Ảnh hưởng của giao tiếp đến chất lượng giảng dạy của người giáo

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp dạy học một số bài công nghệ lớp 11 (Trang 30 - 32)

6. Cấu trúc của khoá luận

1.2.6.ảnh hưởng của giao tiếp đến chất lượng giảng dạy của người giáo

viên trong quá trình dạy học

Có thể nói nền tảng cho mối quan hệ giao tiếp trong dạy học là giao tiếp. Trong dạy học, người giáo viên thực hiện giao tiếp khi giảng bài, hướng dẫn thảo luận; giải thích nội dung của một cuốn sách; hướng dẫn các bước cần làm trong phòng thí nghiệm; giải thích về các thiết bị dạy học; bổ sung các quan điểm của mình về một vấn đề. Người giáo viên cũng thực hiện giao tiếp khi nói chuyện với học sinh và đồng nghiệp. Các giáo viên, đặc biệt những giáo viên trẻ mới vào nghề cần hiểu thấu đáo một quá trình giao tiếp với những yếu tố cần có trong một cuộc giao tiếp cũng như các yếu tố có ảnh hưởng tới cuộc giao tiếp ấy. Các rào cản cho sự thành công cũng như các biện pháp khắc phục chúng trong giao tiếp đặc biệt đối với nghề dạy học là một vấn đề cần chú ý.

a. thế nào là giao tiếp?

Giao tiếp là một khái niệm không thể định nghĩa một cách duy nhất, đúng nhất hoặc tốt nhất. Về cơ bản có thể hiểu giao tiếp là chuyển giao, truyền dẫn hay trao đổi các ý kiến kiến thức, niềm tin hay thái độ của từng người. Một trong những định nghĩa đầy đủ hơn cả về giao tiếp của Weaver và Claude Shannon trong tác phẩm cổ điển Lí thuyết toán học của giao tiếp.

Theo hai tác giả này thì: “giao tiếp được sử dụng với một nghĩa rộng, bao gồm các tiến trình mà sự suy nghĩ của người này có thể ảnh hưởng tới sự suy nghĩ của người khác. điều đó không chỉ xảy ra với ngôn ngữ viết cũng như nói mà còn được thực hiện trong kịch, múa… và trong mọi hành vi của con người”. Định nghĩa này nói lên sự tồn tại của con người thông qua các cuộc trao đổi thông tin có ý nghĩa và sự trao đổi đó có ảnh hưởng nhất định tới hành vi ứng xử của họ. Như vậy thông qua nhiều kênh truyền thông con

Trịnh Thị Hà - K32D Lý Sư phạm Kỹ Thuật 31

người có thể giao tiếp với nhau và ngôn ngữ chỉ là một kênh. ở đây ta chỉ đề cập tới khía cạnh giao tiếp trong lĩnh vực dạy học.

b. Quá trình giao tiếp

Theo R.Nacino, Brown “Quá trình” được xem như “một hiện tượng thể hiện sự thay đổi liên tục trong một thời gian”. Dựa trên cách hiểu này, có thể nói giao tiếp trên thực tế là một quá trình. Giao tiếp là một hoạt động diễn ra, năng động và không cố định, luôn luôn biến động. Hơn thế nữa các yếu tố làm cho cuộc giao tiếp diễn ra trôi chảy luôn mang tính tương tác và có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

Có ba yếu tố cơ bản từ lâu nay thường được coi là những điều kiện cần thiết cho bất cứ một giao tiếp nào. đó là người đưa thông tin, gửi thông điệp

và người nhận. Vào năm 1960, Berlo đưa ra một định nghĩa đầy đủ hơn về

một quá trình giao tiếp với các yếu tố sau: nguồn, mã hóa, thông điệp, kênh,

mở mã và người nhận.

Dạy học có hiệu quả cũng có nghĩa là giao tiếp có hiệu quả. Không thể tách rời mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học với mục tiêu nâng cao chất lượng giao tiếp. Những gợi ý sau đây có thể giúp các giáo viên nâng cao chất lượng giao tiếp với học sinh. Mặc dù một số điểm có thể là ai cũng biết nhưng kinh nghiệm chỉ ra rằng chính những điểm đó điểm đó hay bị sao nhãng nhiều nhất.

- Cố gắng nâng cao khả năng hay kĩ thuật nói. Giáo viên cần tự rèn luyện cách nói trực tiếp, tự tin, thân thiện và mang tính hội thoại, khi nói nên có những biểu cảm nét mặt hay điệu bộ kèm theo. Khi giảng bài nên sử dụng các cách diễn đạt với giọng nói và tốc độ nói khác nhau để đạt được mục đích của bài giảng.

- Soạn giáo án và tổ chức thông điệp theo trình tự lôgíc và dễ hiểu. - Cần tiếp cận các nhu cầu, năng lực và sở thích của học sinh. Giáo viên cần suy nghĩ và nêu các ví dụ phù hợp với học sinh. đừng bao giờ coi nhẹ điều này, bởi lẽ sở thích của người nói chưa chắc đã là sở thích của người nghe, tức là học sinh.

Trịnh Thị Hà - K32D Lý Sư phạm Kỹ Thuật 32

- Cần cố gắng là người nghe tốt. Giáo viên cần lắng nghe các câu hỏi, câu trả lời hoặc nhận xét của học sinh. Sự quan tâm tới những điều học sinh nói của giáo viên sẽ làm cho học sinh phấn khởi và tự tin hơn.

- Cảnh giác với sự chú ý giả tạo của học sinh. Đây cũng là một thói quen của học sinh. đôi khi bề ngoài của học sinh có vẻ chăm chú nhưng thực chất học sinh lại đang suy nghĩ về những điều khác.

- Cố gắng loại bỏ tiếng ồn có thể ảnh hưởng tới sự chú ý của học sinh nhằm tạo nên một môi trường lớp học thật sự. Trong trường hợp không loại bỏ được tiếng ồn, cần phải áp dụng một số biện pháp khác, ví dụ như nói to hơn mức bình thường, hoặc tiến hành một số hoạt động có sự tham gia của học sinh.

- Cổ vũ học sinh biết bình tĩnh và thận trọng trước những điều mới nghe được. Thường vì quá nôn nóng, học sinh có khuynh hướng vội vàng đi đến một ý tưởng hay một quyết định trước khi nghe hết bài giảng và hậu quả dẫn đến kết luận sai.

Cuối cùng, cần khẳng định là những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng giao tiếp trong quá trình dạy học không đồng nhất với cố gắng nhằm tuyệt đối hóa vai trò của phương pháp thuyết trình trong dạy học. Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp thuyết trình vẫn là phương pháp quan trọng không thay thế được. Mặc dù vậy, giao tiếp trong dạy học không chỉ đuợc thực hiện bởi phương pháp thuyết trình. Các phương pháp khác như thực hành, thảo luận nhóm, nghiên cứu tình huống… đều góp phần tạo dựng nên giao tiếp có hiệu quả trong dạy học ở nhà trường.

Một phần của tài liệu Lựa chọn phương pháp dạy học một số bài công nghệ lớp 11 (Trang 30 - 32)