mô tả cách gieo trồng

Chuẩn bị 3 chậu lúa/1NT và 3 chậu ngô/1NT để tiến hành trồng lúa và ngô. Mỗi chậu đựng 7,5 kg đất/chậu. Tổng cộng ta có 3NT do đó tổng số chậu lúa và ngô là 18.

Ủ hạt giống trước 3 ngày gieo trồng, giống lúa lên mầm cao 10 - 15 mm. Còn ngô thì lên cao khoảng 20 – 30mm. Bón lượng phân ủ là 20g/chậu. Sau 2 tuần bắt đầu bón tiếp phân đợt 2 với lượng phân như trên.

Cây lúa được gieo trồng trung bình mỗi chậu là 200 hạt/chậu. Cây ngô được gieo trồng trung bình mỗi chậu là 3 hạt/chậu. Trên mỗi chậu được bón lót 1 lớp tro để chống ánh sáng trực tiếp của mặt trời.

Mỗi ngày tưới 2 lần nước vào buổi sáng và buổi chiều để cung cấp đầy đủ lượng nước cho cây phát triển.

Các NT được thực hiện giống nhau trong điều kiện chăm sóc, cùng lượng phân bón và lượng nước tưới.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 19

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Hình 3.11. Chuẩn bị gieo giống NT1

Hình 3.12. Chuẩn bị gieo giống NT2

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 20

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

3.6.8. Xác định mức tăng trƣởng trên cây lúa, ngô

Lúa và ngô trồng trên cùng kiện kiện, đất đai, lượng nước tưới và lượng phân bón. Chỉ khác nhau loại phân bón (Sản phẩm 1; Sản phẩm 2; Phân hóa học).

- Theo dõi các thông số sau đây khi lúa và ngô được 3 tuần tuổi: Đo chiều cao

Đếm số lượng rễ Số lượng bẹ Trọng lượng tươi.

- Phương pháp đo đạc các thông số tăng trưởng:

+ Đo chiều cao cây: Chiều cao cây lúa, ngô được đo tính từ gốc cây cho đến lá dài nhất, dùng thước dây để đo chiều cao, đơn vị đo (cm).

+ Số lượng rễ, bẹ: Đếm số rễ, bẹ trên cây và ghi nhận giá trị.

+ Trọng lượng tươi: Dùng cân phân tích để xác định trọng lượng tươi cho cây.

3.6.9. Phƣơng pháp xử lý số liệu

- Số liệu sẽ được tổng hợp, phân tích và đánh giá trên Excell. Ngoài ra đề tài còn so sánh giữa các nghiệm thức bằng cách kiểm định T-Test và Duncan bằng phần mềm SPSS.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 21

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Kết quả ủ phân hữu cơ

4.1.1. Xác định thời phân đã gian hoai và những biểu hiện của các NT trong thời gian ủ phân.

Sau thời gian 5 ngày quan sát quá trình ủ phân, các mẻ ủ ở nghiệm thức thứ nhất (NT1) biểu hiện rất rõ rệt những đốm trắng và xám trên bề mặt của thùng ủ đó là dấu hiệu của vi sinh vật phân hủy bùn phát triển và tạo khuẩn lạc trong mẻ ủ. Ở nghiệm thức thứ hai (NT2) biểu hiện khuẩn lạc trên bề mặt thùng ủ là rất ít và xuất hiện ở những ngày thứ 7 và thứ 8.

Hình 4.1. Biểu hiện của VSV trên bề mặt NT1

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 22

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Trong tuần đầu nạp phân vào hầm ủ thường có mùi hôi khó chịu xuất hiện ở cả 2 NT. Qua tuần thứ 2 chúng tôi nhận thấy mùi hôi giảm dần ở các mẻ ủ của NT1 vì trong quá trình ủ có sử dụng chế phẩm sinh học nên mùi hôi giảm hơn so với NT2 (không sử dụng chế phẩm sinh học).

