Vừa xây dựng lực lượng kháng chiến, vừa chống địch càn quét, bình định, từng bước

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 47 - 54)

6. Kết cấu luận văn

2.1.Vừa xây dựng lực lượng kháng chiến, vừa chống địch càn quét, bình định, từng bước

định, từng bước phát triển chiến tranh du kích và xây dựng căn cứ kháng chiến vùng địch hậu

Sau những thất bại ở mặt trận trung du, thực dân Pháp nhận thấy không thể để mất vùng chiếm đóng chiến lƣợc này, nên khi đƣợc biết bộ đội chủ lực của ta đã rút, ngay ngày 22/1/1951, chúng đã đƣa Binh đoàn cơ động số 2, số 3 lên Vĩnh Phúc và đánh chiếm lại những vùng đất đã mất. Chúng tổ chức những trận càn quét ác liệt vào vùng phía bắc quốc lộ 2 và chiếm thêm một số vị trí Vàng, Thằn Lằn, Hữu Bằng và chiếm thêm một số vị trí nhƣ: Hạ Chuế, Diên Lâm, Thanh Vân, Tam Lộng, Bảo Sơn, Mán Tép, Dƣợc Hạ để ngăn chặn ta xâm nhập vùng chiếm đóng. Chúng tổ chức xây dựng lại hệ thống lô cốt boong ke trên tuyến đột xuất và xây dựng một “Vành đai trắng” dài trên 40km từ huyện Đa Phúc đến Sơn Đông (Lập Thạch) gồm 18 xã thuộc 5 huyện: Đa Phúc, Kim Anh, Bình Xuyên, Tam Dƣơng và Lập Thạch. Chúng đã biến 5 vạn mẫu ruộng, dồn đuổi dân thành vùng hoang hoá gây cho nhân dân nhiều cảnh đau thƣơng.

Ở vùng địch chiếm đóng, khi đã có vành đai bảo vệ, chúng liên tục mở nhiều cuộc càn quét, đánh phá vào các cơ sở kháng chiến, căn cứ du kích của ta. Đồng thời, chúng xúc tiến xây dựng lại bộ máy nguỵ quyền, xây dựng lại tháp canh, tái lập các ban tề, bảo an, hƣơng dũng vừa bị phá, trang bị thêm vũ khí cho bọn tề phản động ở Xuân Lai (Đa Phúc), Hy Sinh (Yên Lạc), Do Nhân, Thƣờng Lệ (Yên Lãng), Thuỵ Hà (Đông Anh)… Đến tháng 6/1951, địch đã lập lại đƣợc 457 ban tề các loại. Ngoài ra, chúng còn đổi bang Đông An thành quận, lập thêm bang Mai Khê để kiểm soát chặt chẽ phía nam Yên Lạc và tây Yên Lãng, thay thế những tên quận trƣởng, tỉnh trƣởng bằng những tên Quốc dân Đảng phản động.

Để đối phó với các cuộc tiến công của ta, chúng thành lập 13 đại đội cơ động và 5 đại đội biệt kích, đồng thời chúng tăng cƣờng dồn quân, bắt lính. Riêng bốn huỵên Yên Lãng, Yên Lạc, Bình Xuyên, Kim Anh, trong thời gian này chúng đã bắt

47

987 thanh niên vào lính cho chúng. Đến tháng 10/1951, trên địa bàn Vĩnh Phúc địch có khoảng 5.544 tên (trong đó gần một nửa là lính Âu - Phi) cùng với 2.000 hƣơng dũng, thiết lập đƣợc 223 vị trí và tháp canh. Mặt khác, chúng thành lập các tổ chức phản động, dựa vào bọn Quốc dân Đảng, Đại Việt, Phục Quốc, Việt Nam cách mạng hải ngoại đoàn… để phá hoại cơ sở kháng chiến của ta. Do địch tập trung đánh phá nhiều mặt nên trong hai tháng 5 và 6/1951, chúng đã phá vỡ 8 cơ sở kháng chiến của ta, trong đó có 3 cơ sở bị tổn thất nặng là Bình Định (Yên Lạc), Vân Trì, Hải Bối (Đông Anh).

