Phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 1953-1954, mở rộng khu du kích

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 68 - 81)

6. Kết cấu luận văn

2.3Phối hợp với chiến trường chính trong Đông Xuân 1953-1954, mở rộng khu du kích

rộng khu du kích và căn cứ du kích, tiến lên giải phóng quê hương

Bƣớc sang năm 1953, trên chiến trƣờng sau lƣng địch ở đồng bằng Bắc Bộ, phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, ta luôn luôn giành đƣợc ƣu thế về binh lực và quyền chủ động tiến công. Hậu phƣơng ta ngày càng đƣợc mở rộng và củng cố hơn trƣớc. Các vùng du kích và căn cứ du kích thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hƣng Yên, Hà Nam không những đƣợc giữ vững mà còn đƣợc mở rộng, hình thành một vành đai du kích ngày càng tiến sát vào Hà Nội, làm hậu thuẫn mạnh mẽ cho phong trào nhân dân thành phố.

Trong khi đó, thực dân Pháp ngày càng lún sâu vào thế bị động chiến lƣợc, hệ thống phòng ngự có nguy cơ bị vỡ từng mảng. Để cứu vãn tình thế, tháng 5- 1953, Chính phủ Pháp cử tƣớng Nava sang làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp. Tháng 7-1953, Nava đƣa ra kế hoạch tác chiến ở Đông Dƣơng và đƣợc Chính phủ Pháp chấp nhận. Nhiệm vụ trung tâm của Kế hoạch Nava là tăng quân chủ lực, tới đầu năm 1954 có đƣợc 7 sƣ đoàn cơ động chiến lƣợc, với 27 binh đoàn (gấp ba lần số binh đoàn hiện có). Kế hoạch chi làm hai bƣớc:

Bƣớc 1: Trong Đông Xuân năm 1953-1954, giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tránh đƣơng đầu với chủ lực ở đây, tập trung lực lƣợng bình định ở miền Nam. Chiếm đóng vùng tự do Liên khu V.

Bƣớc 2: Từ mùa thu năm 1954, chuyển toàn bộ lực lƣợng ra phía Bắc, mở cuộc tiến công chiến lƣợc giành những thắng lợi quân sự lớn, gây sức ép buộc ta phải chấp nhạn đám phán theo những điều kiện do chúng đặt ra.

Với kế hoạch này, cả Pháp lẫn Mỹ đều hy vọng trong vòng 18 tháng sẽ giành lại thế chủ động chiến lƣợc và chuyển bại thành thắng. Nava tuyên bố không chấp nhận một sự rút lui vào.

Tháng 8-1953, thực dân Pháp rút toàn bộ lực lƣợng ở Nà Sản về đồng bằng để thực hiện ý đồ tạo ra khối chủ lực cơ động mạnh trên chiến trƣờng. Bƣớc vào Đông Xuân 1953 - 1954, thực dân Pháp đã điều động 50% tổng số lực lƣợng và trên 90% lực lƣợng cơ động trên chiến trƣờng Đông Dƣơng ra Bắc Bộ để tiến hành bƣớc thứ nhất của Kế hoạch Nava là tấn công để phòng ngự.

68

Tại Vĩnh Phúc, lực lƣợng địch cũng có những thay đổi hết sức quan trọng. Ngoài số quân chiếm đóng hiện có, địch tăng thêm 2 tiểu đoàn dù, 1 đại đội công binh, 4 tiểu đoàn pháo và 1 đại đội “Quân thứ hành chính” (Gamo) đƣa tổng số lực lƣợng lên tới 15 tiểu đoàn. Căn cứ vào âm mƣu của địch và tình hình của ta, Liên khu uỷ Việt Bắc nhận định địch có thể chú ý đến Vĩnh Phúc nhiều hơn: “Địch có thể tập trung lực lƣợng mạnh mở những cuộc càn quét ác liệt, dài ngày ở từng khu vực, càn xong để lại một số ít lực lƣợng tiếp tục cƣớp phá, dụ dỗ nhân dân phá cơ sở hòng tiêu diệt lực lƣợng ta, do đó phải gấp rút chuẩn bị chống càn, đẩy mạnh chiến tranh du kích” [8, tr.76].