Kết quả ở các mẻ ủ của NT1 chúng tôi nhận thấy 16 ngày NT1 đã hoai. Phân có màu đen đậm và tơi xốp, mùi hôi không còn nữa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn giữ nguyên các mẻ ủ ở NT1 và theo dõi các thông số nhiệt độ cho đến khi nghiệm thức 2 đã hoai. Các mẻ ủ ở NT2 tới ngày thứ 21 nhận thấy mùi hôi không còn, phân có màu nâu đậm, cầm chặt phân vào tay nhận thấy phân không được tơi xốp bằng NT1.

4.1.2. Nhiệt độ

Nhiệt độ được tạo ra từ quá trình phân hủy bùn là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp chất hữu cơ bởi các vi sinh vật. Nó phụ thuộc vào lượng nhiệt tạo ra bởi các vi sinh vật, kích thước hầm ủ, môi trường, độ ẩm của không khí cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ của hầm ủ. Hình 4.3 cho thấy, nhiệt độ ở cả 2 NT không chênh lệch lớn và biến thiên từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc thí nghiệm là 260C – 36,80C.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21

Sự biến thiên nhiệt độ trung bình

NT1 NT2

Số ngày ủ

Hình 4.3. Sự biến thiên nhiệt độ trung bình theo thời gian của 2 NT.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 23

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 5 nhiệt độ ở NT1 không tăng trong khoảng 260C-290C, còn ở NT2 nhiệt độ cũng không tăng trong khoảng 7 ngày và dao động trong khoảng 260

C-29,20C. Nghĩa là ở 2 NT không có sự chênh lệch nhiệt độ trong tuần đầu của thí nghiệm. Đây là giai đoạn thích nghi và là thời gian cần thiết để vi sinh vật tạo khuẩn lạc trong mẻ ủ.

Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 ở NT1 nhiệt độ tăng lên rất cao dao động trong khoảng 29 – 38,60

C. Còn ở NT2 từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 13 nhiệt độ có tăng hơn so với những ngày trước đó nhưng không cao hơn so với NT1 và dao động trong khoảng 31,2- 34,80

C. Đây là giai đoạn tăng trưởng, ở giai đoạn này nhiệt độ tăng lên do nhiệt của các quá trình sinh học xảy ra. Giai đoạn này chúng tôi nhận thấy bùn trong các mẻ ủ ở cả hai NT ổn định.

Từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 16 nhiệt độ ở NT1 giảm xuống và ổn định cho đến ngày thứ 21. Còn ở NT2 nhiệt độ giảm từ ngày thứ 14 cho đến khi kết thúc thí nghiệm là 3 tuần và gần bằng với nhiệt độ môi trường bên ngoài khoảng 28-300C.

Bảng 4.1. Kết quả kiểm định T- Test giá trị nhiệt độ trung bình của các NT

STT Nghiệm thức Giá trị (0C)

1 NT1 31,21 3,70

2 NT2 30,55 2,38

3 Sig = 0,207

Nhiệt độ trung bình ở NT1 trong suốt giai đoạn ủ là 31,210C cao hơn NT2 (30,550C). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai nghiệm thức NT1 và NT2 là 0,660C. Tuy nhiên, kiểm định thống kê T – Test giữa hai NT kết quả cho thấy không có sự khác nhau giữa hai giá trị nhiệt độ trung bình và trị số sig = 0,207

(tương ứng với thống kê là t = 1,305) là rất lớn (>0,05) chỉ ra rằng là một sự khác biệt về nhiệt độ của 2 NT ở mức độ tin cậy 95%.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 24

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

4.1.3. Ẩm độ

Độ ẩm là yếu tố rất cần thiết cho quá trình ủ phân. Nó ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. Nếu độ ẩm nhỏ quá hay cao quá đều ức chế và kìm hãm sự hoạt động của các vi sinh vật.

