Chống giặc lấn chiếm bình định, đẩy mạnh đấu tranh sau lưng địch, bước đầu xây dựng

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 35 - 47)

6. Kết cấu luận văn

1.3 Chống giặc lấn chiếm bình định, đẩy mạnh đấu tranh sau lưng địch, bước đầu xây dựng

Từ năm 1949, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta bƣớc vào giai đoạn gay go quyết liệt. Song, với những thắng lợi liên tiếp trên mặt trận quân sự đã làm cho cục diện chiến trƣờng ngày càng có lợi cho ta. Ta dần mạnh lên, địch ngày càng lún sâu vào thế bị động, lúng túng. Trƣớc tình hình đó, buộc địch phải thay đổi kế hoạch tác chiến.

Để thực hiện kế hoạch mới, dựa vào viện trợ của Mỹ, thực dân Pháp chủ trƣơng tăng thêm viện binh, khoá chặt biên giới Việt Trung, mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc bộ, củng cố và phát triển nguỵ quyền tay sai, xúc tiến xây dựng nguỵ quân, dùng nó làm nhiệm vụ bình định, chiếm đóng để tập trung phần lớn quân viễn chinh thành những binh đoàn ứng chiến. Từ tháng 7.1949 đến tháng 5.1950, quân Pháp mở liên tiếp tám chiến dịch, đánh chiếm vùng đồng bằng và Trung du Bắc bộ. Phúc Yên, Vĩnh Yên đều là những mục tiêu đánh chiếm của địch. Ngày 13.7.1949, thực dân Pháp mở chiến dịch Báttin (Basstinle) đánh chiếm Bắc Ninh, Bắc Giang và phía nam huyện Đông Anh, Đa Phúc, làm đầu cầu để đánh chiếm toàn bộ tỉnh Phúc Yên và Vĩnh Yên, nhằm cắt đƣờng giao thông liên lạc và tiếp tế giữa Việt Bắc và miền xuôi. Liên tiếp các ngày từ 13 đến 15.7.1949, địch đã dùng một lực lƣợng quân đội lớn, phối hợp với các binh chủng thuỷ, lục, không quân từ nhiều hƣớng ồ

35

ạt đánh chiếm và càn quét các thôn Cổ Loa (Đông Anh), Ngọc Hà, Thu Thuỷ, Kim Lũ, Xuân Dƣơng, Đức Hậu, Phổ Lộng, Yên Sào (phía nam Đa Phúc). Trong các ngày từ 17 đến 20.7.1949, địch đánh chiếm Núi Đôi, Phù Lỗ, Lục Canh, Vân Thƣợng nhằm nối các vị trí mới chiếm đƣợc với Cầu Đuống, đồng thời tiến hành càn quét ác liệt vào các khu vực dọc quốc lộ số 3.

Thực hiện nhiệm vụ của Trung ƣơng và Liên khu “ giữ vững trung du, bảo vệ Việt Bắc”, các Đảng bộ đã tập trung huy động mọi lực lƣợng kiên quyết chiến đấu, chặn đứng các cuộc càn quét đánh chiếm của địch, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân. Tại Phúc Yên, bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích đã phối hợp và chiến đấu dũng cảm với quân thù. Ngay từ những trận đầu tiên đã xuất hiện những tấm gƣơng tiêu biểu nhƣ Trung đội 3, Đại đội Trần Quốc Tuấn (bộ đội địa phƣơng Phúc Yên) đã kiên trì bám trụ, tiêu diệt và làm bị thƣơng hàng trăm tên địch. Bộ đội địa phƣơng và dân quân du kích các xã Đông Anh, Đa Phúc đánh địch nhiều trận trên quốc lộ số 3, tiêu diệt 22 tên địch, làm bị thƣơng 14 tên, phá huỷ một xe vận tải. Riêng du kích xã Phù Lỗ, ngày 20.7.1947 đã cản phá nhiều đợt tấn công của địch…

