Một số kinh nghiệm lịch sử rút ra

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 91 - 119)

6. Kết cấu luận văn

3.2 Một số kinh nghiệm lịch sử rút ra

3.2.1. Quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối của Đảng vào việc xây dựng căn cứ địa ở địa phương

Quán triệt, nắm vững và tổ chức thực hiện tốt quan điểm, chủ trƣơng đƣờng lối kháng chiến của Đảng là nhân tố quyết định bảo đảm thắng lợi ở các địa phƣơng. Đồng thời các Đảng bộ địa phƣơng phải có tinh thần chủ động, sáng tạo đề ra các

91

chủ trƣơng biện pháp thích hợp và phù hợp với địa phƣơng trong hoàn cảnh cụ thể. Trong chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã biết vận dụng một cách sáng tạo các chỉ thị Nghị quyết của Trung ƣơng Đảng: Chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25/11/1945); Nghị quyết Ban chấp hành Trung ƣơng mở rộng (20/1/1948) về tình hình sau chiến thắng Việt Bắc và đề ra nhiệm vụ giai đoạn mới; Nghị quyết Hội nghị cán bộ về công tác vùng sau lƣng địch (8/1945); Nghị quyết Hội nghị lần thứ III của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng về chuẩn bị chuyển sang tổng phản công (21/1/1950); Nghị quyết Đại hội lần thứ II của Đảng (2/1951); Nghị quyết của Liên khu uỷ Việt Bắc về xây dựng lực lƣợng dân quân du kích (8/1951); Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng (9/1951) về phá tan kế hoạch “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh dùng ngƣời Việt trị ngƣời Việt” của địch; Nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng III khoá II về chỉnh Đảng; Nghị quyết Hội nghị Ban chỉ đạo „khu căn cứ du kích B” (4/1952); Nghị quyết chính trị Trung ƣơng Đảng (17/12/1953).

Từ đó, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phƣơng, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã đề ra chỉ thị, nghị quyết vận dụng phù hợp nhƣ: Nghị quyết Hội nghị cán bộ tỉnh về phòng chống lấn chiếm, củng cố hậu phƣơng và Nghị quyết hội nghị đại biểu Đảng bộ tỉnh về phát triển phong trào kháng chiến trong vùng địch tạm chiếm (1947). Nghị quyết của Hội nghị quân sự trung du (2.1949) vạch ra kế hoạch bảo vệ trung du, sẵn sàng chiến đấu; Nghị quyết của Hội nghị toàn tỉnh từ 25 đến 28/3/1949 tại làng Hƣơng Gia về đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố làng chiến đấu; Nghị quyết của Hội nghị tỉnh uỷ mở rộng (11/1952) chủ trƣơng mở các khu du kích trong địa bàn tỉnh, nhấn mạnh việc phải mở bằng đƣợc các khu du kích; chỉ thị 13/CTTU (3/12/1952) về giảm tô; Nghị quyết Hội nghị Tỉnh uỷ (7/1953) về chống càn….

Đƣờng lối kháng chiến toàn dân toàn diện, lâu dài và tự lực cánh sinh của Đảng đã đƣợc Đảng bộ Vĩnh Phúc quán triệt thực hiện trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tại địa phƣơng. Các đảng viên đã luồn sâu vào địa bàn nông thôn, sát cánh cùng nhân dân, tổ chức nhân dân xây dựng làng chiến đấu, phát triển chiến tranh du kích ở vùng địch hậu. Theo dó, các vùng du kích, khu căn cứ du kích đƣợc xây dựng và mở rộng, ép hẹp vùng tạm chiếm khiến địch phải chuyển sang đánh lâu dài, từ phƣơng thức đánh có chiến tuyến rõ rệt phải chuyển sang thế xen kẽ

92

cài răng lƣợc. Ta đã xây dựng đƣợc khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết lƣơng giáo, chống âm mƣu chia rẽ lƣơng giáo của địch, đấu tranh kinh tế với địch và phát triển sản xuất, xây dựng và phát triển chiến tranh nhân dân kết hợp 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích… Cùng với các địa phƣơng khác ở đồng bằng Bắc bộ, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã xây dựng đƣợc thế trận lòng dân vững chãi, xây dựng đƣợc thế trận chiến tranh nhân dân phát huy sức mạnh toàn dân tham gia đánh giặc.