Tháng 3/1951, giữa lúc quân dân Vĩnh Phúc đang tập trung sức chống phá kế hoạch bình định và củng cố vùng chiếm đóng của địch sau Chiến dịch Trần Hƣng Đạo, thì Chiến dịch Hoàng Hoa Thám và Chiến dịch Quang Trung mở ra, buộc địch phải rút Binh đoàn cơ động số 2 và số 3 đi ứng chiến cho chiến trƣờng chính. Để tạo điều kiện cho mặt trận sau lƣng địch ở Vĩnh Phúc hoạt động, Liên khu Việt Bắc đã tăng cƣờng cho Vĩnh Phúc Tiểu đoàn 72 (bộ đội địa phƣơng Phú Thọ) về phối hợp chiến đấu. Các đại đội huyện Lập Thạch, Tam Dƣơng, Đa Phúc phối hợp với Tiểu đoàn 72 chống địch càn quét ở vùng tự do và các xã mới giải phóng. Tiểu đoàn 64 (Đại đội 460 và 465) cùng với bộ đội các huyện khác mở đƣờng vào Bình Xuyên, Kim Anh phối hợp với dân quân du kích liên tiếp phá tề trừ gian, tiêu diệt các tháp canh, hƣơng dũng, ngăn chặn địch vây quét ở các huyện Yên Lạc, Bình Xuyên, Yên Lãng và Đông Anh.

“Kết quả 6 tháng đầu năm 1951, quân dân Vĩnh Phúc đã tiêu diệt và phá 77 tháp canh, 1 vị trí Mai Khê, phá huỷ 63 xe các loại, phá 226 ban tề, bắt 339 tên, bức hàng 77 tên và thu nhiều quân trang, quân dụng của địch” [1, tr. 201].

Từ tháng 6 đến tháng 10-1951, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc “chủ trƣơng đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống gián điệp, bảo vệ cơ sở, đồng thời đẩy mạnh chiến tranh du kích vùng sau lƣng địch, bảo vệ mùa màng, thực hiện thuế nông nghiệp”[1, tr. 220].

Bƣớc một, bộ đội tỉnh và huyện phân tán về các vùng có lúa sớm làm nhiệm vụ canh gác, chống càn, bảo vệ cho nhân dân thu hoạch. Trong tháng 10, ta phá tan 2 trận càn quét của địch ở vùng tự do Tam Dƣơng, Đa Phúc. Ta đã tiêu diệt và làm bị thƣơng 33 tên, đồng thời quấy rối tuyến đột xuất không cho địch rảnh tay cƣớp phá. Mặt khác, tổ chức giúp dân gặt và cất giấu lƣơng thực.

48

Bƣớc hai, tỉnh tích cực chuyển lực lƣợng vào địch hậu, tiến hành vũ trang tuyên truyền, củng cố và phát triển cơ sở nhằm xây dựng phía nam huyện Bình Xuyên, bắc huyện Yên Lạc và huyện Yên Lãng thành bàn đạp hoạt động của ta ở vùng sau lƣng địch. Hội nghị Tỉnh uỷ tháng 10-1951 đã quyết định xây dựng khu du kích ở các xã Tiền Phong, Phú Xuân (Bình Xuyên), Nguyệt Đức (Yên Lạc), Bắc Ái, Quyết Tiến, Tiền Phong, Kim Chung (Yên Lãng), Nam Hồng, Thành Công (Đông Anh), Lạc Long (Đa Phúc), Bộ Lĩnh (Kim Anh) bởi đây là những nơi có cơ sở mạnh, nhân dân một lòng tin theo kháng chiến, địa hình thuận lợi, lực lƣợng của địch lại tƣơng đối yếu, dễ bị tan rã trƣớc những đòn tấn công của ta.

Nghị quyết về xây dựng khu du kích đƣợc quân, dân Vĩnh Phúc thực hiện tích cực. Tháng 5.1951, Đại hội Đảng bộ Yên Lạc đƣợc triệu tập. Đại hội thông qua đề án công tác với nội dung chủ yếu: “Củng cố khu du kích vững mạnh, phục hồi những cơ sở còn yếu hoặc mới bị vỡ; củng cố chi bộ, tổ chức quần chúng, chính quyền nhân dân, xây dựng lực lƣợng bộ đội địa phƣơng, du kích xã về các mặt..”[3, tr.104]. Cùng với Yên Lạc, các huyện trong tỉnh đều chỉ đạo nhân dân tích cực xây dựng khu du kích, căn cứ du kích trên địa bàn. Đó cũng là điều kiện để tỉnh thực hiện thành công trong đợt phối hợp với chiến dịch Hoà Bình.

