- Tạo ra các sản phẩm men vi sinh ứng dụng trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và bảo vệ môi trường.
T liệu Loại nguyên nhiên liệu và phụ Nhu cầu hàng năm
1 EM gốc 2.400 lít/năm
2 Rỉ đường 24.000 lít/năm
3 Thảo dược các loại (tỏi, ớt, lô hội, lá neem và các cây có giá trị y học khác)
5 Than đá 250 tấn/năm
6 Nước 25 m3/ngày
Nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất
− Nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm vi sinh:
+ EM gốc chủ yếu do Công ty tự sản xuất và cung cấp; + Rỉ đường và các loại thảo dược, được mua ở thị trường.
− Phần lớn nguyên, nghiên liệu sản xuất thức ăn gia súc của dự án như gạo, bắp, bánh dầu, bột cá, bột vỏ sò vv... đều mua ở thị trường.
− Than đá: mua ở thị trường.
− Nước: được đấu nối từ hệ thống cấp nước của CCN.
− Các nguồn nguyên liệu đều có thể mua được ở thị trường rất dễ dàng.
Tổng lượng nước sử dụng khoảng 25,0 m3/ngày. Cụ thể như sau:
− Nhu cầu nước sinh hoạt:
Căn cứ vào tiêu chuẩn cấp nước theo TCXDVN 33:2006 cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế, chúng tôi tính được tổng lượng nước thải nhà ăn, giặt quần áo công nhân và nước thải sinh hoạt của công nhân phát sinh khi dự án đi vào hoạt động như sau:
Phần lớn công nhân ở tại cơ sở sản xuất khoảng 8 h/ngày. Lượng nước sử dụng cho sinh hoạt ở tại công ty khoảng 25 lít/người/ngày. Từ đó, tính được tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động như sau: 25 lít/người-ngày x 70 công nhân = 1,75 m3/ngày.
− Nhu cầu nước cho các dây chuyền sản xuất men vi sinh dạng lỏng:
Công suất sản xuất là 2.400.000 lít men vi sinh/năm, tương đương khoảng bằng 7 m3/ngày. Suy ra, nhu cầu nước cho sản xuất men vi sinh dạng lỏng của dự án này mỗi ngày trung bình là: 7m3/ngày x hệ số hao hụt bằng 1,2 = 8,4 m3/ngày.
− Nhu cầu nước cấp cho lò hơi sản xuất ra hơi nước quá nhiệt là: 0,7 m3/giờ x 8 giờ/ngày = 5,6 m3/ngày.
− Nhu cầu nước dùng để tưới cây khu vườn ươm cây giống khoảng 4 m3/ngày.
− Lượng nước dùng để tưới cây xanh trong khu vực dự án khoảng 4 m3/ngày (được tận dụng một phần từ nguồn nước thải của vườn ươm).
− Nhu cầu nước cho làm vệ sinh khoảng 1,0 m3/ngày. Trong đó:
+ Nước dư thừa từ hoạt động tưới cây giống tại vườn ươm và nước vệ sinh mặt bằng khu vườn ươm. Theo ước tính của chúng tôi, tổng lượng nước thải từ các hoạt động này thải ra khoảng 01 m3/ngày. Thành phần các chất ô nhiễm trong nguồn nước thải này chủ yếu là chất rắn lơ lửng (đất, cát).
+ Nước thải từ hoạt động vệ sinh các bể lên men thảo dược:
Theo quy trình công nghệ sản xuất men vi sinh dạng lỏng và men vi sinh dạng rắn thì một chu trình sản xuất men vi sinh dạng rắn và men vi sinh dạng lỏng là 30 ngày và sau mỗi lần lên men xong thì tiến hành làm vệ sinh các bể lên men. Từ quy trình sản xuất trên, chúng tôi xác định được chu trình xả nước thải từ hoạt động vệ sinh các bể lên men thảo dược của dự án này là 01 tháng/lần và theo ước tính của chúng tôi, tổng lượng nước thải từ hoạt động vệ sinh các bể lên men thải ra khoảng 1,5m3/lần thải (hay là 1,5m3/tháng). Thành phần các chất ô nhiễm chính trong nguồn nước thải này chủ yếu là chất lơ lững (bã một số loại thực vật).
Phương án xử lý khi giá nguyên liệu đầu vào cao
Trong trường hợp giá nguyên liệu đầu vào sản xuất cao, chúng tôi có 4 phương án như sau:
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm: Tùy thuộc vào tình hình giá nhập nguyên liệu đầu vào mà chúng tôi sẽ quyết định cơ cấu sản xuất cho phù hợp. Có thể tăng hoặc giảm sản lượng các chể phẩm men vi sinh hoặc thức ăn gia súc cho phù hợp.
- Tích trữ nguyên liệu: tùy vào giá cả nguồn nguyên liệu. Khi giá nguyên liệu thấp, chúng tôi sẽ có kế hoạch mua trữ nguyên liệu để sản xuất trong các thời điểm giáp mùa.
- Giảm công suất nhà máy: Chúng tôi có thể giảm công suất từ 10% đến 30% tùy tình hình thực tế.
