THU NG¢ N S¸ CH/GDP

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 76 - 83)

2. Kiểm soát tăng trưởng tín dụng còn nhiều hạn chế

THU NG¢ N S¸ CH/GDP

TH¢ M Hô T THU¥ NG M¹ I/GDP TH¢ M Hô T THU-CHI/GDP Nî N¦ í C NGOµ I/GDP

Nguyên nhân của tình trạng trên là do:

1. Trong điều hành CSTT, NHNN Lào tập trung chủ yếu theo đuổi mục tiêu kiểm soát lạm phát như mục tiêu CSTT đặt ra trong nghị quyết Đại hội VII. Do vậy, chưa thực sự chú trọng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên đây không phải là nguyên nhân chính.

2. Do các NHTM và Bộ Tài chính không thực hiện đúng các cam kết với ADB, từ đó các điều kiện cho vay bị thắt chặt làm hạn chế tăng trưởng tín dụng. Song, chất lượng tăng trưởng tín dụng có phần cải thiện hơn.

3. Nguyên nhân sâu xa là do chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước cũng rất yếu, lỗ lớn không có khả năng trả nợ ngân hàng. Đối với các hộ nông dân thì thiếu kỹ thuật về trồng trọt, không có khả năng tự tìm kiếm thị trường nên tiếp cận hạn chế khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM. Mặt khác, năng lực tài chính, khả năng quản trị điều hành và năng lực cán bộ tín dụng của các NHTM nhà nước còn yếu: Nợ tồn đọng lớn,vốn tự có thấp, kinh doanh thiếu tính năng động. Thêm vào đó, nợ tồn đọng của ngân sách đối với doanh nghiệp cũng là nguyên nhân quan trọng làm nợ tồn đọng của các NHTM nhà nước tăng lên.

4. Cơ chế quản lý ngoại hối và hiệu lực thi hành còn nhiều hạn chế: Trên thị trường Lào việc dùng ngoại tệ thanh toán mua bán hàng hóa với nhau không suy giảm, mặc dù cơ chế quản lý ngoại hối có thắt chặt việc thanh toán này, song hiệu lực áp dụng thấp. Thực tế NHNN Lào chưa kiểm soát được việc thanh toán với nhau bằng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như của dân cư. Do vậy, việc kiểm soát lạm phát qua việc khống chế mức tăng tiền tệ của NHNN Lào bị hạn chế.

5. Về hoạt động thanh tra giám sát: Đã thực hiện việc thanh tra giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại bằng các tiêu chí CAMELS (6 tiêu chí), bằng các hình thức giám sát từ xa và giám sát tại chỗ. Tuy nhiên, trên thực tế các NHTM cung cấp thông tin theo yêu cầu rất chậm và tính chính xác không cao nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giám sát từ xa. Hầu hết việc thanh tra giám sát thực hiện tại chỗ và xuống tận các chi nhánh của các NHTM. Bên cạnh đó, về cơ cấu tổ chức chưa hình thành bộ phận

thanh tra chuyên trách của NHNN Lào. Hiện nay nhiệm vụ này đang do Vụ Giám sát các định chế tài chính và ngân hàng thực hiện. Nên phần nào cũng hạn chế công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng của NHNN Lào.

6. Về cơ cấu tổ chức của NHNN Lào: Hiện nay NHNN Lào có 10 Vụ và 2 Văn phòng đại diện tại tỉnh UĐômXay và ở tỉnh Pacsế. Chức năng của các Vụ tại Hội sở chính tính chuyên trách chưa cao, chẳng hạn như Vụ Nghiên cứu Kinh tế đảm đương cả nhiệm vụ quan hệ quốc tế, Vụ Giám sát các định chế tài chính và ngân hàng cũng thực hiện quá nhiều chức năng. Bên cạnh đó, NHNN Lào chưa hình thành được trung tâm tin học riêng biệt, để thực hiện hiện đại hóa công nghệ thanh toán và thông tin cho hệ thống ngân hàng. Với cơ cấu tổ chức như vậy sẽ có những hạn chế nhất định trong việc thực hiện chức năng của một NHTW.