Ngay trong hoàn cảnh khó khăn nhất khi mà tỉnh nhà bị tạm chiếm, đảng bộ đã vận dụng khéo léo đƣờng lối của Trung ƣơng Đảng, của Liên khu uỷ Việt Bắc để đề ra các nghị quyết, chỉ thị cụ thể phù hợp và hiệu quả đối với từng địa phƣơng trong tỉnh, chỉ đạo toàn dân tiến công địch toàn diện trên tất cả các mặt trận, tích cực chống càn quét, phá vỡ thế kìm kẹp của giặc, giữ vững khu du kích. Từ đó các khu du kích đƣợc củng cố thêm vững mạnh về mọi mặt, từng bƣớc chuyển hoá tƣơng quan lực lƣợng giữa ta và địch. Ta ngày càng chủ động, giành thằng lợi từng bƣớc tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Kinh nghiệm quán triệt, vận dụng sáng tạo đƣờng lối kháng chiến của Trung ƣơng Đảng trong xây dựng căn cứ du kích tại địa phƣơng đã trở thành bài học quý trong thời kỳ cách mạng mới.

3.2.2. Kiên trì bám đất, bám dân dựa vào dân để xây dựng lực lượng kháng chiến lâu dài

Bám đất, bám dân là phƣơng thức để động viên toàn dân kháng chiến làm cho “mỗi ngƣời dân là một chiến sĩ, mỗi làng xóm là một pháo đài”. Thấm nhuần lời dậy của Hồ Chủ Tịch, chỗ mạnh của địch là ngọn, chỗ mạnh của ta là gốc, Đảng bộ Vĩnh Phúc đã ra sức xây dựng, vun đắp gốc. Đó là sức mạnh của toàn dân đứng lên kháng chiến vì độc lập, tự do. Đó là tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến, là đƣờng lối xây dựng lực lƣợng 3 thứ quân với phƣơng thức tác chiến phù hợp…

Trên địa bàn Vĩnh Phúc từ tháng 8.1949 trở đi, thực dân Pháp bắt đầu triển khai bình định trên diện rộng. Đến năm 1951, chúng đóng chốt 223 vị trí tạo thành 3 tuyền phòng thủ: đê Đại Hà, Quốc Lộ 2 và tuyến đột xuất. Tuyến đột xuất nối liền với Việt Trì sang tây nam Phú Thọ, chia cắt Vĩnh Phúc làm hai vùng rõ rệt: vùng tự do và vùng địch tạm chiếm. Cuộc chiến đấu của quân dân Vĩnh Phúc tập trung chủ yếu nơi địch bình địch để giành giật với chúng từng cơ sở, từng thƣớc đát suốt từ

