Phân tích ảnh hưởng của các biến đầu vào đến các biến đầu ra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm pentoxifylin (Trang 61 - 68)

Dùng phần mềm INForm v3.1 để xử lý số liệu của các biến đầu vào và biến đầu ra thu được kết quả trong bảng 3.15:

Bảng 3.15 Kết quả luyện mạng neuron nhân tạo

Biến phụ thuộc Số đơn vị đầu vào Số đơn vị đầu ra Số đơn vị ẩn Số lần luyện R2 luyện (%) Y1 4 1 1 10000 83,7359 Y2 4 1 1 10000 99,8104

52

Nhận xét: kết quả xử lý cho thấy R2 luyện của các biến đều lớn hơn 80 % chứng tỏ quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc được mô tả chính xác bằng mạng neuron nhân tạo. Phân tích ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc bằng phần mềm FormRules v2.0 cho kết quả thể hiện trong bảng 3.16.

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc Biến độc lập Y1 Y2 X1 - + X2 - - X3 + + X4 - +

Ghi chú “+”: có ảnh hưởng; “-” : không ảnh hưởng

Mặt đáp hình 3.5 đến 3.15 thể hiện rõ hơn ảnh hưởng của các biến đầu vào đến các biến đầu ra:

Hình 3.5 Mặt đáp của hàm lượng pentoxifylin còn lại theo thang pH và loại đệm khi EDTA là 0,03 % và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Khi EDTA là 0,03 % và nồng độ đệm là 55 mM thì với hệ đệm phosphat, ở pH từ 6,45 đến 6,7 cho hàm lượng pentoxifylin cao nhất, giảm dần về 2 phía.

53

Với hệ đệm citrat thì ngược lại, pH từ 6,45 đến 6,7 cho hàm lượng pentoxifylin thấp nhất và tăng dần về 2 phía.

Điều này không mâu thuẫn với các kết quả đã được thể hiện ở phần 3.2.1.2. Ở phần 3.2.1.2, các khảo sát mới chỉ thực hiện sơ bộ nghiên cứu tại điểm pH 6 và pH 7, chưa tiến hành khảo sát ở pH 6,5. Mặt đáp hình 3.5 cho thấy rõ ràng tại pH 6 và pH 7 hàm lượng pentoxifylin còn lại khi dùng hệ đệm citrat cao hơn so với hệ đệm phosphat, điều này là giống như kết quả đã đưa ra ở phần 3.2.1.2.

Trong khoảng pH 6 đến pH 7, sự tương tác giữa các thành phần phức tạp hơn. Các nghiên cứu ở phần 3.2.1.2. chưa sử dụng EDTA trong khi ở các nghiên cứu trong phần này đã sử dụng EDTA làm chất chống oxy hóa cho chế phẩm. Vì vậy việc lý giải hệ đệm citrat giúp khóa ion kim loại làm giảm phản ứng oxy hóa dược chất không còn đúng nữa bởi hệ đệm phosphat cũng có tác dụng chống oxy hóa nhờ khả năng khóa ion kim loại của EDTA.

Hình 3.6 Mặt đáp của hàm lượng pentoxifylin còn lại theo nồng độ đệm và bậc thang pH khi EDTA là 0,03 % và hệ đệm phosphat

Nhận xét: Khi sử dụng hệ đệm phosphat và EDTA là 0,03 % thì hàm lượng pentoxifylin càng cao khi nồng độ đệm càng cao và càng ở trong khoảng pH 6,4 đến 6,7.

