I Các thông số cơ bản
7 Chi phí gia công lắp đặt phụ kiện 25.000.000 25.000
4.2.2. Trong giai đoạn vận hành 1 Phần rủi ro
4.2.2.1. Phần rủi ro
- Tập huấn kiến thức an toàn vệ sinh lao động và sơ cấp cứu khi xảy ra tai nạn (điện giật).
- Khám sức khỏe định kỳ cho công nhân viên làm việc trong khu du lịch theo Thông tư số 13/2007/TT-BYT ngày 21 tháng 11 năm 2007 về Hướng dẫn khám sức khỏe.
- Trang bị các tủ thuốc trong đó bao gồm các loại thuốc thông thường và các loại thuốc cấp cứu.
- Trang bị bảo hộ lao động cho các nhân viên làm việc trong các khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm cao: găng tay, ủng, khẩu trang, quần áo bảo hộ cho công nhân thu gom chất thải; nút chống ồn cho những nhân viên thường xuyên làm việc tại khu vực đặt máy phát điện….. - Tham gia chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho công
nhân viên.
An toàn giao thông
Để hạn chế các tai nạn giao thông có thể xảy ra, gây tổn hại đến con người, tài sản, và môi trường, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Để hạn chế các tai nạn giao thông có thể xảy ra, gây tổn hại đến con người, tài sản, và môi trường, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Phân công, bố trí người hướng dẫn giao thông khi có xe ra vào khu vực dự án tránh tình trạng kẹt xe và tai nạn giao thông.
- Bố trí thời gian nhập nguyên vật liệu, như EM gốc, rỉ đường, thảo dược các loại, than đá… một cách hợp lý, tránh tập trung vào giờ cao điểm.
- Người tham gia giao thông và chủ phương tiện vận chuyển hàng hóa cho dự án có trách
nhiệm cam kết người lái xe có giấy phép lái xe, hiểu biết về luật an toàn giao thông theo quy định của pháp luật. Không tham gia giao thông trong tình trạng say xỉn.
- Khi xảy ra tai nạn, chủ dự án sẽ báo ngay cho cấp địa phương tại nơi xảy ra tai nạn biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
4.2.2.2. Phần sự cố
Phòng ngừa sự cố về điện gây cháy nổ
- Không cho bất kì cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định.
- Tổng mặt bằng của nhà máy chế biến khi thiết kế xây dựng có lưu ý đến mặt bằng PCCC nên khi có sự cố, xe chữa cháy có thể vào tận nơi để khắc phục.
- Hệ thống cấp điện cho trang trại và hệ thống chiếu sáng bảo vệ được thiết kế độc lập, an toàn, có bộ phận ngắt mạch khi có sự cố chập mạch trên đường dây tải điện.
Để tránh hiện tượng quá tải điện, các biện pháp sau sẽ được áp dụng: - Khi thiết kế sẽ chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện;
- Khi sử dụng không được dùng thêm quá nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn nếu mạng điện không tính được đến việc dùng thêm những dụng cụ đó;
- Những nơi cách điện bị dập, nhựa cách điện bị biến màu là những nơi dễ phát lửa khi dòng điện quá tải cần được thay dây mới;
- Khi sử dụng mạng điện và các máy móc thiết bị phải có những bộ phận bảo vệ như cầu chì, role…Để đề phòng chập mạch, trang trại có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Khi mắc dây điện, chọn và sử dụng thiết bị điện phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
- Nếu dây dẫn tiếp xúc với kim loại sẽ bị mòn, vì vậy cấm dùng đinh, dây thép để buộc giữa dây điện.
- Các dây điện nối vào phích cắm, đuôi đèn, máy móc phải chắc và gọn, điện nối vào mạch rẽ ở hai đầu dây nóng và nguội không được trùng lên nhau.
- Để phòng chống cháy do nối dây không tốt, các điểm nối dây phải đúng kỹ thuật. Khi thấy nơi quấn băng dính bị khô và cháy sáng thì phải kiểm tra ngay và nối chặt lại điểm nối. Không được co kéo dây điện hay treo các vật nặng lên dây. Đường dây dẫn điện, các cầu chì, cầu dao không để bị gỉ, nếu bị gỉ thì nơi gỉ là nơi phát nhiệt lớn.
Biện pháp chữa cháy thiết bị điện:
- Trong đám cháy, điện bao giờ cũng có ánh chớp sáng xanh của tia lửa điện, mùi khét của ozone không khí hoặc mùi khét do cháy các vỏ cách điện. Thiết bị điện cháy thường không cháy to nhưng nguy hiểm, vì nếu không dập tắt kịp thời sẽ gây cháy nhà xưởng, thiết bị, vật tư khác. Cần phải ngắt nguồn điện các thiết bị điện trước khi tiến hành chữa cháy, nếu cháy nhỏ có thể dùng bình CO2. Khi đám cháy
đã phát triển lớn, tùy tình hình cụ thể mà quyết định phương pháp chữa cháy thích hợp.
