Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:

Một phần của tài liệu DTM sản XUẤT MEN VI SINH và CHẾ BIẾN THỨC ăn GIA súc (Trang 64 - 69)

I Các thông số cơ bản

8 Hoạt động lưu trú của công nhân tại công trường Sinh hoạt của 50 công nhân viên

3.1.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải:

Dự án này không có hoạt động ngăn dòng chảy các sông, suối, không chặt phá rừng nên các rủi ro và sự cố môi trường như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; biến đổi vi khí hậu là không có.

a. Tiếng ồn:

Nguồn phát sinh tiếng ồn chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, các máy đào, san ũi đất, máy trộn bê tông, máy dầm nền, máy gia cố nền. Tiếng ồn cũng sinh ra do các máy gia công sắt thép (cắt, kéo, uốn, hàn,…).

− Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ môi trường Mỹ, tiếng ồn do các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng gây ra như sau:

Bảng 3.2: Tiếng ồn do các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng gây ra

STT Thiết bị thi công Mức ồn (dB) (cách máy 1,5 m)

1 Máy ủi 93

2 Máy khoan 87

3 Máy nén diezel 80 4 Máy đóng cọc bê tông 1,5 T 90 5 Máy trộn bê tông 75

6 Xe tải 75

7 Cần trục, Cần cẩu 85 8 Máy đầm bê tông 80

(Nguồn: Ủy ban Bảo vệ môi trường Mỹ. Tiếng ồn từ các thiết bị xây dựng và máy móc xây dựng NJID, 300.1, 31-12-1971).

− Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn gây ồn một khoảng cách d (m) được xác định như sau: Li = Lp – ΔLd – ΔLc – ΔLcx (dB)

Với:

+ Li: Mức ồn tại điểm tính toán, cách nguồn gây ồn một khoảng cách d(m)

+ Lp: Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5 m)

+ ΔLd: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số I

+ ΔLd = 20 lg(r2/r1)1+a (dB) Trong đó:

• r1: khoảng cách tới nguồn gây ồn ứng với Lp (m);

• r2: khoảng cách tính toán độ giảm mức ồn theo khoảng cách ứng với Li (m);

• a: hệ số kể đến ảnh hưởng hấp thụ tiếng ồn của địa hình mặt đất, đối với mặt đất trống trải a = 0.

+ ΔLc: Độ giảm mức ồn qua vật cản. Do khu vực dự án có địa hình rộng thoáng và không có vật cản, nên ∆Lc = 0.

+ ΔLcx: Độ giảm mức ồn sau các dải cây xanh.

Bi

+ 1,5Z: độ giảm mức ồn do tác dụng phản xạ của dải cây xanh.

+ ∑Bi

: tổng bề rộng của dải cây xanh (m)

+ Z: Số lượng dải cây xanh

+ β∑Bi

: Mức ồn hạ thấp do âm thanh bị hút và khuyếch tán trong các dải cây xanh.

Do mật độ cây xanh tại và quanh khu vực dự án không nhiều, mặc khác, chiều cao cây không cao nên ΔLcx= 0.

Từ công thức trên, chúng tôi tính được độ ồn của từng máy móc thiết bị theo các khoảng cách như sau:

Bảng 3.3: Kết quả tính toán độ ồn theo các khoảng cách với nguồn ồn

STT thi côngThiết bị

Đơn vị tính Mức ồn cách máy 1,5m Mức ồn cách máy (m) QCVN 26:2010/BTNMT cho phép mức ồn tại khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ 20 30 50

1 Máy ủi dBA 93 71 67 63

75 2 Máy khoan dBA 87 65 61 57

3 Máy nén diezel dBA 80 58 54 50 4 Máy đóng cọc bêtông 1,5 T dBA 90 68 64 60 5 Máy trộn bê tông dBA 75 53 49 45 6 Xe tải dBA 75 53 49 45 7 Cần trục, cần cẩu dBA 85 63 59 55

Ghi chú: Mức ồn dùng để so sánh tại bảng trên là mức ồn tối đa cho phép tại khu vực thông thường từ 6 giờ đến 21 giờ mỗi ngày theo quy định của QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, ban hành kèm theo Thông tư số 39/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

− Dự báo mức độ tác động của tiếng ồn:

+ Tác hại của tiếng ồn: tác động đến tai, cơ quan thính giác, đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác.

• Tác động đến cơ quan thính giác: tiếng ồn làm giảm độ nhạy cảm, giảm thính lực, tăng ngưỡng nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và an toàn. Việc chịu đựng tiếng ồn trong thời gian dài có thể làm xuất hiện khối u ở phần dây thần kinh nối giữa tai và não, có thể gây ra chứng ù tai, lãng tai và thậm chí bị điếc.