Trung tuần tháng 9/1953, khi địch có dấu hiệu càn lớn, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã tổ chức hội nghị mở rộng để nhận định tình hình, bàn chủ trƣơng và kế hoạch chống phá càn quét, củng cố các khu du kích.

Cuối tháng 9/1953, sau khi nhận đƣợc Nghị quyết của Bộ Chính trị về “Mở cuộc tiến công chiến lƣợc Đông Xuân 1953 - 1954”, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc nhanh chóng triệu tập Hội nghị Tỉnh uỷ mở rộng để học tập, quán triệt nghị quyết này và đề ra chủ trƣơng chống phá kế hoạch Nava. Tỉnh uỷ đã ra Nghị quyết chỉ đạo: Kiên quyết bố trí lực lƣợng chiến đấu chống địch càn quét để bảo vệ khu du kích, bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân. Tăng cƣờng phá hoại giao thông để cản bƣớc tiến của địch. Tỉnh uỷ đã quy định nhiệm vụ cụ thể cho từng vùng và từng khu vực: “Với các khu du kích cũ, phải lấy việc xây dựng lực lƣợng vũ trang là chính kết hợp xây dựng tổ chức quần chúng; Các khu du kích mới, phải chú trọng xây dựng các tổ chức quần chúng kết hợp với xây dựng lực lƣợng vũ trang; Vùng tạm chiến, tranh thủ phục hồi cơ sở, lấy đấu tranh hợp pháp là biện pháp chủ yếu để giữ vững phong trào” [11, tr.195].

Sau Hội nghị Tỉnh uỷ, Nghị quyết của Bộ chính trị đƣợc quán triệt tới tất cả các cấp uỷ Đảng và Ban chỉ huy các đơn vị bộ đội. Mọi vịêc chuẩn bị cho chiến cuộc Đông Xuân đƣợc triển khai mạnh mẽ.

Bƣớc vào chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, đúng nhƣ nhận định của trên, hoạt động quân sự của địch trên chiến trƣờng Vĩnh Phúc trở nên ác liệt chƣa từng có, từ ngày 29/9 đến ngày 8/10, địch tập trung tới 5.000 quân, gần 200 xe các loại tiến vào phía nam tỉnh Vĩnh Phúc. Từ ngày 9/10, địch mở cuộc càn quét quy mô lớn

69

kéo dài đến tháng 12/1953, đánh phá ác liệt toàn bộ vùng địch hậu Vĩnh Phúc. Cuộc càn quét dài ngày của địch nhằm tàn phá các cơ sở kinh tế, chính trị, bình định các khu du kích, hòng tiêu diệt lực lƣợng vũ trang và bán vũ trang của ta, khôi phục lại các vị trí chiếm đóng trên các tuyến giao thông quan trọng.

Trong thời gian dài càn quét, địch liên tiếp càn đi quét lại phía tây huyện Đông Anh, Đa phúc, nam Bình Xuyên, đông Yên Lãng, nam Vĩnh Tƣờng và Yên Lạc. Sau đó chúng còn chà đi sát lại hai, ba lần vùng Yên Lạc và Vĩnh Tƣờng, chiếm lại Giã Bàng (Yên Lạc) để giữ lại con đƣờng liên tỉnh từ Vĩnh Yên đi Sơn Tây, bắc cầu Sơn Kiệu (Vĩnh Tƣờng) và bình định các khu du kích mới ở phía tây Yên Lạc và đông Vĩnh Tƣờng nhƣ Bình Dƣơng, Đoàn Kết, Tề Lỗ, Duy Tân, Hiệp Lực. Ngày 5/12, địch lại điều lên chiến trƣờng Vĩnh Phúc hai binh đoàn (GM3 và GM5) đóng quân dọc trên quốc lộ số 2 và trên các tuyến đột xuất từ Tam Canh đi Việt Trì. Chúng thƣờng xuyên cho quân thọc sâu vào vùng tự do huyện Lập thạch, Tam Dƣơng để phá hoại hậu phƣơng của ta và ngăn cản bộ đội chủ lực về chiến đấu chống càn.