tuần 1 tuần 2 tuần 3

64 64 38.6 41 55 45 0 10 20 30 40 50 60 70 Sự thay đổi độ ẩm NT 1 NT 2

Hình 4.4. So sánh độ ẩm trong 3 tuần quan sát

Hình 4.4 cho thấy độ ẩm trung bình ở NT1 luôn cao hơn so với NT2 ở 3 tuần quan sát. Và ở 2 NT độ ẩm đều giảm dần theo thời gian ủ phân. Ở tuần thứ 1 độ ẩm của 2 NT là như nhau 64%, tuần thứ 2 độ ẩm trung bình của NT1 là 55% cao hơn NT2 (45%). Tuần thứ 3 độ ẩm NT1 giảm xuống so với tuần thứ 2 và đạt giá trị là 41% nhưng vẫn cao hơn so với NT2 38,6%. Nguyên nhân độ ẩm giảm là do lúc đầu nạp vào lượng lớn bùn ủ có chứa lượng nước cao nhưng khoảng thời gian sau ủ phân thì lượng bùn đó phân hủy và lượng nước bóc hơi ra bên ngoài nên độ ẩm cũng giảm ở cuối giai đoạn thí nghiệm.

Tuy nhiên, để xem độ ẩm trung bình của 2 NT có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê hay không chúng tôi dùng phép thử T – Test để kiểm định độ ẩm của 2 NT, kết quả cho ta thấy độ ẩm trung bình của NT1 là 54% và NT2 là

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 25

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

49,2%. Sự chênh lệch giữa NT1 và NT2 là 4,8% với trị số sig = 0,206 (tương ứng với thống kê t = 1,84) là lớn (> 0,05) chỉ ra rằng không có sự khác nhau về độ ẩm của 2 NT ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 4.2. Kết quả kiểm định T- Test của độ ẩm trung bình của các NT

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 54,00 12,52

2 NT2 49,20 13,21

3 Sig = 0,206

4.1.4. Sự biến thiên pH trong quá trình ủ phân

Sự biến thiên pH 0 1 2 3 4 5 6 7 8 1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 NT 1 NT 2

Hình 4.5. Sự biến thiên pH của các NT

pH cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình ủ phân. Giá trị pH trung bình ở cả hai nghiệm thức không cao, ở NT1 pH 6,76 và NT2 là 6,0. Nhìn chung giá trị pH từ ngày tứ nhất đến ngày thứ 13 tăng giảm không đồng đều và từ ngày thứ 13 trở đi pH có xu hướng giảm ở cả 2 NT do trong quá rình

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 26

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

ủ phân diễn ra quá trình lên men tạo thành các axit hữu cơ làm cho giá trị pH của các NT giảm xuống. Đồng thời trong mẻ ủ cũng diễn ra quá trình sinh khí mêtan. Lúc này các vi khuẩn sinh khí metan sẽ trung hòa các acid dư làm cho pH tăng trở lại. Do đó ta nhận thấy rằng cả hai đường cong trong hình 4.5 có lúc tăng lúc giảm do các phương trình phản ứng sau đây:

CxHyOz → các axit hữu cơ, CO2, H2.

Phương trình phản ứng hình thành khí metan: 4HCOOH → CH4 + 3CO2 + 3H2O

CH3COOH → CH4 + H2O

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định T- Test giá trị trung bình pH

STT Nghiệm thức Giá trị

1 NT1 6,76 0,42

2 NT2 6,00 0,38

3 Sig = 0,00

Giá trị pH trung bình NT1 là 6,76 còn NT2 thì đạt 6,0. Dùng phép thử T – Test kiểm định giá trị pH ở hai NT cho thấy sự chênh lệch giữa NT1 và NT2 là 0,76. Ở một mức tin cậy 95% và trị số sig = 0,00 (tương ứng với thống kê là t = 7,73) là rất nhỏ (<0,05) chỉ ra rằng là có sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về pH ở hai NT.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 27

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

4.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu hóa học 4.2.1. N tổng 4.2.1. N tổng

Là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân, hàm lượng nitơ càng cao chất lượng phân càng tốt và ngược lại. Nó giúp lá, rễ, thân cây sẽ phát triển nhanh, nếu thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, trên lá già xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt, bắt đầu từ chóp lá, tiếp đó bị chết hoặc rụng tùy mức độ N ít hay nhiều.

