6. Cấu trúc của khoá luận
1.2.5. Vai trò của người giáo viên với những phương pháp dạy học của
họ trong nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
Có những lĩnh vực cần được ưu tiên để nâng cao chất lượng giáo viên. Trong đó có hai ưu tiên quan trọng là: đội ngũ giáo viên và các phương pháp dạy học.
- Ưu tiên đặc biệt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là chuẩn bị đội ngũ giáo viên. Thực chất của vấn đề chuẩn bị đội ngũ giáo viên là vấn đề giáo dục dành cho các giáo viên. giáo dục dành cho các giáo viên cần phải những xu hướng đổi thay và thách thức về nghề dạy học.
- Một ưu tiên nữa là sự cần thiết thay đổi các phương pháp dạy học. Trước đây người ta chú trọng đến vai trò tích cực của người thầy giáo hơn là người học. Triết lí của giáo dục ngày nay là cần phải chuyển đổi vai trò của người giáo viên và học sinh mục đích hướng tới người học. Điều này đòi hỏi phải tạo ra môi trường học tập có chất lượng trong nhà trường, những môi trường học tập mà ở đó có đầy đủ sự kết hợp giữa “học” và “hành” và tạo cơ hội học tập mang tính nghiên cứu và hợp tác. Có liên quan điều này là sự cần thiết tạo ra được những tài liệu dạy và học có những ứng dụng sự tiên tiến của công nghệ thông tin và truyền thông, nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng những phương pháp dạy học tích cực hóa vai trò của người học, giúp người học phát triển sáng tạo, năng động để đạt được những thành tựu mong muốn.
+ Xu hướng đảm nhận nhiều chức năng hơn trong quá trình dạy học, đảm nhận trách nhiệm cao hơn trong việc xác định và lựa chọn, thiết kế nội dung dạy học.
+ Xu hướng chuyển từ nhiệm vụ chủ yếu là truyền thụ kiến thức sang việc coi trọng hơn tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tới mức tối đa các nguồn lực học tập ở địa phương.
+ Xu huớng cá biệt hoá việc học tập của học sinh, thay đổi cấu trúc của mối quan hệ giáo viên, học sinh.
Trịnh Thị Hà - K32D Lý Sư phạm Kỹ Thuật 29
+ Xu huớng sử dụng một cách rộng rãi và phổ biến những phuơng tiện kĩ thuật, đặc biệt là việc sử dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy học.
+ Xu huớng tăng cường sự hợp tác trên nhiều mặt với các giáo viên khác trong trường, thay đổi mối quan hệ giữa các giáo viên với nhau.
+ Xu huớng tăng cường và thay đổi mối quan hệ cùng cách làm việc với cha mẹ và các tổ chức xã hội, tích cực tham gia vào đời sống của cộng đồng nơi trường đóng.
+ Xu huớng không chỉ giới hạn ở hoạt động dạy học và giáo dục, mà mở rộng phạm vi các hoạt động trong nhà trường.
+ Xu hướng thừa nhận sự giảm sút của uy tín truyền thông nguời giáo viên đối với học sinh, xây dựng một dạng uy tín khác.
Các xu hướng này đã quyết định sự thay đổi trong chức năng của người giáo viên và do đó dẫn đến những yêu cầu mới đối với người giáo viên. Ngoài các yêu cầu về tư tưởng-đạo đức của người giáo viên, ngày nay để thực hiện được sứ mệnh của mình, người giáo viên cần có những năng lực cơ bản sau:
Năng lực chuẩn đoán (năng lực phát hiện và nhận biết đầy đủ, chính xác và kịp thời sự phát triển của học sinh, những nhu cầu được giáo dục của từng học sinh); năng lực đáp ứng (năng lực đưa ra được những nội dung và biện pháp giáo dục đúng đắn, kịp thời, phù hợp với nhu cầu của người học và yêu cầu của mục tiêu giáo dục); năng lực đánh giá (năng lực nhìn nhận sự thay đổi trong nhận thức, kĩ năng, thái độ và tình cảm của học sinh); năng lực thiết lập mối quan hệ thuận lợi với người khác, nhất là với học sinh; năng lực triển khai chương trình dạy học (năng lực tiến hành dạy học và giáo dục căn cứ vào mục đích và nội dung đã được qui định, nhưng lại phù hợp với đặc điểm của đối tượng); năng lực đáp ứng với trách nhiệm xã hội (năng lực tạo nên những điều kiện thuận lợi cho giáo dục trong nhà trường và từ cuộc sống bên ngoài nhà trường).
Giáo dục dành cho các giáo viên giờ đây không chỉ còn giới hạn trong việc chuẩn bị cho người giáo viên có thể dạy được các môn học trong nhà trường. Giáo dục dành cho các giáo viên còn cần chuẩn bị đầy đủ cho họ có
Trịnh Thị Hà - K32D Lý Sư phạm Kỹ Thuật 30
thể đảm nhiệm được sứ mệnh của nhà giáo dục, đó là xây dựng tính cách, thái độ tích cực và tạo dựng các giá trị cho người học. Bởi vậy, người giáo viên cần được chuẩn bị không chỉ cho những bài giảng trên lớp mà còn cần được chuẩn bị cho việc thực hiện các nhiệm vụ khác: hướng dẫn, tư vấn, hướng nghiệp, tham gia thể thao, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…