0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Tăng cường khả năng dự báo lạm phát

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TRONG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 93 -97 )

2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng còn nhiều hạn chế

3.2.2. Tăng cường khả năng dự báo lạm phát

Chính sách mục tiêu lạm phát là một khung đón đầu nhìn xa của CSTT dựa trên dự báo lạm phát trung hạn. Đồng thời, đây là một hệ thống trong đó CSTT được điều hành thường sử dụng lãi suất ngăn hạn là mục tiêu điều hành mà không có mục tiêu trung gian nhằm hội tụ lạm phát được dự báo trong tương lai vào gần mục tiêu lạm phát đã được lựa chọn cho giai đoạn trung hạn. Do vậy, dự báo lạm phát chính xác có vai trò thiết yếu cho một hệ thống lạm phát.

Nhưng, sự bất ổn định ngày càng tăng của môi trường kinh tế và tài chính làm cho việc dự báo lạm phát trong tương lai trở nên khó khăn hơn. Hầu hết các NHTW đều sử dụng nhiều mô hình trong đó bao gồm các mô hình cấu trúc, chuỗi thời gian, sưu tập các chỉ số sức ép lạm phát nhằm tăng cường khả năng dự báo lạm phát.

- Trong thực tế ở CHDCND Lào, vấn đề dự báo lạm phát tương đối khó khăn. Cho đến nay, việc tính chỉ số lạm phát CPI cũng còn đang có nhiều vấn đề cần xem xét lại. Trong đó chủ yếu là nâng cao công tác phân tích dự báo đó là:

1. Hoàn thiện hệ thống thống kê của ngành ngân hàng: Xây dựng chế độ báo cáo thống kê theo hướng yêu cầu các NHTM báo cáo chỉ tiêu, nâng cấp và hoàn thiện công nghệ thông tin về thống kê.

2. Cần chú trọng đến việc trang bị đầy đủ các trang thiết bị cho việc phân tích định lượng.

3. Cần bố trí cán bộ chuyên trách cho công việc phân tích và dự báo trên cơ sở phân tích định tính và định lượng.

4. Có kế hoạch đào tạo cán bộ toàn diện nắm vững kiến thức về kinh tế vĩ mô hiện đại, phân tích và lập chương trình tài chính, tiếp cận với phân tích dự báo theo mô hình kinh tế lượng.

5. Xây dựng cơ chế phối hợp với các Bộ, ngành trong điều hành CSTT nhằm hạn chế những tác động ngược chiều của các chính sách kinh tế vi mô, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành CSTT và quản lý ngoại hối cũng như khuyến khích sử dụng tiền Kíp.

6. Xây dựng một hệ thống cảnh báo về những biến động bất thường về lãi suất, tỷ giá và tăng trưởng tín dụng của NHNN đối với các TCTD.

Đây là giải pháp rất cần thiết trong quá trình nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt trong giai đoạn thị trường tiền tệ chưa phát triển, năng lực tài chính của các NHTM còn yếu và các công cụ điều hành gián tiếp NHNN còn hạn chế, thì việc hình thành một hệ thống cảnh báo của NHNN Lào là rất cần thiết để đảm bảo hiệu quả điều hành CSTT.

7. Phát triển thị trường tiền tệ và thị trường trái phiếu Chính phủ

- Trong năm 2006, NHNN Lào cần nghiên cứu ban hành cơ chế hoạt động cho các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, xây dựng các qui định cho việc áp dụng các công cụ phát sinh, như nghiệp vụ Swap, Forward, quyền lựa chọn, để tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động của thị trường.

- NHNN Lào cần chủ động tuyên truyền và hướng dẫn các chủ thể thị trường hiểu và áp dụng các công cụ phát sinh của thị trường tiền tệ.

- Xây dựng thị trường thứ cấp của thị trường tiền tệ nhằm đảm bảo tính thanh khoản của các công cụ và khả năng thanh toán của các NHTM.

- Nâng cao năng lực quản lý vốn khả dụng của các NHTM, các NHTM cần hình thành bộ phận quản lý vốn khả dụng của mình nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn vốn.

- Thị trường trái phiếu Chính phủ hiện nay đang ở mức rất sơ khai. Do vậy cần phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ, qua đó hình thành được đường lãi suất chỉ đạo hiệu quả. Để phát triển thị trường này, trước hết cần:

+ Chấm dứt việc phát hành trái phiếu Chính phủ để nhận nợ cho các NHTM.

+ Việc phát hành cần thực hiện bằng kênh đấu thầu qua NHNN Lào. Đối tượng mua chỉ là các định chế tài chính.

+ Ngân sách cần có kế hoạch về khối lượng phát hành hàng năm, có chia theo quí và thông báo với các NHTM chủ động cân đối nguồn vốn, đầu tư trái phiếu chính phủ một cách tự nguyện.

8. Giải pháp kiểm soát mở rộng tín dụng phục vụ nhu cầu tăng trưởng:

Kiểm soát mức độ tăng trưởng tín dụng theo mục tiêu đã định có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, mà còn kiểm soát được lạm phát và giữ được sự phát triển an toàn của các NHTM. Để thực hiện được mục tiêu này, NHNN Lào cần:

- Bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện các công cụ CSTT, xử lý nợ tồn đọng, nâng cao năng lực tài chính của các NHTM, năng lực tài chính của các doanh nghiệp. NHNN Lào cần đánh giá, rà soát lại cơ chế tín dụng hiện tại, trên nguyên tắc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc cho vay của các NHTM. Việc giám sát chất lượng cho vay cần yêu cầu các NHTM thực hiện theo các quy định về thiết chế an toàn. Không nên qui định cứng nhắc các khoản vay đều phải có thế chấp. Việc thế chấp hay không thế chấp do các NHTM tự xem xét quyết định.