Bảng 4.4. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng đạm tổng.

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 1,18 0,12

2 NT2 0,42 0,09

3 Sig = 0,000

Dùng phép thử T - Test để kiểm định hàm lượng đạm tổng ở hai NT kết quả cho thấy hàm lượng đạm tổng trung bình ở NT1 đạt 1,18% cao hơn NT2 (0,42%). Sự chênh lệch giữa NT1 và NT2 là 0,76% và trị số sig = 0,000 và rất nhỏ (<0,05) chỉ ra rằng có một sự khác biệt rất có ý nghĩa về hàm lượng N của 2 NT ở mức độ tin cậy 95%.

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh thì hàm lượng N tổng ở NT 1 thấp hơn tiêu chuẩn 2,1 lần.

4.2.2. P tổng

Photpho là cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng phân bón nó càng cao chất lượng phân càng cao. Nó cấu tạo nên nhiều hợp chất quan trọng nên giúp tăng tính chịu lạnh của cây trồng. Thúc đẩy sự phát triển của bộ rễ bằng việc tăng cường quá trình tổng hợp nên nhiều hợp chất hữu cơ quan trọng.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 28

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng P tổng của 2NT

STT Nghiệm thức Giá trị (%)

1 NT1 1,89 0,03

2 NT2 1,62 0,21

3 Sig = 0,001

Hàm lượng Photpho trung bình ở NT1 là 1,89%và NT2 là 1,62%. Kết quả sự chênh lệch giá trị trung bình giữa NT1 và NT2 là 0,26% kiểm định thống kê bằng phép thử T – Test cho thấy sự chênh lệch giữa hai NT về hàm lượng photpho là có ý nghĩa thống kê vì sig = 0,001 là rất nhỏ <0,05.

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh hàm lượng P của tiêu chuẩn là 2,5%, hàm lượng P tổng ở NT 1 thấp hơn tiêu chuẩn 1,32 lần.

4.2.3. K tổng

Kali là chỉ tiêu không thể thiếu để đánh giá chất lượng phân. Kali giúp cây quang hợp tốt hơn, làm cây cứng cáp, chống chịu tốt hơn với sâu bệnh hại, tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Thiếu kali cây bị úa vàng dọc mép lá, chóp lá chuyển màu nâu, các triệu chứng lan dần vào phía trong, từ chóp lá trở xuống. Cây phát triển chậm, còi cọc, thân yếu dễ bị đổ ngã.

Từ bảng 4.6 cho thấy hàm lượng kali tổng ở NT1 đạt 551,70 mg/kg và NT2 thì đạt 546,34 mg/kg. Dùng phép thử T – Test kiểm định hàm lượng kali tổng ở hai NT kết quả cho thấy giữa hai NT có sự chênh lệch giá trị trung bình kali là 5,36mg/kg. Ở mức tin cậy 95% vơi trị số sig = 0,002 và rất nhỏ (<0,05) chỉ ra rằng sự khác nhau giữa hai NT là có ý nghĩa thống kê.

Khóa luận tốt nghiệp Ngành: Kỹ thuật Môi trường

GVHD: Ths. Trần Thị Hồng Ngọc 29

SVTH: Võ Thị Lành – DMT072020

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định T- Test của hàm lượng K tổng của 2NT

STT Nghiệm thức Giá trị (mg/kg)

1 NT1 551,70 1,74

2 NT2 546,34 2,25

4 Sig = 0,002

Nếu so sánh với TCVN 7185-2002 về chất lượng phân hữu cơ vi sinh hàm lượng K tiêu chuẩn là 1,5%, thì hàm lượng K tổng ở NT 1 (0,055%) là rất thấp hơn so tiêu chuẩn 27,3 lần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ bùn thải ao nuôi cá tra basa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)