Trong đợt càn dài ngày, địch đánh phá ta cả về ba mặt: quân sự, chính trị và kinh tế. Chúng dùng chính sách khủng bố điển hình, ra sức đốt phá nhà cửa, vơ vét của cải, cƣớp bóc thóc lúa, trâu, bò của nhân dân, đồng thời ráo riết bắt lính, dồn dân vùng du kích vào vùng tạm chiến, tích cực sục sạo phá cơ sở vùng du kích vào vùng tạm chiếm, tích cực sục sạo phá cơ sở chính trị của ta, bắt giết bộ đội, cán bộ, du kích và nhân dân. Đặc biệt, đối với các xã Phú Xuân và Thanh Lãng của khu du kích nam Bình Xuyên, toàn bộ nhà cửa, vƣờn tƣợc, cây cối bị phá trụi, tài sản, thóc lúa, trâu bò đều bị cƣớp, hầm hào bị san phẳng; nhân dân bị đánh đập, bắt bớ dã man, đồng ruộng, làng xóm sau càn quét tiêu điều xơ xác; sự sống hầu nhƣ không còn tồn tại. Nhân dân bị dồn vào vùng chiếm đóng ở Minh Tân, Man Để (Yên Lạc) và Tam Canh (Bình Xuyên).

Trƣớc những diễn biến phức tạp, tình hình khó khăn ở nhiều nơi vùng địch hậu, để đảm bảo cho sự lãnh đạo của Đảng đƣợc thông suốt và bí mật, từ tháng 10/1953, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc đã đặt mật danh cho từng thôn xóm, xã và huyện vùng tạm chiến để chỉ đạo kháng chiến, những mật danh này đƣợc dùng làm báo cáo ở cơ sở. Cụ thể mật danh các xã của từng huyện nhƣ sau: Đông Anh gồm 8 xã A1 đến

70

A8; Kim Anh gồm 8 xã từ B2 đến B16; Đa Phúc gồm 4 xã từ C3 đến C12; Yên Lãng gồm 10 xã từ D4 đến D40; Bình Xuyên gồm 10 xã từ E5 đến E50; Yên Lạc gồm 14 xã từ G6 đến G84; Tam Dƣơng gồm 9 xã từ H7 đến H63; Vĩnh Tƣờng gồm 23 xã từ I18 đến I184. Ngày 6/11, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc họp với các huyện đã nhận định: “Do đề ra chủ trƣơng sớm và có kế hoạch chuẩn bị khá đầy đủ nên trong điều kiện ác liệt ta vẫn chủ động tiến công địch, giữ vững các khu du kích của ta”[11, tr. 197]. Tuy nhiên,“phải chống chủ quan trƣớc những khó khăn, ra sức chuẩn bị chống phá càn, gây lòng tin tƣởng cho mọi ngƣời, nhất định chống phá đƣợc càn quét”. Muốn vậy, phải “ra sức cải tạo địa hình trong khu du kích, củng cố làng chiến đấu, phá hoại, đắp ụ ngăn xe địch”[44, tr.12]. Phải đặc biệt củng cố các chi bộ Đảng ở cơ sở, củng cố các tổ chức quần chúng, chống càn kết hợp với địch nguỵ vận, chống dồn dân, bắt lính… Ngày 13/11, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc tiếp tục ra Chỉ thị nhắc các huyện thực hiện tốt các chủ trƣơng của Tỉnh uỷ, lãnh đạo nhân dân đấu tranh, kiên quyết giữ vững các khu du kích và cơ sở chính trị trong vùng tạm chiếm. Ngày 18/11, Tỉnh uỷ đã gửi đến các địa phƣơng Thông tri về việc “Đẩy mạnh hoạt động quân sự ở nam huyện Yên Lãng, huyện Kim Anh để chống phá càn quét, đỡ gánh nặng cho khu du kích Yên Lạc…”[44, tr.30].

Do có sự chuẩn bị tích cực về tƣ tƣởng và tổ chức, nên trải qua gần 100 ngày đêm đƣơng đầu với cuộc càn lớn dài ngày ác liệt của địch, các lực lƣợng vũ trang đã cùng nhân dân trong tỉnh hiệp đồng chặt chẽ, đánh nhiều trận và đã lập công xuất sắc.

