Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn

Một phần của tài liệu DTM sản XUẤT MEN VI SINH và CHẾ BIẾN THỨC ăn GIA súc (Trang 100 - 101)

I Các thông số cơ bản

MÔITRƯỜNG

4.1.3.2 Biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn

Nguồn phát sinh chất thải rắn của dự án giai đoạn này, chủ yếu từ rác thải sinh hoạt của công nhân, tro xỉ của nồi hơi và một số chất thải rắn khác từ hoạt động nuôi cấy mô của vườn thực nghiệm là chính.

Chất thải sinh hoạt của công nhân

Khi dự án đi vào hoạt động, tổng số lao động của dự án là 70 người (kể cả giai đoạn 2). Với số lượng lao động như trên, mỗi ngày dự án này thải ra khoảng 35kg rác thải sinh hoạt.

Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt của công nhân là bao bì, giấy loại, túi ni long, thủy tinh, vỏ lon nước ngọt,…Toàn bộ lượng rác thải này, được chúng tôi thu gom vào các thùng chứa rác, hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Đồng Nai đến xử lý.

Xỉ than

Với lượng than đá sử dụng 250 tấn/năm tương đương khoảng là 700kg/ngày, thì lượng xỉ than thải ra mỗi ngày khoảng từ 70kg/ngày (0,07 m3/ngày x 360 ngày = 25 m3/năm). Theo Danh mục chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ- BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi

trường, thì tro và xỉ than phát sinh từ lò hơi không phải là chất thải nguy hại. Phương án xử lý chất thải này đối với chúng tôi là tận dụng làm vật liệu san lấp các khu vực trũng thấp và duy tu các đường đi trong khu vực vự án. Trường hợp sử dụng không hết, chúng tôi sẽ hợp đồng với Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Đồng Nai thu gom đem đi xử lý.

Các chất thải rắn từ hoạt động nuôi cấy mô của vườn thực nghiệm và chất thải sản xuất

Chất thải từ hoạt động này, chủ yếu là các loại cây bị hư hỏng hoặc không đạt yêu cầu kỹ thuật trong quá trình nuôi cấy mô; bao bì, nhãn mác, ...từ các phân xưởng sản xuất men vi sinh và thức ăn gia súc thải ra.

Theo ước tính của chúng tôi, lượng thải từ hoạt động này không nhiều và khoảng 50kg/ngày. Chất thải này được nhập chung với chất thải sinh hoạt chuyển giao cho Công ty TNHH MTV Công trình Đô thị Đồng Nai thu gom đem đi xử lý.

Chất thải rắn từ sản xuất chế biến thức ăn gia súc

Theo ước tính của chúng tôi, lượng thải từ hoạt động này không nhiều, khoảng 50kg/ngày. Thành phần chủ yếu là rác, sạn, sỏi lẫn trong vỏ sò, vỏ ốc trong bột cá được phân loại thải ra. Toàn bộ chất thải này được nhập chung với chất thải sinh hoạt chuyển cho Công TNHH MTV Công trình Đô thị Đồng Nai thu gom và xử lý.

Một phần của tài liệu DTM sản XUẤT MEN VI SINH và CHẾ BIẾN THỨC ăn GIA súc (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w