- Khi ngắt điện, người chữa cháy phải được trang bị các dụng cụ bảo hộ như sào cách điện, bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cắt điện. Những dụng cụ này phải ghi rõ điện áp cho phép sử dụng.
Biện pháp phòng cháy chữa cháy
Trong các khu vực dự án đều có trang bị đầy đủ dụng cụ phòng cháy chữa cháy đảm bảo heo đúng các quy định của Việt Nam về phòng chống cháy nổ.
- Bố trí các sơ đồ thoát hiểm tại khu vực mọi người quan sát thấy. - Các máy móc, thiết bị có lý lịch kèm theo và được đo đạc theo dõi
thường xuyên các thông số kỹ thuật.
- Thường xuyên kiểm tra các biển báo, biển cấm lửa, nội quy PCCC, phương tiện PCCC.
- Tổ chức thường xuyên các đợt tập dợt chữa cháy cho công nhân, nêu chi tiết các nhiệm vụ mà người lao động cần thực hiện khi xảy ra sự cố cháy nổ.
- Thu lôi bằng hệ thống thu lôi trên nóc mái nhà, hệ thống thu lôi này sau khi thiết kế và thi công phải kiểm tra cụ thể R < 10
- Bố trí hệ thống bình bọt, bình CO2 theo quy định cụ thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Khi trang trại có xảy ra sự cố về cháy nổ nên liên hệ ngay đường dây nóng 114 để tránh hậu quả nghiêm trọng. Ở bất kỳ tỉnh thành nào khi bấm số 114 (điện thoại bàn hoặc điện thoại di động cũng không cần bấm mã vùng), hệ thống tổng đài sẽ tự động chuyển cuộc gọi về cho đơn vị địa phương gần nhất. Tổng đài này, hoạt động 24/24h và có rất nhiều đường dây nên không bị lo quá tải khi nhận được nhiều cuộc gọi cùng một lúc.
- Chủ đầu tư phải trang bị đầy đủ các loại phương tiện chữa cháy theo quy định và theo hướng dẫn của Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ. Có quy hoạch khu vực gửi xe để thuận tiện, dễ dàng sơ tán xe khi có cháy. Nhân viên làm việc ở các khu vực này phải được huấn luyện thuần thục về biện pháp, phương pháp xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra.
- Phải lắp đặt hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động theo quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, hệ thống này phải được kiểm tra,
- Để đảm bảo hiệu quả chữa cháy đối với các ga ra ô tô nên lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt thay cho chữa cháy bằng nước để tránh cho xăng, dầu trào ra chảy theo nước chữa cháy gây nên cháy lan.
- Hệ thống giao thông, bãi đỗ phục vụ cho phương tiện chữa cháy cơ giới hoạt động bảo đảm kích thước và tải trọng.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy bảo đảm yêu cầu phục vụ chữa cháy. - Tổ chức huấn luyện cho lực lượng PCCC cơ sở xử lý tốt tình huống
ban đầu để giảm tối đa thiệt hại.
- Sử dụng nước để chữa cháy hay hệ thống chữa cháy bột, foam ( loại chuyên dụng về chữa cháy xăng, dầu).
Sự cố do sấm sét
Sự cố này được khắc phục bằng cách lắp đặt hệ thống cột thu lôi chống sét trên toàn bộ hệ thống mái nhà. Nhằm hạn chế tối đa các tác động do sự cố gây ra.
Phòng chống sự cố rò rỉ ga
Dự án lắp đặt hệ thống hầm ủ biogas sử dụng làm khí đốt. Để đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong khi sử dụng gas, chủ dự án cần trang bị những điều sau:
- Đường ống dẫn Gas được làm bằng chất liệu tốt, ngắt gas tự động khi có sự cố.
- Còi hú báo động khi có sự cố mất an toàn.
- Định kỳ thay các van dây Gas đã cũ, bị bục gây mất an toàn
- Bố trí sắp xếp các thiết bị bếp & đường ống Gas phù hợp đảm bảo an toàn.
- Định kì bảo dưỡng, thay thế các thiết bị bếp đã dùng lâu ngày.
- Về nguyên tắc khi sử dụng xong nên khóa van bình, không chỉ là tắt bếp
- Sau 3 - 5 năm sử dụng nên thay ống dẫn gas.
- Không dùng bếp quá cũ vì rỉ sét và cặn thức ăn bám vào, dễ gây tắc nghẽn ống dẫn gas, van, miệng phụt lửa…
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁMSÁT MÔI TRƯỜNG