Đó là những trận đánh địch của nhiều lực lƣợng phối hợp bộ đội chủ lực, bộ đội địa phƣơng, dân quân du kích và bằng nhiều loại vũ khí (súng, mìn, hố chông, cạm bẫy…) ta đã tiêu hao nhiều quân địch. Có những trận đánh ác liệt nhƣ ở Tứ Trƣng, Ngũ Kiên (Vĩnh Tƣờng), Nam Hồng, Toàn Thắng (Đông Anh); du kích và bộ đội huyện phải chống chọi hàng tiểu đoàn địch suốt ba ngày liền, nhƣng vẫn giữ vững trận địa, bảo vệ có hiệu quả tính mạng và tài sản của nhân dân. Đặc biệt là trận chống càn ở Yên Nhân (Yên Lãng), Phú Xuân (Bình Xuyên), các Đại đội 203, 204 cùng bộ đội huyện và dân quân du kích xã đã diệt đƣợc gần 100 tên địch. Ngoài ra, ta còn có những trận chủ động tập kích đánh địch khi chúng đóng quân, trú chân, nhƣ trận tập kích địch ở Cổ Loa, Quan Âm

71

(Đông Anh), có trận gần diệt hết một đại đội địch ở Ngũ Kiên (Vĩnh Tƣờng). Các trận phục kích địch trên đƣờng giao thông bằng trận địa bom, mìn, độn thổ để phá các loại xe của địch và tiêu diệt bọn đi tuần tiễu, sục sạo bắt lính, bắt phu, thu thuế, diễn ra trên đƣờng Vàng - Vân Tập (Tam Dƣơng), Hy Sinh - Dốc Lồ (Yên Lạc). Riêng trận phục kích trên đê Dốc Lồ (Yên Lạc), Đại đội 206 đã diệt gọn một trung đội và một xe tăng địch…

Ngày 31/12/1950, cuộc càn quét dài ngày của địch ở vùng địch hậu đã kết thúc. Sau gần 100 ngày đêm chiến đấu kiên cƣờng, quân và dân Vĩnh Phúc đã làm thất bại âm mƣu của địch, bảo vệ vững chắc vùng tự do và vùng du kích. Từ cuối năm 1953 trở đi, địch không còn khả năng mở những cuộc càn quét quy mô lớn trên địa bàn Vĩnh Phúc.

Sau những thất bại của địch trong đợt càn lớn dài ngày này, quân dân Vĩnh Phúc qua thử thách đã trƣởng thành nhanh chóng và tiếp tục bƣớc vào giai đoạn chiến đấu mới, giành những thắng lợi quyết định.

Bƣớc sang năm 1954, trên chiến trƣờng toàn quốc, bộ đội ta tiến công đánh địch ở nhiều hƣớng, buộc địch phải phân tán binh lực ra chiếm đóng ở nhiều nơi khác. Kế hoạch tập trung lực lƣợng cơ động ở đồng bằng Bắc Bộ của Nava hoàn toàn bị phá sản. Ở chiến trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, tình hình địch có nhiều thay đổi. Đại bộ phận cơ động của chúng rút khỏi Vĩnh Phúc bổ sung cho các chiến trƣờng khác.

Nắm vững tình hình địch, từ ngày 9 đến ngày 16/1/1954, Tỉnh uỷ họp hội nghị mở rộng, đề ra nghị quyết về phƣơng hƣớng công tác vùng sau lƣng địch năm 1954 với những nội dung: “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang, phối hợp với chiến trƣờng toàn quốc để phục hồi và củng cố khu du kích, làm cơ sở cho việc đẩy mạnh chiến tranh du kích, chống phá kế hoạch Nava. Khôi phục hoạt động của các tổ chức quần chúng, tăng cƣờng công tác dân vận, địch nguỵ vận và chống bắt lính, vận động nhân dân sản xuất đề phòng nạn đói, tích cực thu thuế nông nghiệp phục vụ chiến trƣờng. Xúc tiến củng cố lực lƣợng về mọi mặt, nhất là bổ sung cán bộ lãnh đạo các cấp, kiện toàn lực lƣợng vũ trang, nâng cao sức chiến đấu của các đơn vị kể cả dân quân du kích”[1, tr. 239].