- Đề nghị Bộ Tài chính khẩn trương thực hiện các cam kết với ADB, để hệ thống ngân hàng có thể xem xét nới lỏng điều kiện cho vay một cách chủ động, đảm bảo thực hiện đúng tốc độ tăng trưởng tín dụng dự kiến.

9. Nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra giám sát.

- NHNN Lào tiếp tục hoàn thiện các quy định về thanh tra giám sát theo nguyên tắc. Nâng cấp hệ thống giám sát từ xa một cách hợp lý, tiếp tục đào tạo nâng cao năng

lực cán bộ thanh tra có chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và được đào tạo cơ bản nghiệp vụ thanh tra.

- Về xử lý nợ tồn đọng: Với mục tiêu xử lý dứt điểm nợ tồn đọng trong năm 2006, NHNN Lào phối hợp với Bộ Tài chính đề tạo cơ sở cho các NHTM có năng lực hoạt động kinh doanh của mình trong nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập.

(1) Đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án xử lý nợ tồn đọng hiện nay. Bên cạnh NHNN Lào cần nghiên cứu hình thành công ty mua bán nợ phù hợp với luật pháp của Lào, đồng thời nghiên cứu xem xét tìm kiếm thêm các nguồn vốn khác của NHNN Lào không vượt quá mức cung ứng tiền hàng năm để xóa các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Mô hình tổ chức của công ty mua bán nợ có thể trực thuộc Chính phủ, có quyền lực lớn, để thực hiện mua bán lại nợ đọng hiện nay của các NHTM, nhằm làm trong sạch cán cân đối với tài sản của các NHTM. Nguồn vốn của công ty này có thể là từ nguồn phát hành trái phiếu dài hạn của Chính phủ, của công ty, nguồn tài trợ của nước ngoài và một phần đóng góp của các NHTM, hoặc từng NHTM có nợ tồn đọng hình thành các công ty mua bán nợ riêng để tập trung xử lý nợ tồn đọng của mình;

(2) Việc xử lý nợ tồn đọng của các NHTM cần có sự phối hợp đồng bộ với việc cơ cấu lại nợ và củng cố năng lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nước.

- Về nâng cao năng lực tài chính và hoạt động:

+ Để các NHTM nhà nước tạo được sức bật trong hoạt động vấn đề cần được xử lý trong 2 năm 2006, 2007 là cấp hơn 700 tỷ kíp vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước xử lý nợ tồn đọng. Vì vậy, NHNN Lào cần phối hợp với Bộ Tài chính để xử lý việc cấp vốn điều lệ và xử lý nợ tồn đọng của ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp, qua đó giảm nợ tồn đọng của các NHTM theo đúng với các cam kết với ADB. Hiện nay, do ngân sách khó khăn, việc thực hiện cam kết với ADB không thực hiện được đúng tiến độ. Vì vậy NHNN Lào cần nghiên cứu xây dựng phương án nâng cao vốn điều lệ cho các NHTM nhà nước từ nhiều nguồn khác nhau, có thể tính đến khả

năng thu hút nguồn vốn của tư nhân, của nước ngoài để nâng cao vốn điều lệ cho các NHTM. Việc xây dựng phương án này nên tham khảo thêm kinh nghiệm của Việt Nam và một số nước trong khu vực và thế giới.

+ Nâng cao hơn nữa chất lượng tài sản có bằng cách: Ngoài việc xử lý nhanh nợ tồn đọng tiếp tục nâng cao năng lực thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng, của ban thẩm định cho vay, chấm dứt việc cho vay theo chỉ định của cấp trên.

+ Các NHTM cần xem xét hình thành bộ phận quản lý nguồn vốn (bộ phận này có trách nhiệm cân đối nguồn vốn của NH đảm bảo khả năng thanh khoản và không để nguồn vốn dư thừa. Đồng thời tính toán và quyết định mức lãi suất cơ bản của NH).

+ Ngân hàng Nhà nước Lào cần ban hành thiết chế an toàn và phòng chống rủi ro buộc các NHTM phải thực hiện theo đúng các qui định đó.

+ Mở rộng và đẩy nhanh tiến độ thực hiện đề án đổi mới công nghệ thanh toán của ngân hàng từ nguồn tài trợ của các nước.

- Về mở rộng mạng lưới hoạt động:

+ Để thúc đẩy hoạt động sản xuất ở vùng sâu,vùng xa, hỗ trợ người nghèo có vốn sản xuất, NHNN Lào cần bắt tay xây dựng cơ chế tổ chức và hoạt động của ngân hàng chính sách, tạo dựng những điều kiện cần thiết để đến năm 2006 có thể thành lập và đi vào hoạt động của ngân hàng.

+ Trong thời gian chưa thành lập được ngân hàng này, cần đánh giá xem xét lại các quy định về hoạt động của các quĩ tín dụng nhân dân hiện nay, để tiếp tục hoàn chỉnh mô hình hoạt động này cho phù hợp với đặc điểm phân bố dân cư của Lào.

+ NHNN Lào cần nghiên cứu xem xét khả năng cho phép các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở rộng thêm chi nhánh ở những tỉnh, huyện, bản đang có tiềm năng phát triển.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TRONG VIỆC THỰC THI CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO (Trang 93 -97 )

×