• Hệ thần kinh trung ương: Tiếng ồn gây kích thích hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng đến bộ não gây đau đầu, chóng mặt, sợ hãi, giận dữ vô cớ.

• Hệ tim mạch: làm rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của tuần hoàn máu, làm tăng huyết áp.

• Dạ dày: làm rối loạn quá trình tiết dịch, tăng axit trong dạ dày, làm rối loạn sự co bóp, tác dụng liên tục của tiếng ồn có thể gây ra bệnh loét dạ dày.

 Ảnh hưởng dễ thấy nhất khi có tác động của tiếng ồn là giảm khả năng tập trung tư tưởng, giảm độ minh mẫn và giảm khả năng làm việc. Khi tiếng ồn đạt tới 50dB về ban đêm, giấc ngủ bị đứt quãng, giấc ngủ sâu bị tổn thất 60%, khi tiếng ồn ban ngày từ 70-80 dB sẽ gây mệt mỏi, 90-110dB bắt đầu gây nguy hiểm và 120-140dB có khả năng gây chấn thương.

+ Hiện tại từ khu vực dự án tính ra xung quanh khoảng 50m không có dân cư sinh sống. Bên cạnh đó thì hoạt động tại công trường chỉ diễn ra trong khung giờ từ 7 – 17h, do đó mà mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn đối với các khu dân cư là không đáng kể. Chủ yếu tiếng ồn này ảnh hưởng đến công nhân lao động trong khu vực dự án là chính. Do vậy chủ đầu tư sẽ có biện pháp nhằm hạn chế tác hại của tiếng ồn đối với công nhân.

− Dự báo về nguồn: Chủ yếu là do hoạt động của máy xúc, máy ũi, máy dầm, hoạt động của xe trong quá trình vận chuyển, đổ vật liệu xây dựng (đá, sỏi,..)

− Đánh giá tác động:

Độ rung có thể gây ra những tác động có hại:

+ Đối với các công trình xây dựng: độ rung có thể làm hư hỏng các công trình xây dựng: giảm độ bền vững của kết cấu, nền móng,…

+ Đối với con người: độ rung và tiếng ồn do rung có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn giống trạng thái say tàu xe do thế đứng không vững, từ đó ảnh hưởng tới trực tiếp tới sức khỏe công nhân xây dựng, hiệu suất công việc giảm cũng như lan truyền trên nền đất ra môi trường xung quanh. Tuy nhiên: Do hoạt động của các loại máy này không nhiều, chủ yếu là trong quá trình xây móng, riêng chỉ có ảnh hưởng do của xe tải và quá trình đổ vật liệu xây dựng là chính nên tác động của độ rung là không đáng kể.

c. Tác động đến tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử:

− Do dự án được xây dựng trong cụm công nhiệp nên việc ảnh hưởng đến tôn giáo, tín ngưỡng, lịch sử là không xảy ra.

d. Tác động về kinh tế xã hội

− Tác động tích cực

+ Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương;

+ Góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động;

+ Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ như cho thuê nhà trọ, kinh doanh ăn uống, các dịch vụ giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực Dự án.

− Tác động tiêu cực

+ Tác động tiêu cực tới an ninh trật tự xã hội tại khu vực do tập trung lực lượng công nhân trong quá trình xây dựng Dự án.

+ Trong quá trình thi công số lượt xe ra vào nhiều sẽ làm tăng mật độ giao thông tại khu vực, dẫn đến gia tăng nguy cơ tai nạn giao thông nếu không có các biện pháp giảm thiểu tác động.

e. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn xây dựng dự án:

STT Hoạt động đánh giá Đất Nước Khôngkhí Tài nguyênsinh học Kinh tế-xã hội 1 Chuẩn bị mặt bằng * * ** * * 2 Vận chuyển, tập kết, lưu giữnguyên vật liệu * * ** * ** 3 Xây dựng khối nhà và lắp đặtthiết bị * * ** * * 4

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông nội bộ; cấp điện; thu gom và thoát nước mưa, trồng cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ)

* ** ** * *

5 Sinh hoạt của công nhân tạicông trường. * * * * ** Ghi chú :

* : Tác động có hại ở mức độ nhẹ;

** : Tác động có hại ở mức độ trung bình;

3.2 Đánh giá tác động giai đoạn dự án đi vào hoạt động: 3.2.1Nguồn tác động liên quan tới chất thải:

Một phần của tài liệu DTM sản XUẤT MEN VI SINH và CHẾ BIẾN THỨC ăn GIA súc (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w