93

khu chúng đặt chân tới cho đến ngày kết thúc chiến tranh. Trong 3 năm xây dựng lực lƣợng, quân dân Vĩnh Phúc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lƣợc. Nhƣng trƣớc ƣu thế tạm thời về quân số và hoả lực, thực dân Pháp đã đánh bật lực lƣợng vũ trang của ta, chiếm gần hết vùng đông dân nhiều của tỉnh Vĩnh Phúc. Vì vậy vấn đề sống cìn cảu Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc trong thời kỳ này pahir tạo nên chỗ đứng chân ngay trong lòng địch để đánh địch. Cuối năm 1951, đầu 1952 phối hợp với chiến dịch Hoà Bình quân dân Vĩnh Phúc đã mở đƣợc các khu du kích đầu tiên ở 18 xã thuộc 6 huyện địch hậu. Từ đó phong trào du kích chiến tranh ở vùng địch hậu có sự chuyển biến về chất. Nhiều cán bộ, đảng viên và các đơn vị vũ trang của tỉnh, huyện, từ các vùng tự do lần lƣợt trở về hoạt động. Cũng do xây dựng đƣợc các khu du kích trong lòng địch, từ đầu tháng 12.1952, Tỉnh uỷ, tỉnh đội và ban ngành của tỉnh, cơ quan lãnh đạo cấp huyện và xã đều thành lập bộ phận A ở các khu du kích để lãnh đạo kháng chiến. Mặc dù bị địch đánh phá điên cuồng, nhƣng do có chỗ đứng chân, nhân dân cùng lực lƣợng vũ trang đã kiên trì bám trụ, dẻo dai chiến đấu, đánh thắng địch giòn rã. Đến mùa hè năm 1953, các khu du kích ở Vĩnh Phúc đã phát triển rộng tới 35 xã, 201 thôn với 13 vạn dân, làm cho phạm vi kiểm soát của địch bị thu hẹp. Khu du kích của ta đƣợc mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho lực lƣợng vũ trang tác chiến. Vì vậy, vào thời điểm này, quân dân Vĩnh Phúc đã nhổ hàng loạt vị trí địch trên tuyến đê Đại Hà, diệt gần 2000 tên địch, đƣa chiến tranh du kích phát triển lên đỉnh cao, tạo ra những khả năng mới để chủ động tấn công địch, giải phóng từng bộ phận đất đai trong tỉnh. Nhƣ vậy, để đánh thắng kẻ địch có ƣu thế về quân sự, việc xây dựng chỗ đứng chân mà thực chất là trận địa đánh địch ngay trong lòng địch là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Việc xây dựng trận địa trong lòng địch không chỉ có tác dụng riêng về quân sự mà chính nơi đây đã cung cấp hàng ngàn thanh niên cho các chiến trƣờng. Cũng tại các khu du kích, sau mỗi mùa thu hoạch hàng trăm ngƣời đã vƣợt qua bom đạn địch vận chuyển hàng ngàn tấn lƣơng thực, thực phẩm ra vùng tự do làm nghĩa vụ kháng chiến. Các khu du kích vừa là trận địa của chiến tranh nhân dân, vừa là hậu phƣơng trực tiếp của chiến trƣờng trong lòng địch.

Bài học bám đất bám dân, lấy dân làm gốc tạo nên một sức mạnh hùng hậu vô biên vẫn còn nguyên giá trị trong thời đại mới.

94

3.2.3. Đẩy mạnh kháng chiến toàn diện, xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ ngày càng vững mạnh

Vĩnh Phúc là địa bàn có vị trí chiến lƣợc ở khu vực trung du Bắc bộ do vậy thực dân Pháp cố gắng chiếm giữ. Chúng đã ra sức sử dụng chiến tranh tổng lực kết hợp các thủ đoạn đánh phá bằng quân sự với các thủ đoạn chính trị, kinh tế hòng chiến đất giành dân của ta. Muốn thắng địch ta phải tạo ra sức mạnh hơn địch. Căn cứ du kích là trận địa tiến công địch, vì vậy đấu tranh quân sự có ý nghĩa quan trọng. Đƣờng lối chiến tranh nhân dân, phƣơng châm chiến lƣợc, chiến thuật của Đảng đã đƣợc đảng bộ vận dụng cụ thể trên các mặt xây dựng, chỉ đạo tác chiến.

Đảng bộ Vĩnh Phúc đã luôn quán triệt tinh thần dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ của toàn dân để xây dựng lực lƣợng vũ trang địa phƣơng gồn: bộ đội địa phƣơng, dân quân du kích và sự phối hợp các lực lƣợng vũ trang với bộ đội chủ lực trong hoạt động tác chiến.