72

Sau Hội nghị, công tác củng cố lực lƣợng kháng chiến đƣợc gấp rút thực hiện, mở đầu bằng việc kiện toàn tổ chức bao gồm việc bổ sung cán bộ và bộ máy lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, chấn chỉnh lại các ban, ngành chuyên môn, đặc biệt là củng cố lại các tổ chức cơ sở đảng bị tổn thất trong chiến đấu, lấy việc chấn chỉnh chi uỷ làm trọng tâm. Đảng bộ còn khẩn trƣơng kiện toàn lực lƣợng vũ trang để bảo đảm yêu cầu chiến đấu. Trong 6 tháng đầu năm 1954, toàn tỉnh đã đề bạt 745 cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn và bổ sung 2.114 tân binh cho các đơn vị, trong đó có 1.383 chiến sĩ cho tiểu đoàn 64 và các đại đội bộ đội huyện, hơn 700 đội viên mới là những nam, nữ thanh niên dũng cảm đƣợc lựa chọn, bổ sung vào hàng ngũ dân quân du kích. Tỉnh uỷ thành lập “Ban chỉ huy mặt trận Vĩnh Phúc” (gồm đại diện Tỉnh đội và ban chỉ huy các đơn vị chủ lực trên địa bàn tỉnh) để thống nhất chỉ đạo tác chiến. Ngoài ra, các địa phƣơng còn tích cực sửa chữa hầm hào, củng cố làng chiến đấu, ổn định tƣ tƣởng nhân dân và tiếp tục đẩy mạnh sản xuất.

Thực hiện nhiệm vụ “Đẩy mạnh hoạt động vũ trang phối hợp với chiến trƣờng toàn quốc”, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc quyết định “Mở một cuộc tấn công địch sâu vào vùng tạm chiếm, thu hút địch vào trong, tạo điều kiện thuận lợi cho việc củng cố các khu du kích” [45, tr. 50]. Phƣơng châm tác chiến là: “Chủ động phá càn, đẩy mạnh tập kích, phục kích, biệt kích đánh bọn tuần tiễu lùng sục, đánh vào các tháp canh làm cho địch phải co lại. Vừa tác chiến vừa củng cố bộ đội”[40, tr.2].

Đầu tháng 1/1954, Vĩnh Phúc lần lƣợt đƣa các đại đội của Tiểu đoàn 64, các đại đội bộ đội huyện cùng một tiểu đoàn bộ đội chủ lực của Liên khu Việt Bắc vào địch hậu hoạt động. Ngay khi mới đặt chân vào địch hậu, từ ngày 6 đến ngày 21/1/1954, ta đã phá tan hai cuộc càn quét của địch vào Đại tự (Yên Lạc). Tiếp đó, tổ chức những trận phục kích, tập kích bọn địch đi sục sạo, tuần tiễu, đồng thời tiêu diệt các vị trí Yên Thƣ, Vĩnh Trung, Vĩnh Đông (Yên Lạc), Kim Giao, Tam Báo (Yên Lãng). Đặc biệt, ngày 4/2, Trung đội 5 của Tiểu đoàn 64 đã phục kích bắn đắm một tàu T.C.T và bắn trọng thƣơng một ca nô địch trên sông Hồng thuộc địa phận thôn Mai Châu, xã Dân Chủ (Đông Anh). Trong tàu có một đại đội Âu – Phi, 2 xe Jép, 6 xuồng máy tháo rời, 6 đại liên, 5 trung liên. Trung đội 5 đã vinh dự đƣợc tặng thƣởng Huân chƣơng Quân công hạng Ba.

73

Để đối phó với những đòn tiến công của ta, địch buộc phải co dần lại. Chúng điều thêm lực lƣợng từ Hà Nội và đồng thời rút khỏi những vị trí Thái Phù (Kim Anh), Hạ Chuế (Tam Dƣơng) để thành lập một tiểu đoàn cơ động và bổ sung thêm quân số cho các vị trí Yên Nhân (Yên Lãng), Đại Định (Vĩnh Tƣờng), Dốc Lồ (Yên Lạc) nằm sâu trong khu du kích.

Sau khi đƣợc tăng viện binh, địch cố sức mở các cuộc càn quét vào các khu du kích. Ngày 17/2/1954, chúng tổ chức một cuộc càn quét 7 ngày liền vào 7 xã của

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 68 - 81)