7. Các hạn chế khác trong hoạt động của NHNN Lào:

- Trong quan hệ với ngân sách: Đến nay, về cơ bản Ngân hàng Lào đã hạn chế đáng kể việc phát hành cho ngân sách (tháng 12 năm 2003 chỉ tạm ứng chính thức cho ngân sách 3 tỷ kíp với thời hạn 3 tháng). Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu để nhận nợ các công trình của Chính phủ do các ngân hàng thương mại đã cho vay là một hình thức bắt buộc các ngân hàng thương mại phải đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, làm cho các NHTM bị động về nguồn vốn và bản thân kho bạc cũng bị động trong kế hoạch thu chi ngân sách. Ngoài ra, các khoản thanh toán L/C đến hạn mà các NHTM đã phải thanh toán cho nước ngoài nhưng đến nay Bộ Tài chính chưa thanh toán, làm ảnh hưởng nguồn vốn kinh doanh của các NHTM.

- Nợ tồn đọng: Nợ của Chính phủ và nợ của một số doanh nghiệp đối với NHNN Lào đã tồn đọng quá lâu chưa có hướng xử lý. Đến cuối năm 2004 nợ của Chính phủ với NH là 1.256 tỷ Kíp tăng 249 tỷ Kíp so với cuối năm 2000, chủ yếu là do biến động của tỷ giá, vì khoản nợ này là khoản vay 91.296 triệu USD phát sinh vay đã lâu. Các khoản nợ của doanh nghiệp với NHNN Lào cuối năm 2004 khoảng 651 tỷ. Vấn đề này cũng cần phải có giải pháp xử lý dứt điểm. Chúng ta có thể xem về thâm hụt thu - chi /GDP liên quan đến nợ không sinh lời, kéo dài và nợ nước ngoài.

Biểu 2.4: Tỷ lệ thu - chi ngân sách/ GDP từ năm 1994-2003

8. Năng lực hoạt động của các NHTM còn nhiều yếu kém.Vốn tự có của các NHTM nhà nước thấp, lỗ kéo dài nên thực chất là vốn tự có âm kéo theo tỷ lệ đủ vốn - 18%. Chất lượng tài sản có thấp chủ yếu là các khoản đầu tư tín dụng với tỷ lệ nợ quá hạn; theo tính toán hiện nay của NHNN Lào, tỷ lệ an toàn vốn cuối tháng 12 năm 2004 toàn hệ thống chỉ là 1,03% là quá thấp so với quy định tối thiểu 8% của tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nói trên là do: (1); Ngân sách không đủ tiền cấp vốn (2); Năng lực quản trị điều hành, quản trị rủi ro của các NHTM còn hạn chế, chưa năng động điều chỉnh lãi suất hợp lý với diễn biến của thị trường (lạm phát trong 5 năm qua giảm thấp quá nhiều, nhưng các NHTM nhà nước vẫn để mức lãi suất huy động và cho vay rất cao, nên càng làm tăng mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay) và vốn tồn đọng nhiều. Hiện nay ba NHTM nhà nước đã lỗ khoảng 51 tỷ Kíp (chưa tính

30 199 4 199 7 199 6 199 5 200 4 200 0 199 9 200 1 200 2 200 3 199 8 10 20 0 - - 28 13 .1 12. 55 13.1 3 13. 18 11 .8 10.1 2 11. 41 - 10 10.9 1 - 13.7 - 8. 19. 76 22.7 0 22 21 .8 20.8 9 19.5 8 19. 52 18.7 2 - 8.35 18.2 6 - 6.4 - 7.8 - 8.9 - 5.1 - 12.58 - 7.78 14 .3 13. 05

Tổng chi (%) Tổng thu Thâm hụt (%)

(%)

15. 12. 12. 5

dự phòng rủi ro, nếu tính thì lỗ khoảng 161 tỷ Kíp). (3); Các NHTM còn chịu sức ép về những khoản cho vay theo chỉ định của Chính phủ.