Lực lƣợng vũ trang nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra đời khá sớm. đó là các đội tự vệ ở các làng xã và các chiến khu trong thời kỳ tiền khởi nghĩa.

Sau khi giành đƣợc chính quyền, các Đảng bộ đều chú ý xây dựng, củng cố để làm “công cụ chuyên chính của chính quyền”. Trong những năm đầu kháng chiến, căn cứ vào tình hình chiến trƣờng trong tỉnh, các đảng bộ ở Vĩnh Phúc đã đề ra chủ trƣơng xây dựng lực lƣợng vũ trang phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của địa phƣơng. Đầu năm 1947, hai tỉnh đều gấp rút chấn chỉnh dân quân, phát triển du kích và xây dựng lực lƣợng vũ trang tập trung. Là địa bàn chiến lƣợc trên vùng trung du, cầu nối giữa Hà Nội với chiến khu Việt Bắc, vì vậy, vấn đề xây dựng lực lƣợng đánh địch ngay trong các thôn xóm, bản làng là yêu cầu hết sức bức thiết.

Qua ba năm phấn đấu xây dựng, lực lƣợng du kích của hai tỉnh đã có hàng ngàn chiến sĩ. Trong đó có cả các cụ phụ lão, phụ nữ và các em thiếu nhi tham gia, làm cho tổ chức du kích mang đậm tính nhân dân. Do yêu cầu nhiệm vụ, mỗi tỉnh đều xây dựng các trung đội tập trung đầu tiên cấp huyện và đại đội, tiểu đoàn ở cấp tỉnh trên cơ sở tuyển chọn du kích ở các làng, xã. Đại đội Hoàng Văn Thụ, Lý Chiến Thắng, Lê Lợi, Lê Xoay, Trần Quốc Tuần.. ra đời vào năm 1947 và 1948 là tiền thân cảu bộ đội địa phƣơng tỉnh, huyện sau này.

95

Tháng 8.1949, trên cơ sở 7 đại đội du kích tập trung đồng thời tuyển thêm chiến sỹ mới, tỉnh Vĩnh yên đã xây dựng 1 tiểu đoàn, 1 đại đội dự bị của tỉnh và 5 đại đội địa phƣơng cấp huyện.

Từ đầu năm 1950 trở đi, chiến trƣờng Vĩnh Phúc trở nên ác liệt chƣa từng có, vì vậy tỉnh uỷ quyết định: “thành lập tiểu đoàn chủ lực tỉnh, kiện toàn bộ đội huyện, gấp rút củng cố dân quân du kích xã”(Báo cáo tổng kết của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc từ cuối 1949 đến cuối 1950). Từ cuối năm 1950 đến khi kết thúc chiến tranh, lực lƣợng vũ trang 3 cấp ở Vĩnh Phúc đã định hình rõ rệt và hoạt động của nó đạt hiệu quả cao trong tác chiến.

Việc xây dựng lực lƣợng ở 3 cấp cần đặc biệt quan tâm giải quyết đúng đắn mối quan hệ về tổ chức, chỉ huy và tác chiến. Thực tế đã cho thấy khi nào và nơi nào tiến hành đồng bộ việc chỉ đạo xây dựng lực lƣợng 3 cấp thì khi đó và nơi đó đẩy mạnh đƣợc chiến tranh du kích phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Việc xây dựng thành công lực lƣợng vũ trang 3 cấp ở Vĩnh Phúc đã có tác dụng thiết thực trong chiến đấu hiệp động với bộ đội chủ lực của Bộ và Liên khu về hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong những ngày chiến đấu trong địch hậu hoặc những trận chống càn quy mô ớn của địch ra vùng tự do, bộ đội chủ lực, bộ đội tỉnh, huyện cùng dân quân du kích xã đƣợc sự chỉ huy thống nhất của các “Ban chỉ huy Mặt trận”, đã hiệp động tác chiến tốt đạt hiệu quả cao. Tiêu biểu là 3 tháng chống càn dài ngày cuối năm 1953 ở Vĩnh Phúc đã chứng minh rõ rệt về sự phối hợp chiến đấu giữa 3 thứ quân giành thắng lợi to lớn.

