7. Kết cấu của luận văn
3.2.6. Coi trọng công tác tổng kết lý luận và thực tiễn, nghiêm túc và khách
khách quan trong việc phân tích, đánh giá kết quả triển khai thực hiện quan điểm, chủ trương của Đảng bộ tỉnh về công tác thanh niên
Việc tổng kết thực tiễn quá trình triển khai và kết quả thực hiện những chủ trương của Đảng bộ tỉnh cề công tác thanh niên là việc làm cần thiết để cung cấp những luận cứ khoa học cho việc bổ sung, phát triển chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thanh niên, tăng cường sự chỉ đạo sát sao, cụ thể để phong trào thanh niên hoạt động đúng hướng và có hiệu quả.
Qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (2000- 2005), XIV (2005-2010), Đảng bộ tỉnh đều có những tổng kết lý luận rút ra những bài học kinh nghiệm trong từng chặng đường đổi mới. Những báo cáo nghị quyết chuyên đề qua từng thời kỳ của Đảng bộ tỉnh về công tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đều được quán triệt đến các cấp ủy Đảng, các ban ngành và được sơ kết, tổng kết để chỉ ra những kết quả bước đầu và những tồn tại hạn chế của thanh niên và công tác thanh niên. Từ đó vạch ra những phương hướng để tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn chủ trương của Đảng bộ tỉnh trong thời gian tiếp theo. Trên cơ sở đó, bám sát yêu cầu thực tế, các Nghị quyết Đại hội Đảng đều đề cập đến vấn đề thanh niên và công tác thanh niên, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và chủ quan, có những thời kỳ chủ trương của Đảng còn chưa theo kịp sự phát triển và yêu cầu của thanh niên cũng như phong trào thanh niên. Do đó chưa tạo được điều kiện và cơ hội để thanh niên góp sức mình nhiều nhất cho sự nghiệp cách mạng. Việc
tổng kết về mặt lý luận và đánh giá kết quả thực hiện chủ trương của Đảng chưa được thực hiện thường xuyên.
Có thể nói, công tác thanh niên là một lĩnh vực quan trọng trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng của Đảng. Việc tổng kết lý luận và thực tiễn quá trình lãnh đạo công tác thanh niên không chỉ nhằm khẳng định những kết quả đã đạt được mà còn chỉ rõ những hạn chế và thiếu sót trong quá trình phát triển tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của Đảng bộ tỉnh Hải Dương. Việc phân tích nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm, làm sáng tỏ hơn một số vấn đề về thanh niên và công tác thanh niên, lý giải và kết luận một số vấn đề mới nảy sinh đã từng bước bổ sung, hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh về thanh niên và công tác thanh niên trong từng giai đoạn của thời kỳ đổi mới.
Tiểu kết chƣơng III
Với vị trí, vai trò là người chủ hiện tại và tương lai của nước nhà, thanh niên là lực lượng sung mãn về thể lực, giàu khát vọng, hoài bão, có nhu cầu, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy những thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật và quản lý hiện đại trên thế giới, năng động sáng tạo, chủ động học hỏi cái mới, cái tiến bộ của nhân loại. Chính vì nắm bắt được điều đó, trong quá trình lãnh đạo đất nước, Đảng ta luôn chú trọng và quan tâm đặc biệt đến thế hệ thanh niên. Đảng đề ra nhiều chủ trương giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thanh niên thành lực lượng hùng hậu, trung thành, kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Qua mỗi thời kỳ, dù bất kỳ hoàn cảnh nào các thế hệ thanh niên đều hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi đi xa đã dặn lại: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.
Trong những năm từ 2000 đến năm 2010, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, công tác thanh niên có sự phát triển mạnh mẽ. Tổ chức Đoàn ngày càng trưởng thành, công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, đưa thanh niên tham gia vào các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình lãnh đạo công tác thanh niên, bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, Đảng bộ tỉnh vẫn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế. Thông qua việc phân tích những ưu, khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh, rút ra một số kinh nghiệm lịch sử chủ yếu nhằm hiểu rõ hơn về công tác thanh niên trên địa bàn tỉnh, từ đó đưa ra những giải pháp để công tác thanh niên ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho thanh niên phát huy vai trò và khả năng của mình, góp phần đem lại sự phát triển của tỉnh Hải Dương trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu đề tài “Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010” luận văn đạt được một số kết quả sau:
1. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác thanh niên, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã quán triệt, vận dụng phù hợp quan điểm, chủ trương của Đảng vào thực tiễn địa phương. Theo đó, đẩy mạnh phát triển công tác thanh niên đã được các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địa phương chú trọng.
Sự phát triển của thanh niên và công tác thanh niên Hải Dương 10 năm qua (2000 - 2010) là một quá trình phát triển liên tục; thời kỳ sau có kế thừa, phát huy những thành tựu của thời kỳ trước. Đã xây dựng được lớp thanh niên có bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hóa, trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp và phát huy tốt vai trò xung kích, sáng tạo, tình nguyện của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đi đầu thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điều đó thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh niên trong một thập kỷ qua, góp phần vào sự phát triển chung của thanh niên cả nước.