Để gỡ thế bị động và gây lại ảnh hƣởng sau những thất bại liên tiếp ở biên giới, trung du và đồng bằng Bắc bộ, đồng thời hòng tái lập Xứ Mƣờng tự trị, ngày 14/11/1951, thực dân Pháp đã huy động một lực lƣợng quân sự lớn đánh chiếm Hòa Bình, Tu Vũ.

Đối phó với địch, ngày 18/11/1951, Trung ƣơng Đảng quyết định mở Chiến dịch Hoà Bình và chỉ thị cho các địa phƣơng đẩy mạnh hoạt động phối hợp với chiến trƣờng chính Liên khu uỷ Việt Bắc đã thành lập Ban chỉ đạo mặt trận Trung du để trực tiếp chỉ đạo các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Yên và Vĩnh Phúc, trƣớc khi địch đánh phá Hoà Bình, tháng 10-1951, Tỉnh uỷ đã họp Hội nghị mở rộng để quán triệt Nghị quyết hội nghị Trung ƣơng lần thứ hai (4-1951) “Về nhiệm vụ và phƣơng hƣớng công tác trong vùng tạm chiếm và vùng du kích”. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ công tác ba tháng cuối năm gồm những nội dung lớn quan trọng nhƣ: “duy trì, củng cố cơ sở, đẩy mạnh hoạt động quân sự, phát triển du kích chiến tranh, chống địch càn quét, bảo vệ mùa màng; chống địch tuyển mộ bắt lính, đẩy

49

mạnh công tác địch, nguỵ vận, làm cho việc vận động nguỵ binh thành phong trào của quần chúng; tiếp tục chống kế hoạch lập vành đai trắng, đẩy mạnh đấu tranh chống áp bức bót lột, bảo vệ đời sống nhân dân; thực hiện chủ trƣơng của Trung ƣơng đề ra :Cán bộ bám sát dân, dân bám sát đồng ruộng...” [43, tr. 40].

Hội nghị đề ra phƣơng châm hoạt động là “Đánh nhỏ ăn chắc, liên hoàn và phải liên tục”. Mục đích của đợt tiến công địch lần này là quyết tâm mở các khu du kích phát triển.

Đƣợc Tỉnh uỷ trực tiếp chỉ đạo, xuất phát từ tình hình thực tế ở cơ sở, Tỉnh đội đã cùng với các huyện xác định: có thể nhằm vào phía nam tỉnh, tức là một dải tuyến hậu phƣơng của địch từ phía nam quốc lộ 2 ra đê sông Hồng làm mục tiêu xây dựng khu du kích. Cụ thể là chọn 15 xã thuộc các huyện: Đông Anh, Yên Lãng, Bình Xuyên và phía nam huyện Yên Lạc, nhằm xây dựng khu du kích liên hoàn , đồng thời 5 xã ở huyện Đa Phúc, Kim Anh, Đông Anh, Yên Lãng và Tam Dƣơng xây dựng các lực lƣợng du kích độc lập.

Khi địch đánh đến Hoà Bình, Liên khu uỷ Việt Bắc chỉ thị cho tỉnh Vĩnh Phúc: “… Chuyển hết bộ đội, cán bộ vào hậu địch, phối hợp với Chiến dịch Hoà Bình và mặt trận Bắc Ninh, Bắc Giang tiêu hao sinh lực địch, đẩy mạnh du kích chiến tranh, phục hồi cơ sở…”[43, tr. 45].

Thực hiện chỉ thị của Liên khu uỷ Việt Bắc, trên cơ sở phân tích tình hình địch, ta trên địa bàn tỉnh, Tỉnh uỷ đề ra ba chủ trƣơng lớn:

1. Mạnh dạn chuyển hết bộ đội vào địch hậu tác chiến mở khu du kích, võ trang tuyên truyền phát triển cơ sở vào vùng tạm chiến.

2. Chuyển hết cán bộ huyện, xã, chi uỷ, đảng viên, du kích lƣu vong trở về địch hậu cùng với bộ đội củng cố, xây dựng cơ sở.Thực hiện thu thuế nông nghiệp.

3. Đẩy mạnh công tác địch, nguỵ vận làm tan rã bảo an, hƣơng dũng, vận động nhân dân đấu tranh không nuôi hƣơng dũng, không nộp phạt, không đi phu, đi lính.