Tại căn cứ du kích, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích là những bộ phận bám trụ kiên cƣờng, hăng hái, tự giác tham gia chiến đấu đƣợc tuyển lựa từ các tổ chức quần chúng, đƣợc quần chúng chăm sóc bảo bệ và giáo dục. Các đội du kích là lực lƣợng tại chỗ , khi có chiến sự thì tập trung tác chiến, khi giặc đi lại tiếp tục sản xuất, vừa là quân vừa là dân. Bộ độ huyện, tỉnh tuy là lực lƣợng vũ trang cơ động của địa phƣơng nhƣng phải gắn bó hữu cơ với lực lƣợng du kích ở cơ sở, phải đƣợc xây dựng bổ sung từ những đội du kích, phải thực hiện phƣơng châm phân tán, tập trung cho linh hoạt để có thể vừa làm nhiệm vụ cơ động, vừa dìu dắt du kích xã chiến đấu.

Thắng lợi quân sự giòn giã trong những năm cuối của cuộc kháng chiến ở địa phƣơng gắn liền với tƣ tƣởng chỉ đạo đấu tranh vũ trang chủ động, tiến công của

96

Đảng ta. Quân dân ta không chỉ bám làng chiến đấu, không nằm chờ địch đến mới đánh, mà biết tránh nơi địch mạnh, tập trung đánh chỗ địch yếu, vừa đánh địch ở chính diện vừa thọc sâu vào hậu cứ của chúng, vừa đánh địch trong vị trí để phá thế chiếm đóng của địch, vừa đánh phá giao thông, ngăn chặn địch hành quân tiếp viện. Việc chỉ đạo kết hợp chặt chẽ ba thứ quân, việc phối hợp nhứng đòn tấn công sấm sét quyết định của chủ lực với phong trào vùng dậy của quân chúng và công tác địch, nguỵ vận hiệu quả, có tác dụng rất lớn, tạo nên sức mạnh tổng hợp, phá tung ách kìm kẹp của địch, đẩy địch vào thế bị động và suy yếu mặc dù chúng có ƣu thế về quân số vũ khí.

Khu căn cứ muốn phát huy tác dụng là hậu phƣơng tại chỗ của cuộc chiến tranh nhân dân địa phƣơng thì phải vững mạnh về chính trị, mạnh về quân sự, có dự trữ về kinh tế và đời sống tinh thần phải ngày càng đƣợc nâng cao. Phải trên cơ sở chính trị là chủ yếu, có tổ chức chính trị mạnh, có tình hình chính trị tƣơng đối ổn định, mà phát triển, xây dựng các mặt khác. Đó là sự kết hợp đầy sáng tạo trong sự chỉ đạo quân sự của Đảng, của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc trên địa bàn có nhiều khó khăn phức tạp để tiến lên giải phóng quê hƣơng.

3.2.4. Kết hợp khai thác sức dân và bồi dưỡng sức dân, xây dựng căn cứ du kích thành hậu phương kháng chiến

Quá trình hình thành và phát triển của căn cứ du kích ở Vĩnh Phúc nằm trong quy luật phát triển tuần tự và khá vững chắc. Từ vùng bị tạm chiếm, đi từ xây dựng cơ sở chính trị quần chúng; xây dựng lực lƣợng bí mật tiến lên xây dựng khu du kích rồi căn cứ du kích. Lúc đầu mới là những căn cứ du kích nằm xen giữa các vùng địch chiếm, nên thƣờng bị địch uy hiếp, tình hình mọi mặt chƣa thể ổn định. Nơi đó chỉ có thể làm nhiệm vụ “hậu phƣơng” của chiến tranh du kích. Để tiến lên “giành thắng lợi triệt để cho cách mạng chiến tranh du kích

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 91 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)