Bị chặn đánh trên tất cả các mũi càn quét, nhƣng địch vẫn tập trung lực lƣợng mở nhiều cuộc càn quét ra các vùng xung quanh khu vực chúng chiếm đóng và chuẩn bị tích cực mở những cuộc tiến công mới. Trƣớc tình hình chiến sự ngày càng ác liệt, tháng 8.1949, Hội nghị đại biểu Liên khu II đã họp và khẳng định: “Nhất định địch sẽ chiếm đóng trung du, để làm phòng tuyến thứ hai vì chúng biết rằng chúng không thể giữ nổi biên giới, khi nào phòng tuyến thứ nhất là bao vây biên giới không giữ nổi, lúc đó chúng sẽ lui về cố thủ cố vòng tuyến thứ hai là giữ trung du. Bởi vậy, chiến trƣờng trung du sẽ diễn ra vô cùng ác liệt và lâu dài” [8, tr.333].

Đúng nhƣ nhận định trên, ngày 18.8.1949, địch tập trung 3.000 quân mở chiến dịch Canigu (canigou) nhằm đánh chiếm toàn bộ tỉnh Vĩnh Yên, Phúc Yên. Nhằm cắt đứt con đƣờng liên lạc giữa Hà Nội bị tạm chiếm với vùng tự do qua sông Hồng, sau khi chiếm đƣợc các vị trí then chốt, thị xã Phúc Yên, Hƣơng Canh, thị xã Vĩnh Yên, quân Pháp liên tục mở các trận càn vào các làng nằm dọc quốc lộ số 2, chủ yếu thuộc các huyện Yên Lãng, Kim Anh, Yên Lạc và Vĩnh Tƣờng. Huyện Yên

36

Lãng là nơi địch càn quét cuối cùng, nhƣng lại là địa bàn bị địch càn quét, khủng bố ráo riết nhất, vì đây là nơi chúng chủ tâm chiếm đóng lâu dài và lập tề đầu tiên. Cả 58 thôn trong huyện đều bị càn quét nhiều lần. Đến cuối năm 1949, bằng hệ thống đồn bốt rải đều ở những địa điểm quan trọng trên các tuyến đƣờng giao thông, đê sông Hồng, sông Cà Lồ, thực dân Pháp đã căn bản bình định hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên.

Sự đánh phá điên cuồng của địch tuy có gây cho ta nhiều khó khăn, nhƣng nhân dân Vĩnh Yên, Phúc Yên không hề khuất phục. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân và dân hai tỉnh đã giáng cho chúng những đòn chí mạng. Trong những ngày từ 28 đến 31.8.1949, du kích tại địa phƣơng đã phối hợp với các đơn vị chủ lực nhƣ tiểu đoàn 510, 450, 29 đánh địch ở Thanh Vân, Đạo Tú, Cẩm Trạch và Hữu Thủ (Tam Dƣơng), tiêu diệt và làm bị thƣơng hơn 500 tên, gây tiếng vang lớn.

Trong khoảng 52 ngày, từ 13.7 đến 5.9.1949, quân và dân Phúc Yên đã đánh 138 trận, diệt 371 tên địch, làm bị thƣơng 36 tên.Từ ngày 18.8 đến tháng 10.1949, quân và dân Vĩnh Yên đã tiêu diệt và làm bị thƣơng 600 tên, thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.

Đi đôi với quá trình tiếp tục đánh chiếm mở rộng phạm vi chiếm đóng, thực dân Pháp ra sức thực hiện chính sách bình định những vùng chúng đã chiếm. Từ tháng 7.1949 đến tháng 5.1950 chúng đã lập đƣợc hàng trăm ban tề trên địa bàn Vĩnh Yên, Phúc Yên. Cùng với việc thiết lập bộ máy nguỵ quyền từ tỉnh đến xã, thôn trong toàn tỉnh, chúng còn thành lập hệ thống bảo an, hƣơng dũng để bảo vệ bộ máy nguỵ quyền và dựa vào nguỵ quyền để duy trì và phát triển nguỵ quân.