- Nợ tồn đọng còn lớn: Tập trung chủ yếu của các NHTM nhà nước. Tuy đã thực hiện chương trình cơ cấu lại nợ dưới sự giám sát của ADB, song tỷ lệ nợ quá hạn lớn và gia tăng liên tục từ năm 2000 đến nay (năm 2000 tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ là 38 %, năm 2001 là 35,7%, năm 2002 là 41,9%, năm 2003 là 48%). Tính đến tháng 12 năm 2003 nợ quá hạn tăng 205% so với mức nợ quá hạn cuối năm 2000. Tình trạng nợ quá hạn gia tăng trong hệ thống ngân hàng, phản ánh chất lượng tín dụng cho tăng trưởng kinh tế không có hiệu quả, năng lực của doanh nghiệp cũng như ngân sách quá yếu (66- 77% nợ có liên quan đến ngân sách). Đây chính là vật cản khiến các NHTM không thể tăng đầu tư tín dụng (trong năm 2003 các ngân hàng hầu như không thực hiện được cho vay, nợ tín dụng giảm 10 %). Do vậy, việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế từ nguồn vốn ngân hàng bị hạn chế. Vấn đề này cần được xử lý sớm trong năm 2004, nhưng đến nay tốc độ xử lý còn rất chậm.

Tóm lại: Những tồn tại nêu trên, ngoài những nguyên nhân do công tác điều hành của ngân hàng Lào còn nhiều lúng túng và chưa có kế hoạch dài hạn, còn có những nguyên nhân khác, thậm chí quan trọng hơn, như những khó khăn rất lớn của nền kinh tế. Nổi bật là NS thâm hụt lớn, việc phát hành trái phiếu khống trả nợ cho các công trình xây dựng cơ bản cao; Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nhất là các doanh nghiệp của Nhà nước (tỷ lệ nợ quá hạn vay ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước chiếm trên 50%, thâm hụt cán cân thương mại lớn làm tăng luồng tiền trong lưu thông gây áp lực lạm phát ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng Lào [39].

Do CSTT của Lào theo đuổi đa mục tiêu nên đôi khi mục tiêu này lại triệt tiêu mục tiêu kia, vì vậy, trong giai đoạn vừa qua, một số chỉ tiêu không đạt yêu cầu Chính phủ đề ra, đặc biệt là mục tiêu lạm phát.

Bảng 2.18: Tình hình thực hiện chỉ tiêu lạm phát năm 1994-6/2005

Năm 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Chỉ tiêu % 10 10 7 7-8 10 < 50 < 60 7,4 10,6 15 8 9 Thực hiện % 6.7 19.6 15.8 19.5 90.1 128. 23.1 7.81 10.6 15.4 10.4

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN Lào các năm từ 1994 - 2004

Tất nhiên có những ý kiến cho rằng, mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra nhưng có những năm lạm phát lại ở mức hợp lý góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế như năm 1996, 1997. ở đây luận văn đang muốn đề cập đến vấn đề dự báo và các biện pháp nhằm kiểm soát lạm phát của nền kinh tế nói chung và của NHNN nói riêng, thì rõ ràng rằng khả năng dự báo lạm phát (cả về phương pháp tính và vấn đề thu thập, xử lý thông tin về diễn biến trên thị trường) còn yếu kém; đồng thời, sự chỉ đạo và điều hành giá cả tiêu dùng của nền kinh tế còn mang tính thụ động và hiệu quả không cao. Chính điều này đã làm cho lạm phát thực tế những năm 1998 - 2000 quá xa với chỉ tiêu đề ra và gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự đổi mới và nới lỏng tài chính trong những năm gần đây đã làm lu mờ sự khác biệt giữa các khối lượng tiền và do vậy, tỷ lệ tăng trong từng khối lượng tiền như tỷ lệ tăng của M2 và M3 đôi khi thể hiện những biến động khác nhau. Do đó, hiệu quả của tỷ lệ tăng M2 với vai trò là một mục tiêu trung gian của CSTT được coi là bị giảm xuống. Hơn nữa, mối quan hệ chi phối giữa mục tiêu hoạt động tiền cơ sở - với M2 ngày càng thiếu ổn định làm cho việc sử dụng mục tiêu trung gian là M2 để điều hành CSTT bắt đầu có dấu hiệu kém hiệu quả.