- Lập kế hoạch sản xuất và bán cụ thể cho các đơn vị đối tác của công ty.
Bảng 1.5: Nhu cầu vật liệu xây dựng của dự án
STT Loại vật
liệu Nhu cầu Ghi chú
1 Cát san nền 1.500 mKhoảng3
Do địa hình khu vực dự án tương đối cao nên lượng cát dùng để san nền của dự án này là lượng cát dùng để nâng cốt nền một số phân xưởng (sản xuất men vi sinh, xưởng sản xuất thức ăn gia súc) cao hơn khu vực xung quanh từ 0,2-0,3m. 2 Xi măng Khoảng 50tấn 3 Sắt, thép Khoảng 10tấn 4 Gạch cácloại 1.000 tấnKhoảng 5 Cát Khoảng 800tấn 6 Đá các loại 300 tấnKhoảng f. Các sản phẩm chủ yếu của dự án
Sản phẩm thứ nhất của dự án là: E.M (Vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản).
Là chế phẩm sinh học, bao gồm các vi sinh vật hữu ích hoạt động tích cực trong môi trường nước mặn, ngọt và lợ, thúc đẩy quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ, các khí độc (H2S, CH4, NH3...) gây ô nhiễm thành các chất dễ tan trong nước tạo điều kiện cho các sinh vật trong nước hấp thụ và phát triển.
Thành phần chính: vi sinh vật hữu ích phân hủy, khử mùi, acid lactid, các khoáng chất và vitamin.
Sản phẩm thứ hai của dự án là: EM.FPE (Vi sinh lên men thảo dược)
Là dịch chiết xuất từ thảo dược, cây cỏ có hoạt tính sinh học cao, có tác dụng phòng ngừa bệnh, sâu hại, tăng sức đề kháng cho cây. Thành phần: vi sinh hữu ích, alkaloid, acetid, khoáng vi lượng và
vitamin.
Sản phẩm thứ ba là: EM.AFM (Vi sinh lên men dấm, rượu)
Là dịch lên men từ rượu, dấm và các loại chất hữu cơ có hàm lượng chất chống oxy hóa cao (tỏi, ớt, lô hội, lá neem và các cây có giá trị y học).
Phòng và trị một số bệnh cho tôm cá, tăng cường phân hủy các chất hữu cơ trong nước, ức chế mạnh các vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần: chất hữu cơ, axit lactid, aloin, etylic, axit acetid và một số vitamin.
Sản phẩm thứ tư của dự án là: Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp.
Được lên men bởi nhóm nấm men, mấm mốc, thành phần chủ yếu gồm có: cám gạo, bánh dầu, bột cá, bột vỏ sò và một số vitamin. Dùng làm thức ăn chính cho tôm cá, thức ăn bổ sung cho heo, gà vv…
Sản phẩm thứ năm của dự án là: Phân bón lá (Hữu cơ vi sinh dạng nước)
Thúc đẩy sự nảy mầm, phát triển, ra hoa, tăng khả năng quang hợp, cải thiện môi trường đất, phân huỷ các chất hữu cơ trong đất, bổ sung các khoáng vi lượng, chất điều hòa sinh trưởng qua lá.
Sản phẩm thứ sáu của dự án là: EM.E (Vi sinh dùng để xử lý môi trường)
Khử mùi, phân hủy, làm giảm thiểu các khí độc hại trong môi trường ô nhiễm. Thành phần: Nhóm vi sinh khử mùi (H2S, CH4, NH3, SO2…) hydrocacbon thơm, acid lactid.
1.4.3 Tiến độ đầu tư dự án
Bảng 1.6: Tiến độ đầu tư của dự án
STT Nội dung công việc Từ tháng 1 đến tháng 3 Từ tháng 3 đến tháng 9 Từ tháng 9 đến tháng 11 Từ tháng 11 đến tháng 13 Từ tháng 13 trở đi 1 Hoàn tất thủ tục đầu tư dự
2 Xây dựng các hạng mục công trình dự án. 4 Lắp đặt máy móc, thiết bị 5 Vận hành thử nghiệm. 6 Dự án đi vào hoạt động chính thức.
1.4.4 Nhu cầu lao động
Nhu cầu lao động giai đoạn xây dựng:
Căn cứ vào khối lượng công việc, tiến độ xây dựng của dự án, chúng tôi xác định được nhu cầu lao động cho giai đoạn xây dựng dự án khoảng 20-25 người/ngày. Trong đó, lao động phổ thông khoảng 15 đến 20 người, còn lại là lao động kỹ thuật và cán bộ làm công tác quản lý dự án. Theo chủ trương của Công ty, để tránh phát sinh các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự và môi trường, 100% lao động phổ thông được Công ty chọn là người địa phương, còn lao động kỹ thuật và quản lý dự án là người của Công ty.
Nhu cầu lao động giai đoạn dự án đi vào hoạt động:
Căn cứ vào nhu cầu lao động từng bộ phận, chúng tôi xác định được tổng số lao động của dự án giai đoạn đi vào hoạt động như sau:
Bảng 1.7: Nhu cầu lao động của dự án
STT Bộ phận làm việc Số lượng