Tình hình trên gây cho ta không ít khó khăn nhƣ: cơ sở ở nhiều nơi bị xáo trộn, nhiều cán bộ, đảng viên bị bật ra ngoài vùng tự do, số ít còn lại phải rút vào bí mật. Trƣớc tình hình nhƣ vậy, tỉnh uỷ Vĩnh Yên, Phúc Yên “chủ trƣơng chỉ đạo các địa phƣơng chuyển hƣớng đấu tranh chính trị, kinh tế là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang để ổn định tƣ tƣởng nhân dân, phục hồi cơ sở, tạo điều kiện cho hoạt động vũ trang về sau” [1, tr. 190].

Thực hiện chủ trƣơng trên, nhiều cán bộ, đảng viên đã thâm nhập vào vùng địch hậu để tuyên truyền, vận động nhân dân vƣợt qua khó khăn vững tin vào cuộc kháng chiến. Bên cạnh những hình thức đấu tranh chính trị, hai tỉnh còn

37

tiến hành đấu tranh triệt phá nguỵ quyền và các cơ sở phản động của địch, trừng trị những tên Việt gian phản động ngoan cố, bắt hàng trăm tên đƣa đi cải tạo.

Từ năm 1950, thực dân Pháp bắt đầu thực hiện kế hoạch “Đóng điểm chiếm tuyến”, chúng xây dựng trên 200 vị trí chốt giữ với những hệ thống cứ điểm vững chắc hình thành ba tuyến phòng thủ để bảo vệ vùng chiếm đóng. Tuyến thứ nhất là vành đai đột xuất ngăn cách vùng tự do và tạm chiếm, có lô cốt boongke do lính Âu- Phi chiếm đóng; tuyến thứ hai là hệ thống phòng thủ dọc theo quốc lộ số 2 với những tháp canh do nguỵ quân hoặc nguỵ liên hiệp Pháp đóng; tuyến thứ ba là hệ thống phòng thủ theo đê sông Hồng suốt từ Đại Độ (Đông Anh) đến Việt Trì, có hệ thống tháp canh lô cốt do quân nguỵ đóng giữ và sĩ quan Pháp chỉ huy. Chúng còn tổ chức ra Khu quân sự bắc sông Hồng gồm ba phân khu: khu Phù Lỗ, khu Phúc Yên và khu Vĩnh Yên. Đặt trọng tâm do thám của “Khu tác chiến Bắc Việt” tại thị xã Vĩnh Yên để chỉ huy… Do vậy, địa bàn hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên đã hình thành hai vùng tự do và tạm chiếm. Vùng tự do gồm toàn bộ huyện Lập Thạch và phía bắc Tam Dƣơng, do ta kiểm soát, phần còn lại của cả hai tỉnh đều thuộc vùng tạm chiếm, do địch kiểm soát, là nơi kháng chiến diễn ra quyết liệt. Trong vùng tạm chiếm, địch xây dựng lực lƣợng nguỵ quyền là các ban tề làm tay sai cho chúng, toàn tỉnh đến tháng 1/1950, có 81 thôn địch đã xây dựng đƣợc tề. Tại các vùng địch chiếm đóng, chúng ra sức thực hiện chính sách bình định để tạo thế ổn định lâu dài và chuẩn bị lực lƣợng tấn công ra vùng tự do nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của tỉnh.

Nhƣ vậy, từ năm 1950, trên địa bàn Vĩnh Yên - Phúc Yên, địch đã chiếm đóng hầu hết các vị trí trong tỉnh với một hệ thống đồn bốt kiên cố và các ban tề khá ổn định. Đây là một khó khăn rất lớn trong quá trình tiến hành kháng chiến của Đảng và nhân dân hai tỉnh.