2. Từ năm 2000 đến 2010, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn bám sát chủ trương của Đảng về công tác thanh niên, quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên trong các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, phát huy vai trò của các đoàn thể trong việc phối hợp với Đoàn Thanh niên triển khai các hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên của tỉnh phát triển. Đồng thời căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như xu hướng phát triển của đất nước và những yêu cầu mới đối với công tác thanh niên để kịp thời đưa ra những chủ trương, biện pháp phù hợp, đưa công tác thanh niên
phát triển, đem lại hiệu quả thiết thực, trở thành phong trào quần chúng rộng lớn trên địa bàn tỉnh.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và đời sống tinh thần cho thanh niên. Đảng bộ đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên tỉnh phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng môi trường học tập, lao động trong sạch, lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính sáng tạo, nâng cao năng lực học tập và làm việc, xây dựng một thế hệ thanh niên Hải Dương có sức khỏe, tri thức, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, có bản lĩnh chính trị và lối sống văn hóa. Đảng bộ luôn tạo điều kiện để thanh niên tham gia vào các hoạt động của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Trong quá trình lãnh đạo công tác thanh niên, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn chú trọng công tác xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên Hiệp Thanh niên tỉnh ngày càng vững mạnh với đội ngũ cán bộ đoàn ưu tú, đủ sức đoàn kết, tập hợp thanh niên vào tổ chức và định hướng hành động, triển khai các phong trào sâu rộng, hiệu quả, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia.
3. Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hải Dương từ năm 2000 đến năm 2010 có những ưu điểm cơ bản như: Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm sâu sắc đến thanh niên và công tác thanh niên, kịp thời đề ra những chủ trương, biện pháp thúc đẩy công tác thanh niên phát triển; Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã luôn chú ý giải quyết nhu cầu học tập và làm việc cho thanh niên; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tổ chức Đoàn thanh niên được củng cố, ngày càng vững mạnh; Đảng bộ tỉnh Hải Dương quan tâm, chỉ đạo các Ban ngành, đoàn thể trong tỉnh, phối hợp hành động với tổ chức Đoàn thanh niên; dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương, công tác thanh niên có nhiều chuyển biến
phù hợp với yêu cầu phát triển của tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thanh niên Hải Dương ngày càng trưởng thành về mọi mặt, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
4. Tuy nhiên, trong quá trình đó, cũng có một số hạn chế như: sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thanh niên còn chưa thường xuyên, thiếu cụ thể; công tác kiểm tra, đánh giá công tác thanh niên của nhiều Đảng bộ, chi bộ cơ sở không thường xuyên, một số địa phương mang tính hình thức; trước yêu cầu đổi mới, sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức còn nhiều mặt chưa toàn diện, thiếu chiều sâu.
5. Tìm hiểu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010 để lại nhiều kinh nghiệm quý báu: phải luôn chú trọng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối với công tác thanh niên; phải thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; chủ trương của Đảng bộ tỉnh về công tác thanh niên phải bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị của tỉnh và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của thanh niên; cần tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể và gia đình trong việc chăm lo cho thanh niên và công tác thanh niên; công tác chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm và hướng về cơ sở.
Từ năm 2000 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã khẳng định vai trò lãnh đạo của mình đối với công tác thanh niên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, thanh niên Hải Dương ngày càng trưởng thành, sống có lý tưởng, có trách nhiệm với quê hương, đất nước, xứng đáng với truyền thống anh hùng của thế hệ cha ông đi trước, trở thành lực lượng then chốt, xung kích đi đầu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước trên bước đường hội nhập quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2003): Đội ngũ tri thức Hải Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa - thực trạng và giải pháp,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2001): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương tập 2 (1975 - 2005), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2002): Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
4. Ban Chấp hành tỉnh đoàn Hải Dương (2002): Báo cáo của Ban chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương khóa IX tại Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dương lần thứ X, Hải Dương.
5. Ban Chấp hành Trung ương (2004): Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn về tăng cường công tác quốc tế thanh niên phục vụ tiến trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (1997): Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
7. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2000): Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2005): Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
9. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2007): Các chương trình, đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Phòng lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
10. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010): Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Phòng Lưu trữ Tỉnh ủy, Hải Dương.
11. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2010): Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương, tập II (1975-2005), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương (2007): Báo cáo của Ban chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương khóa X trình Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XI nhiệm kì 2007 - 2012, Hải Dương.
13. Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương (2012): Báo cáo của Ban chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dương khóa XI tại Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XII nhiệm kì 2012 - 2017, Hải Dương.
14. Ban Tuyên huấn Trung ương Đoàn: 5 tiêu chuẩn tu dưỡng của đoàn viên thanh niên lao động, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2000.
15. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 (2004), Nxb thanh niên, Hà Nội.
16. Mai Quốc Chánh (1999): Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Phạm Gia Cư (1999): “Đổi mới nhận thức và tăng cường trách nhiệm
của cấp uỷ đối với thanh niên và công tác thanh niên", Tạp chí Tư tưởng Văn hoá.
18. Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 (2004), Nxb thanh niên, Hà Nội
19. Lê Duẩn (1975): Con đường tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của thanh niên, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20. Lê Duẩn (1968): Thanh niên với cách mạng xã hội chủ nghĩa, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
21. Tạ Duy (2004): “Hải Dương với chương trình giải quyết việc làm”, Tạp chí Lao động và xã hội, Số 244.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993): Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Lưu hành nội bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008): Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Lưu hành nội bộ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008): Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX, X), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011): Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh niên trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
30. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997): Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ bảy,
Nxb Thanh niên, Hà Nội.
31. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002): Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh qua các kỳ Đại hội, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
32. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002): Tổng quan tình hình