Quá trình chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động của thanh

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công tác thanh niên từ 2000 den nam 2010 (Trang 94 - 95)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Quá trình chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động của thanh

thanh niên các cấp bộ Đảng phải nắm bắt được nguyện vọng cơ bản, chính đáng, lợi ích thiết thực và lợi thế của thanh niên

Thực tế cho thấy, nguyện vọng và lợi ích thiết thực nhất của tuổi trẻ Hải Dương là được học tập, lao động cống hiến. Bởi vậy, mọi chương trình hoạt động của Đoàn đều phải xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng đó của họ. Đây là động lực thúc đẩy thanh niên tích cực học tập, lao động, công tác và nghiên cứu khoa học để nâng cao trình độ học vấn, khoa học - công nghệ, chuyên môn nghề nghiệp. Xuất phát từ yêu cầu đó, Đảng bộ tỉnh Hải Dương luôn chú trọng đến việc tạo ra các điều kiện, môi trường cho sự phát huy các nguồn lực của đoàn viên thanh niên khi tham gia vào quá trình thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; thanh niên học tập, nghiên cứu ứng dụng khoa học - công nghệ, xây dựng quê hương… của tỉnh. Đảng bộ tỉnh Hải Dương thường quan tâm chỉ đạo các ngành, cơ quan chức năng phối hợp với Đoàn thanh niên thực hiện các phần việc như: Tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thông qua Đội thanh niên tình nguyện an toàn giao thông; tham gia tập huấn khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, xây dựng những điểm trình diễn kỹ thuật, cánh đồng thanh niên nhân giống mới; tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo thông qua các dự án của Đoàn thanh niên: vay vốn hỗ trợ sản xuất từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm; tham gia chương trình phòng chống ma túy, mại dâm, bảo vệ môi trường, xâm hại trẻ em, chống đua xe đạp trái phép, thông qua các cuộc: “Hiến máu nhân đạo”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, “Uống nước nhớ nguồn”…

Từ khi có Nghị quyết lần thứ bảy của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, sự lãnh đạo

của các cấp ủy Đảng đối với công tác thanh niên được tăng cường và toàn diện hơn. Sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh niên của chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể, các gia đình, nhà trường càng chặt chẽ, hiệu quả và thiết thực hơn.

Tuy vậy, trong khi hòa nhập với cái chung, điều cần lưu ý là sự đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn ở một tỉnh có sự phân hóa của nhiều đối tượng thanh niên lại càng đòi hỏi phải thật cụ thể, phù hợp như đối với thanh niên học sinh - sinh viên (nhu cầu được hỗ trợ tốt hơn trong học tập, rèn luyện, giải quyết nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh…), thanh niên công nhân viên chức (nhu cầu về học tập, thu nhập, nhà ở, điều kiện nâng cao tay nghề…), thanh niên lực lượng vũ trang (mong muốn được học tập, giao lưu, có việc làm sau khi xuất ngũ…), thanh niên nông thôn (nhu cầu là đầu ra của sản phẩm, vốn sản xuất, chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thủy lợi đảm bảo…).

Thực tế đòi hỏi các cấp ủy Đảng phải tăng cường sự lãnh đạo Đoàn thanh niên phối hợp với các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể điều tra, nghiên cứu, khảo sát để nắm bắt kịp thời nhu cầu cuộc sống cũng như tâm tư, nguyện vọng, tư tưởng, tình cảm, lối sống… của các đối tượng thanh niên trên các địa bàn, khu vực… khác nhau của tỉnh, để từ đó có sự vận dụng sát hợp các Chỉ thị, Nghị quyết, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng thanh niên trên địa bàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo phát triển công tác thanh niên từ 2000 den nam 2010 (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)