Để đối phó với âm mƣu xâm lƣợc của thực dân Pháp, đồng thời tạo thêm nguồn cán bộ phục vụ công tác, tiết kiệm ngân quỹ cho tỉnh, làm cho mặt trận Vĩnh Phúc có đƣợc địa bàn kháng chiến rộng lớn, có vùng hậu phƣơng vững chắc làm chỗ dựa cho cuộc đấu tranh vùng địch hậu thắng lợi, ngày 13-1-1950, Thƣờng vụ Liên khu uỷ Việt Bắc đã tổ chức Hội nghị bàn về việc hợp nhất hai

38

tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Cuối tháng giêng năm 1950, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên đã họp Hội nghị tại núi Tam Đảo (thuộc tỉnh Vĩnh Yên) để bàn cụ thể việc hợp nhất hai tỉnh về mặt Đảng và chính quyền. Tại Hội nghị, đại diện Thƣờng vụ Liên khu uỷ Việt Bắc đã công bố quyết định của Trung ƣơng về thành lập Đảng bộ lâm thời tỉnh Vĩnh Phúc gồm 15 đồng chí, do đồng chí Phan Lang làm Bí thƣ Tỉnh uỷ, đồng chí Phan Hữu Quảng làm Chủ tịch uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh lâm thời.

Ngày 12-2-1950, Chính phủ ra Nghị định số 03-TTg do Phó thủ tƣớng Phạm Văn Đồng ký về việc hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Tỉnh Vĩnh Phúc ra đời từ ngày đó. Ngày 19-2-1950, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc ra Thông tri số 01/TT-VP nhắc nhở việc sát nhập các ban chuyên môn của Đảng bộ hai tỉnh thành một ban thống nhất để nhanh chóng đi vào hoạt động ổn định.

Việc hợp nhất tỉnh đã đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cuộc kháng chiến, đồng thời, đó là sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh.

Để đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ, Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã khẩn trƣơng chỉ đạo các huyện, xã trong tỉnh xây dựng các khu du kích, căn cứ du kích ở những nơi có điều kiện. Đảng bộ đã chỉ đạo xây dựng Lập Thạch và một phần Tam Dƣơng trở thành hậu phƣơng kháng chiến của tỉnh.

Tại Lập Thạch, ngay từ cuối năm 1947, Đảng bộ huyện đã triển khai xây dựng “Đất căn cứ”ở vùng núi Sáng Sơn theo quyết định của tỉnh ủy Vĩnh Yên. Từ năm 1949, khi cuộc kháng chiến trở nên quyết liệt, đại bộ phận đất đai trong tỉnh bị địch chiếm. “Đất căn cứ” lan rộng ra hầu hết huyện Lập Thạch và trở thành hậu phƣơng an toàn cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, kho tàng, công xƣởng của tỉnh, các huyện bạn, nơi tập kết và chuẩn bị chiến đấu của bộ đội địa phƣơng và bộ đội chủ lực. Tuy là vùng tự do nhƣng các xã phía nam của huyện thƣờng xuyên bị địch uy hiếp bắn phá, càn quét làm cho những nơi này gặp nhiều khó khăn trong đời sống, sản xuất và xây dựng lực lƣợng. Cùng với Đảng bộ và nhân dân toàn tỉnh, Đảng bộ và nhân dân Lập Thạch bƣớc vào giai đoạn mới đầy khó khăn gian khổ. Gần 4/5 đất đai trong tỉnh bị địch chiếm, chúng lập hệ thống đồn bốt dày đặc và bộ máy ngụy quyền tay sai để o

39

ép, kìm kẹp nhân dân ta và ra sức bóc lột vơ vét sức ngƣời, sức của phục vụ cho chiến tranh xâm lƣợc của chúng. Vì vậy, để bảo toàn lực lƣợng kháng chiến, toàn bộ các cơ quan của tỉnh ủy, Ủy ban, các đoàn thể và nhiều cơ quan thuộc huyện Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, một số cơ quan tỉnh bạn và Trung ƣơng đã sơ tán về Lập Thạch. Các cơ sở kinh tế, kho tàng của Nhà nƣớc, xƣởng quân giới của tỉnh và các đơn vị bộ đội rút về đóng trên địa bàn huyện. Từ tình hình trên đòi hỏi Đảng bộ huyện Lập Thạch phải giải quyết một loạt nhiệm vụ hết sức cấp bách. Đó là đảm bảo các nhu cầu về lƣơng thực, thực phẩm và các nhu cầu khác cho hàng vạn con ngƣời đóng ở huyện. Ngày 12/2/1950, Đảng bộ và nhân dân Huyện Lập Thạch đã làm tốt công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, đƣa đón cán bộ và bảo vệ an toàn tuyệt đối hội nghị hợp nhất tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên tại thôn Sơn Kịch xã Quang Sơn.

