7. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hải Dương về công tác thanh niên
niên trong thời kỳ 2000 - 2005
Cùng với nhân dân cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đã nỗ lực không ngừng cho sự phát triển của tỉnh, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Để huy động tối đa lực lượng thanh niên tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TU: “Về đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng các mặt công tác của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân giai đoạn 2001-2005” ngày 19-4-2002 trong đó có nêu rõ mục tiêu, giải pháp đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đoàn thanh niên để làm sao phát huy được cao nhất vai trò xung kích của thanh niên trong mọi mặt hoạt động của xã hội.
Đảng bộ tỉnh Hải Dương yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện một số nhiệm vụ để lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh niên đạt hiệu quả cao nhất.
Để tập hợp, huy động tối đa đoàn viên, thanh thiếu niên vào các hoạt động của Đoàn, thông qua đó góp phần tạo nguồn lực thanh niên có chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Động
viên thanh niên tích cực tham gia các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương, các cấp bộ Đảng cần: “Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác trong Năm Thanh niên gắn với thực hiện các nhiệm vụ của địa phương, cơ sở. Tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn, Hội đảm nhận các công trình thanh niên, tổ chức các phong trào Thanh niên tình nguyện hướng về cơ sở, phong trào học tập, lao động sáng tạo, nâng cao trình độ cho thanh niên, thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở. Tập trung giải quyết tốt một số vấn đề đối với thanh niên hiện nay là: có việc làm, có thu nhập chính đáng, ham học tập, cầu tiến bộ, tích cực rèn luyện thân thể, có lối sống lành mạnh, văn minh. Không sa vào các tệ nạn xã hội, tiêu cực, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng gia đình hạnh phúc” [70, tr.4]
Tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII (12/2000), bên cạnh các mục tiêu kinh tế - xã hội, công tác Đoàn và phong trào thanh niên là vấn đề được quan tâm sâu sắc.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XIII đã đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; thảo luận, quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu trong 5 năm (2000-2005) trong đó có đề cập đến công tác thanh niên.
Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đưa ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương như sau: “Phát huy mọi nguồn lực, vượt qua khó khăn, thử thách, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn thời kỳ 1997 - 2000 và mức bình quân cả nước. Từng bước tăng cường cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội và nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, đảm bảo các yếu tố để phát triển bền vững và có hiệu quả, tạo tiền đề vững chắc cho bước phát triển cao hơn vào những năm sau. Tập trung giải quyết các vấn đề về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân và các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao. Đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội”. [7, tr.45]
Trên cơ sở phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, Nghị quyết Đại hội đã đưa ra những chủ trương, biện pháp đối với công tác thanh niên:
Về giáo dục chính trị, tư tưởng: tiếp tục tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục truyền thống đạo đức, văn hóa cho thanh niên. Trong thông báo số 27-TB/TU: “Về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên năm 2000, phương hướng nhiệm vụ năm 2001” ngày 13-2-2001 có nêu rõ nhiệm vụ của công tác Đoàn và phong trào thanh niên của tỉnh cần: “Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống và văn hoá cho đoàn viên thanh niên; chú ý xây dựng kế hoạch phổ biến đường lối, chính sách, pháp luật, kiến thức, khoa học kỹ thuật; tổ chức cho đoàn viên, thanh niên học tập nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Quan tâm công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đoàn cơ sở; củng cố và nâng cao chất lượng các tổ chức đoàn và chất lượng đoàn viên; đẩy mạnh việc rèn luyện, lựa chọn, giới thiệu đoàn viên ưu tú bổ sung cho Đảng.” [67, tr.1]. Hay trong chỉ thị số 09-CT/TU: “Về việc lãnh đạo Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp tiến tới Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ X và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XIII” ngày 8-08-2001 cũng nêu rõ: “Cần quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng và
truyền thống cách mạng, giáo dục thanh niên sống, học tập và làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại; tôn trọng pháp luật, kỷ cương, gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân”. [69, tr.1]
Về giáo dục, đào tạo: “Tiếp tục quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển quy mô giáo dục - đào tạo, giữ vững, nâng cao chất lượng và phù hợp với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về giáo dục - đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, quan tâm bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, có lương tâm nghề nghiệp, lối sống trong sáng, lành mạnh. Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu phát triển của địa phương. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng giáo dục, Hội Khuyến học các cấp. Phấn đấu xây dựng thêm ít nhất 50 trường học đạt chuẩn quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình trường lớp trong giáo dục đào tạo; chuyển các lớp bán công ra khỏi trường công; phát triển trường bán công, dân lập, tư thục. Tranh thủ các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho sự nghiệp giáo dục - đào tao. Quy hoạch, sắp xếp hợp lý, nâng cao chất lượng, hệ thống các trường chuyên nghiệp, trung tâm đào tạo, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong thời kỳ mới.” [6, tr.59]
Về chăm lo giải quyết việc làm cho thanh niên: Đảng bộ tỉnh Hải Dương chủ trương: “Tạo thêm nhiều việc làm là mục tiêu và nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia về giải quyết việc làm trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế, đẩy mạnh việc mở mang ngành nghề, phát triển và mở rộng doanh nghiệp; khôi phục các nghề, làng nghề truyền thống, tích cực tham gia các chương trình xuất khẩu lao động… Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất - kinh doanh sử dụng nhiều lao động tại chỗ. Mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng
hoạt động đào tạo, dạy nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, di chuyển việc làm cho người lao động.” [7, tr.58]. Trong thông báo số 685-TB/TU: “Về Dự án chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn giai đoạn 2003 - 2007” ngày 23-05- 2003 có nêu rõ: “Cơ bản nhất trí với Dự án do Ban Thường vụ Tỉnh đoàn xây dựng nhằm hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nhưng cần điều chỉnh lại một số nội dung trong Dự án về chỉ tiêu và hình thức dạy nghề, về đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên và kinh phí thực hiện Dự án cho phù hợp, tiết kiệm và hiệu quả” [72, tr.1]. Đồng thời thông báo cũng khẳng định: “Ban Thường vụ tỉnh Đoàn chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên và các cấp bộ Đoàn phối hợp chặt chẽ với các ngành Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học - Công nghệ, hệ thống khuyến nông và các trường dạy nghề trong tỉnh để triển khai Dự án về dạy nghề, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và tư vấn giới thiệu việc làm cho thanh niên nông thôn. Tập trung vào dạy nghề ngắn hạn và thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang có nhu cầu bức thiết. Đoàn cần lựa chọn và xây dựng một số mô hình thanh niên làm kinh tế nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả để nhân ra diện rộng”. [72, tr.1]