2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng còn nhiều hạn chế
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế tồn tạ
Thứ nhất, do nền kinh tế Lào đang trong thời kỳ chuyển đổi và mở cửa với xuất phát điểm là một nền kinh tế yếu kém, lạc hậu, chính vì vậy việc tiếp cận với những nền kinh tế thị trường nói chung gặp rất nhiều khó khăn. Riêng đối với CSTT mới được xây dựng và thực thi trong hơn 10 năm qua nên còn nhiều bỡ ngỡ cả về phương diện lý thuyết lẫn thực tế (xem biểu 2.5).
Thứ hai, kinh tế hàng hóa Lào đang ở trong giai đoạn đầu nên thị trường chưa ổn định, vì vậy, quy luật thị trường vẫn chưa phát huy hết tác dụng của nó. Quan hệ cung - cầu trên thị trường còn bị tác động và can thiệp bởi nhiều yếu tố chủ quan, không theo quy luật thị trường.
Thứ ba, thị trường tài chính, tiền tệ kém phát triển làm cho các công cụ của CSTT khó có điều kiện phát huy hiệu quả (thị trường vốn nội địa còn nhiều hạn chế về qui mô khối lượng, chủ thể và hàng hóa).
Thứ tư, NHNN chưa thực sự là cơ quan hoạch định CSTT mà về cơ bản chỉ là cơ quan thực thi CSTT, thậm chí quá trình điều hành còn bị chi phối bởi các quyết định của Chính phủ. CSTT phụ thuộc vào quá nhiều vào các chính sách khác, thậm chí làm hộ công việc khác như chính sách hỗ trợ thông qua lãi suất, tỷ giá, khoanh nợ, xóa nợ của các
NHTM,... Thêm vào đó, còn có khá nhiều các cơ quan, tổ chức tham gia chỉ đạo và giám sát việc xây dựng, thực thi CSTT.
Thứ năm, sự thiếu hụt về thông tin cũng như khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng và thực thi CSTT. Độ chính xác của các kết quả tính toán dự tính đưa ra không cao làm cho NHNN thường xuyên thụ động điều chỉnh theo nhu cầu thị trường - điều này trái với bản chất CSTT là chủ động tạo ra sự biến động về số lượng tiền tệ để hướng nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Thứ sáu, sự phối kết hợp giữa các Bộ, Ngành còn những hạn chế trong việc ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành luật.
Thứ bảy, trình độ cán bộ điều hành và thực thi CSTT còn chưa đồng đều.
Biểu 2.5: Tổng kết so sánh tỷ lệ tăng trưởng GDP, lạm phát, cung ứng tiền và CPI từ 1993-2004
g d p
c u n g øn g t i Òn l ¹ m ph ¸ t c h Ø sè g i ¸ c ¶
Chương 3
Định hướng và giải pháp trong thực hiện chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát
ở cộng hòa dân chủ nhân dân Lào