Một vấn đề cần quan tâm nữa là, hiện nay, mức độ Đô la hóa và Baht hóa ở Lào tương đối cao, đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế cũng như tới việc hoạch định và điều hành CSTT, chính sách tỷ giá. Đồng thời, Đô la hóa và Baht hóa là làm cho mối quan hệ giữa TPTTT M2 với giá cả và sản lượng đôi khi không tuân thủ theo những quy luật vốn có, vì vậy, mục tiêu trung gian là M2 đã không phát huy hết tác dụng.

Về những hạn chế trong việc sử dụng các công cụ của CSTT: có thể nói hạn chế lớn nhất trong việc thực thi CSTT ở Lào thời gian qua là việc xây dựng và sử dụng các công cụ của CSTT. Hệ thống các công cụ, đặc biệt là các công cụ gián tiếp, mới được xây dựng và chưa có đủ điều kiện hoàn thiện, sự phối kết hợp các công cụ chưa thường xuyên và thiếu hiệu quả. Một số hạn chế khác như việc xác định lượng tiền cung ứng hàng năm chính xác và chưa kịp thời so với các biến động kinh tế, chính trị, khối lượng cung ứng được dự đoán thường quá lớn so với nhu cầu thực tế, gây khó khăn trong việc kiểm soát tốc độ tăng của TPTTT, tạo ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế hay sự phối kết hợp trong việc sử dụng các chính sách chưa cao. Cụ thể như sau:

Đối với công cụ lãi suất: Gồm có lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cho vay đối với nền kinh tế. Lãi suất tái cấp vốn chưa có tác dụng mạnh trong việc điều tiết lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế, bởi vì NHNN cho vay TCK đối với các NHTM trên cơ sở các khế ước của NHTM với mức lãi suất tái cấp vốn thấp hơn lãi suất các NHTM cho vay đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, các NHTM thường đem các khế ước cho vay với lãi suất thấp để xin vay tái cấp vốn. Thêm vào đó, các công cụ nợ để NHNN thực hiện tín dụng còn ít và NHNN chủ yếu cho vay tái cấp vốn đối với các NHTM nhà nước nên hiệu quả của công cụ này không cao. Còn đối với lãi suất cho vay đối với nền kinh tế: NHNN bỏ quy định về biên độ lãi suất cơ bản, nhưng hàng tháng vẫn công bố lãi suất cơ bản để định hướng lãi suất thị trường; các NHTM ấn định lãi suất cho vay đối với nền kinh tế theo cơ chế thỏa thuận phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường. Như vậy, về mặt định hướng là chúng ta đã thả nổi lãi suất nhưng vẫn muốn có can thiệp hành chính vào điều tiết lãi suất bằng cách công bố lãi suất cơ bản. Thực tế việc công bố lãi suất này dường như không có tác dụng gì và vì thế mức độ can thiệp của NHNN đối với công cụ lãi suất rất hạn chế. Đồng thời, giữa lãi suất cho vay ngoại tệ và cho vay bằng đồng Kíp có thời kỳ còn chênh lệch cao làm cho khách hàng muốn vay ngoại tệ hơn vay Kíp để hưởng chênh lệch lãi suất, từ đó làm ảnh hưởng đến thị trường tín dụng trong nước.

Đối với công cụ DTBB: NHNN chưa sử dụng công cụ này một cách chủ động để điều chỉnh bơm thêm tiền hay rút bớt tiền ra khỏi lưu thông.

Đối với các công cụ hạn mức tín dụng: Việc phân bổ và quản lý hạn mức tín dụng còn mang nặng tính chủ quan nên đã dẫn đến tình trạng có NHTM không sử dụng hết hạn mức cho phép trong khi có NHTM lại thừa.

Đối với VNTTM: Do mới đi vào thực hiện nên hoạt động của thị trường mở vẫn còn nhiều bất cập về pháp lý lẫn điều hành, về phía những người tham gia vào thị trường cũng như các công cụ trên thị trường.

Bên cạnh những hạn chế trên, việc sử dụng các chính sách hỗ trợ cũng đem lại không ít vướng mắc. CSTT đôi khi phải làm hộ công việc của các chính sách khác thông qua các khoản tín dụng chỉ định hay khoanh nợ, xóa nợ, làm cho quy luật cung ứng tiền bị sai lệch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát trong việc thực thi chính sách tiền tệ ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Trang 76 - 83)