Thực hiện chủ trƣơng của trên, Tỉnh uỷ chuyển Tiểu đoàn 64 cùng cán bộ, đảng viên, du kích lƣu vong trở về vùng sau lƣng địch để đẩy mạnh chiến tranh du kích, củng cố và phát triển cơ sở, mà trọng tâm là xây dựng khu du kích. Tỉnh đã huy động số lƣợng lớn nhân vật lực phục vụ chiến dịch, bao gồm hàng nghìn dân

50

công cả vùng tự do và tạm chiến tham gia phối hợp với chiến trƣờng chính. Từ ngày 16/12/ 1951 đến ngày 22/2/1952, ta mở đợt tấn công địch, có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của Trung đoàn 176 và Tiểu đoàn 426 bộ đội chủ lực. Đợt tấn công địch đƣợc chia làm hai đợt nhỏ.

Trong đợt một, lực lƣợng vũ trang địa phƣơng cùng các đơn vị bộ đội chủ lực vào hoạt động mạnh ở Đông Anh, Kim Anh, Yên Lãng, Bình Xuyên và Yên Lạc, đánh phá một loại tháp canh ở Phù Trì, Phù Lỗ (kim Anh), Trung Hà, Ngọc Long, Ngọc Đƣờng (Yên Lạc), Yên Bài (Yên Lãng), chống càn bảo vệ cơ sở ở Đông Đồ, Tằng My (Đồng Anh)… Đặc biệt là chiến công ngày 25/12/1951, Đại đội 465 của tỉnh phối hợp với Trung đoàn 176 phục kích trên đƣờng Đặc Tài - Mán Tép tiêu diệt gần hết Đại hội biệt kích (commăngđô) số 14 của địch. Đêm 26/12/1951, Trung đoàn 175 đánh tiêu diệt hoàn toàn vị trí công sự mới Larive (larrivèe) của địch ở Đa Phúc diệt gọn 1 đại đội Âu - Phi, thu toàn bộ vũ khí. Lực lƣợng vũ trang của ta vừa tác chiến, vừa tuyên truyền, giải tán các ban tề, truy lùng bọn phản động, giải thoát hàng nghìn đồng bào bị địch kìm kẹp ở gần 200 xã thuộc bốn huyện phía nam tỉnh. Trong hai mƣơi ngày hoạt động, ta loại khỏi vòng chiến đấu trên 300 trên địch, bắt 51 tên chỉ điểm và nguỵ phản động, làm tan rã hoàn toàn khối bảo an, hƣơng dũng ở huyện Yên Lãng và một phần huyện Đông Anh, Bình Xuyên. Trƣớc sự tấn công mạnh mẽ của ta, địch buộc phải rút khỏi một số vị trí ở Yên Lãng, Bình Xuyên, Kim Anh, Đa Phúc. Chính quyền địch bị phá từng mảng lớn, lực lƣợng du kích lần lƣợt ra đời ở các xã và tiếp tục đƣợc củng cố về mọi mặt.

Kết thúc đợt hoạt động thứ nhất, các địa phƣơng đều mở rộng đƣợc khu du kích, hàng nghìn dân thoát khỏi ách kìm kẹp. Tại Yên Lạc, ta xây dựng đƣợc khu du kích gồm các xã: Nguyệt Đức, Trung Hà, Trung Kiên, đây là khu du kích đầu tiên của huyện và của tỉnh trong thời kỳ này. Yên Lạc đã xây dựng đƣợc chỗ đứng chân trong địch hậu, tạo điều kiện đẩy mạnh chiến tranh du kích, làm bàn đạp tiếp tục mở rộng căn cứ, góp phần phá vỡ kế hoạch phòng ngừa bằng vành đai trắng và tuyến công sự kiên cố của địch.

Tại Bình Xuyên, bộ đội địa phƣơng liên tục đánh địch ở nhiều nơi:Tam Canh, Tam Dân, Phú Xuân; phát triển hoạt động ở các vùng sâu ở Xuân Lãng, Mộ Đạo, ở vùng công giáo Bá Cầu (Sơn Lôi), làm địch vận, diệt ác, phá tề... Sau gần 1

51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tháng hoạt động, bộ đội Bình Xuyên đã chiến đấu nhiều trận, mở rộng khu du kích ra các xã Tiền Phong, Tam Dân, Phú Xuân, Thanh Lãng nối với các xã ở Yên Lãng và ven sông Cà Lồ hình thành khu du kích nam Bình Xuyên. Hơn 4000 dân đã thoát khỏi ách kìm kẹp của địch. Đây cũng là địa bàn đứng chân để các đơn vị chủ lực tiến sâu vào chiến đấu ở vùng địch hậu nam Vĩnh Phúc, tạo điều kiện gây cơ sở phát triển phong trào ở các xã vùng ven sông Hồng của Yên Lãng và Yên Lạc.

Trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch Hòa Bình, quân dân huyện Yên Lãng, Phúc Yên, Kim Anh đã có nhiều cố gắng chiến đấu và phục vụ chiến đấu góp phần tạo nên thắng lợi chung. Điều quan trọng nhất là ta đã mở đƣợc ba khu du kích đầu tiên trong vùng địch hậu bao gồm 11 xã, 45 thôn, có 4 xã thuộc huyện Yên Lãng là: Kim Chung, Tiền Phong, Hiệp Lực và Bắc Ái. Thành công này làm cho hậu phƣơng an toàn nhất của địch bị chọc thủng, thế chiếm đóng của địch bị co lại. Còn ta từ chỗ thƣờng xuyên bị bao vây uy hiếp đã tạo đƣợc chỗ đứng chân trong vùng địch hậu, làm bàn đạp mở rộng hoạt động.

Ngày 10/1/1952, Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc họp Hội nghị mở rộng rút kinh nghiệm đợt một và đề ra chủ trƣơng cho đợt hai. Hội nghị nhận định: đợt thứ nhất kết thúc, ta đã giành đƣợc những thắng lợi đáng kể, song vẫn còn một số khuyết điểm: ta chỉ hoạt động mạnh ở Kim Anh, Đông Anh, nam Yên Lạc, các nơi khác còn yếu; lực lƣợng vũ trang nhất là tiểu đoàn 64, tƣ tƣởng chiến thuật chƣa thông suốt, còn “ham ăn lớn, đánh lớn, đánh cố thủ, ỷ lại vào công sự trong làng nên bị tiêu hao nhƣ trận chống càn ở Phù Trì, Đồng Đô, Tằng My, chƣa mạnh bạo vận động ra ngoài công sự để tác chiến… Du kích xã tự động hoạt động còm kém, ỷ lại có bộ đội hoạt động tác chiến” [43, tr.53].

Sau khi phê phán những khuyết điểm, Hội nghị đề ra nhiệm vụ trƣớc mắt là: “Nhanh chóng củng cố các khu du kích đã giành đƣợc ở nam Bình Xuyên, đông nam Yên Lãng, tây Đông Anh làm bàn đạp mở khu du kích sang Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng. Củng cố đẩy mạnh sự hoạt động của dân quân du kích ở những nơi mới giành đƣợc…Phƣơng châm hoạt động là: đánh nhỏ ăn chắc, tránh đánh giằng dai. Bộ đội huyện phân tán là chính, tập trung là phụ. Bộ đội tỉnh đánh ngoài công sự là chính, cứ điểm là phụ. Du kích tự động tác chiến là chính, phối hợp là phụ”[43, tr.60].

52

Vào đợt hai, ta gặp nhiều khó khăn do Trung đoàn 716 có lệnh rút đi, trong khi địch đƣợc tăng cƣờng thêm lực lƣợng từ Hà Nội lên, ra sức đánh phá các vùng vừa bị mất. Vĩnh Tƣờng và Yên Lạc là hai huyện còn nhiều cơ sở yếu, cán bộ, đảng viên lƣu vong chƣa trở lại hoạt động. “Địch liên tục càn quét, khủng bố nhân dân, truy lùng cán bộ, lực lƣợng vũ trang; lập lại các ban tề, tăng cƣờng bắt lính thu thuế. Tại Đinh Xá, địch bắn phá ác liệt, dồn dân xuống Thƣờng Lệ (Yên Lãng), hủy hoại hết các bãi ngô, bãi mía ven sông” [3, tr.112]. Vì thế, rút kinh nghiệm đợt một, lực lƣợng vũ trang đã tăng cƣờng hoạt động ở các huyện phía bắc tỉnh, nhƣng do thiếu sự hỗ trợ bên trong nên tác chiến kém hiệu quả, chủ trƣơng mở khu du kích ở phía

Một phần của tài liệu đảng bộ tỉnh vĩnh phúc lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích trong kháng chiến chông pháp từ 1946 1954 (Trang 47 - 54)