54

Hình 3.7 Mặt đáp của hàm lượng pentoxifylin còn lại theo nồng độ đệm và loại đệm khi EDTA là 0,03 % và pH là 6,5

Nhận xét: Khi EDTA là 0,03 % và pH là 6,5 thì đối với cả hai hệ đệm citrat và phosphat, nồng độ đệm tăng làm tăng hàm lượng pentoxifylin còn lại và hệ đệm phosphat cho hàm lượng pentoxifylin còn lại cao hơn nhiều so với hệ đệm citrat. Điều này có vẻ ngược với các kết quả ở phần 3.2.1.2 nhưng từ những kết quả ở mặt đáp hình 3.5 cho thấy điều này hoàn toàn hợp lý với các kết quả đã đạt được. Mặt đáp hình 3.7 là ở pH 6,5, tại pH này mặt đáp hình 3.5 chỉ rõ tại pH từ 6,45 đến 6,7 hàm lượng pentoxifylin cao nhất với hệ đệm phosphat và thấp nhất với hệ đệm citrat. Điều này cũng có thể được giải thích nhờ vào việc sử dụng EDTA khóa ion kim loại làm chất chống oxy hóa cho chế phẩm giúp cho hệ đệm phosphat cũng có khả năng chống oxy hóa như hệ đệm citrat.

55

Hình 3.8 Mặt đáp của hàm lượng pentoxifylin còn lại theo nồng độ EDTA và pH khi sử dụng đệm phosphat và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Khi sử dụng đệm phosphat và nồng độ đệm là 55 mM, hàm lượng pentoxifylin chỉ bị ảnh hưởng bởi pH và không phụ thuộc vào nồng độ EDTA. pH từ 6,45 đến 6,7 cho hàm lượng pentoxifylin cao nhất và giảm dần khi pH tăng đến 7 hoặc giảm về 6.

Hình 3.9 Mặt đáp của hàm lượng pentoxifylin còn lại theo nồng độ EDTA và loại đệm khi pH là 6,5 và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Ở pH 6,5 và nồng độ đệm 55 mM, hàm lượng pentoxifylin ảnh hưởng bởi loại đệm, không bị ảnh hưởng bởi nồng độ EDTA. Hệ đệm phosphat cho hàm lượng pentoxifylin cao hơn nhiều so với hệ đệm citrat.

56

Hình 3.10 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo EDTA và bậc thang pH khi sử dụng hệ đệm phosphat và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Khi sử dụng hệ đệm phosphat và nồng độ đệm là 55 mM thì sự chênh lệch pH không bị ảnh hưởng bởi EDTA và giá trị pH.

Hình 3.11 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo nồng độ đệm và pH khi EDTA là 0,03% và sử dụng hệ đệm phosphat

Nhận xét: Khi sử dụng hệ đệm phosphat và EDTA là 0,03 % thì sự chênh lệch pH không bị ảnh hưởng bởi nồng độ đệm và giá trị pH.

57

Hình 3.12 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo loại đệm và bậc thang pH khi EDTA là 0,03 % và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Sự chênh lệch pH bị ảnh hưởng bởi loại đệm và không bị ảnh hưởng bởi pH. Đệm phosphat cho chênh lệch pH thấp còn đệm citrat cho chênh lệch pH cao.

Hình 3.13 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo loại đệm và nồng độ EDTA khi pH là 6,5 và nồng độ đệm là 55 mM

Nhận xét: Ở pH 6,5 và nồng độ đệm 55 mM, sự chênh lệch pH không bị ảnh hưởng bởi EDTA mà chỉ bị ảnh hưởng bởi loại đệm. Đệm phosphat cho sự chênh lệch pH thấp, đệm citrat cho sự chênh lệch pH cao.

58

Hình 3.14 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo nồng độ đệm và nồng độ EDTA khi pH là 6,5 và sử dụng hệ đệm phosphat

Nhận xét: Ở pH 6,45 và sử dụng hệ đệm phosphat, sự chênh lệch pH là thấp và không bị ảnh hưởng bởi nồng độ đệm và nồng độ EDTA.

Hình 3.15 Mặt đáp của sự chênh lệch pH theo nồng độ đệm và loại đệm khi EDTA là 0,03% và pH là 6,5

Nhận xét: Ở pH 6,5 và nồng độ EDTA là 0,03 % thì sự chênh lệch pH chỉ phụ thuộc vào loại đệm mà không phụ thuộc vào nồng độ đệm. Đệm phosphat cho chênh lệch pH thấp, còn đệm citrat cho chênh lệch pH cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế thuốc tiêm pentoxifylin (Trang 61 - 68)