Nhận rõ vai trò, vị trí và nhiệm vụ của mình, Đảng bộ Lập Thạch đã lãnh đạo nhân dân xây dựng huyện xứng đáng là căn cứ địa kháng chiến của toàn tỉnh. Đảng bộ hƣớng trọng tâm lãnh đạo vào xây dựng, phát triển nền kinh tế kháng chiến ở địa phƣơng. Do địch đánh chiếm vào giữa lúc nhân dân hai tỉnh đang sản xuất vụ mùa, vì vậy, hàng trăm mẫu ruộng bị bom đạn địch cày xới phải bỏ hoang, nhân dân tản cƣ lánh nạn, làm cho diện tích gieo cấy toàn tỉnh sút giảm nghiêm trọng. Vụ chiêm năm 1950 so với năm 1949 toàn tỉnh giảm 41%. Riêng huyện Lập Thạch do địch phá hoại một số công trình thủy lợi và uy hiếp mạnh một số xã phía nam nên nông nghiệp toàn huyện gặp khó khăn lớn. Ruộng đất bị địch khống chế lập vành đai trở thành hoang hóa, địch lại thắt chặt con đƣờng thông thƣơng giữa Lập Thạch với các huyện phía nam - vựa lúa của tỉnh nhƣ Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc, Bình Xuyên...

Để giải quyết vấn đề lƣơng thực đang thiếu găy gắt, tháng 5.1950, tỉnh ủy Vĩnh Phúc phát động trong toàn tỉnh phong trào tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đảm bảo nhu cầu lƣơng thực cho kháng chiến. Nhằm giúp các địa phƣơng khắc phục khó khăn, tỉnh tổ chức đƣa trâu bò từ Lập Thạch về vùng tạm chiếm, đồng thời cung cấp cho nhân dân Lập Thạch trong đó chủ yếu là các xã ven sông Đáy, sông Lô hơn 130 tấn thóc giống để khôi phục sản xuất. Tỉnh còn giúp Lập Thạch tu sửa hệ thống nông giang và đập nƣớc ở Đồng Quế, Liễn Sơn, Tam Sơn, Ngọc Liễn để đảm bảo nƣớc tƣới tiêu cho sản xuất, trồng trọt. Trong thời gian này, vấn đề tự cấp tự túc đƣợc đặt ra hết sức bức thiết. Bên cạnh việc vận động

40

nhân dân khai hoang vỡ dậm, tăng diện tích gieo trồng, tỉnh ủy đề ra nhiệm vụ cho tất cả các cơ quan, dân quân du kích, đơn vị bộ đội đều phải thực hiện “tấc đất tấc vàng” cùng nhân dân khai phá đất đai tranh thủ trồng lúa, màu, rau, đậu và chăn nuôi để tự túc một phần lƣơng thực, thực phẩm.

Thực hiện chủ trƣơng của tỉnh ủy, Đảng bộ Lập Thạch một mặt lãnh đạo các địa phƣơng tổ chức tốt để nhân dân khôi phục, phát triển sản xuất, đồng thời còn giúp đỡ các cơ quan, đơn vị bộ đội có đủ điều kiện tiến hành tăng gia sản xuất.

Với những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã dần dần đƣợc phục hồi và có bƣớc phát triển mới. “Cuối năm 1950, diện tích trồng sắn ở Lập Thạch so với năm 1949 tăng gần 200%, khoai tăng 80%,... góp phần cùng toàn tỉnh đƣa diện tích đất trồng trọt tăng hơn trƣớc gấp 3 lần, giải quyết đƣợc cơ bản nhu cầu lƣơng thực cho cả tỉnh” [10, tr. 30].

Là một huyện tự do, bên cạnh nhiệm vụ xây dựng hậu phƣơng vững mạnh về

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 35 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)