1 Những hạn chế chung trong việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong cơ quan hành chính Quận 3 (Trang 30 - 33)

- Pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước quy định còn phân tán, chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chưa điều chỉnh bao quát hết các quan hệ về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và hiệu lực pháp lý còn thấp.

 Hiện nay trong hệ thống pháp luật hiện hành ở nước ta có trên dưới 45 văn bản quy phạm pháp luật có các quy định liên quan đến tài sản nhà nước, từ Hiến pháp cho đến các quyết định, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Như vậy là quá phân tán. Do vậy, hiệu lực pháp luật của các quy định trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng và nhạy cảm này vừa rất thấp, vừa thiếu nên không thể tạo ra một khuôn khổ pháp

luật phù hợp để cho hoạt động quản lý và sử dụng tài sản nhà nước vận hành đúng đắn và có hiệu quả.

 Các văn bản pháp luật được ban hành vào các thời điểm khác nhau nên tính đồng bộ kém, chưa thành hệ thống. Ngay cả các luật cũng còn chưa thống nhất, chẳng hạn như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư còn có chỗ “vênh”. Đó là do thời điểm xây dựng và ban hành luật khác nhau, với những mục tiêu khác nhau, thiếu một khuôn khổ chương trình đồng bộ.Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước thiếu tính bao trùm về nguyên tắc như nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người được giao quản lý và người sử dụng, quyền hạn và trách nhiệm của hai đối tượng này phải được tách biệt; những nguyên tắc về phân cấp hay nguyên tắc về quản lý về mặt giá trị.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước còn chưa thực sự quản lý, theo dõi sát được thực trạng và biến động của tài sản Nhà nước trên thực tế hiện nay:

 Cho đến nay, như Chính phủ đã báo cáo trước Quốc hội, chúng ta mới chỉ nắm được tổng quan về tài sản nhà nước. Có nghĩa là, hiện nay, từ Quốc hội, Chính phủ cho đến các bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương… đều chưa thực sự nắm rõ được tình trạng tài sản Nhà nước như thế nào, cả về số lượng, giá trị, chất lượng và hiện trạng phân bổ sử dụng.

 Tình trạng sử dụng tài sản Nhà nước sai mục đích, sai tiêu chuẩn, định mức, chế độ, lãng phí vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở các lĩnh vực, các cơ quan, tổ chức:

+ Có thể nói tình trạng sử dụng, quản lý không đúng mục đích, cho thuê, cho mượn, để thất thoát, lãng phí rất lớn ở hầu như các ngành, các cơ quan, tổ chức, các địa phương, ở hầu hết các khâu của quá trình quản lý, từ khâu quyết định mua sắm đến khâu quản lý, sử dụng, đến khâu thanh lý và ở tất cả các khâu liên quan đến tài sản nhà nước. Đất đai, trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức xã hội và doanh nghiệp còn bị sử dụng lãng phí, sử dụng sai mục đích như: bỏ trống, cho thuê, cho mượn, sử dụng để kinh doanh sai mục đích… Một số trường hợp thực hiện mua sắm, điều chuyển, thanh lý tài sản nhà nước sai thẩm quyền, sai tiêu chuẩn, chế độ dẫn đến thất thoát. Trong đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản, thì tình trạng lãng phí trong đầu

tư, mua sắm vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép mặc dù đã có hạn chế nhưng vẫn còn xảy ra thường xuyên.

+ Hiện nay vẫn còn tình trạng nhiều cơ quan, tổ chức chiếm giữ quá nhiều nhà, đất so với nhu cầu sử dụng thực tế, dẫn đến sử dụng sai mục đích hoặc lãng phí. Qua công tác thanh tra đã phát hiện: năm 2001 có 6 bộ, ngành sử dụng trụ sở sai mục đích 15.353 m2; có 14 tỉnh cho thuê 3.482 m2, 9 tỉnh, thành phố sử dụng vào các mục đích khác 142.227 m2; năm 2002 kiểm tra 31/33 bộ, ngành ở TW và kiểm tra 59/61 địa phương phát hiện một số đơn vị đã sử dụng trụ sở làm việc để cho thuê là 16.000 m2, để kinh doanh dịch vụ và các mục đích khác là 157.000 m2.

+ Việc mua sắm xe mới, quản lý, sử dụng xe ô tô công cũng đang là vấn đề hết sức bức xúc. Những tồn tại chủ yếu là mua xe vượt tiêu chuẩn, vượt giá quy định. Năm 2001 có 14 bộ, ngành, 45 địa phương mua xe vượt giá, vượt tiêu chuẩn; năm 2002 và năm 2003 có 32/64 đơn vị thuộc 7 bộ, ngành và 60 đơn vị thuộc 7 địa phương mua xe vượt giá quy định; năm 2004 có 22/64 đơn vị mua 34 xe ô tô vượt giá quy định, cá biệt có trường hợp mua xe với giá cao, lãng phí không cần thiết hoặc trang cấp xe ô tô cho cả những đơn vị không có tiêu chuẩn sử dụng xe. Một số bộ, ngành và địa phương vẫn còn hiện tượng sử dụng xe vượt định mức hay sử dụng xe cho mượn dài ngày, sử dụng xe vào việc riêng…

Việc đầu tư xây dựng mới, mua sắm tài sản vẫn còn hiện tượng vượt tiêu chuẩn định mức, vượt mức giá cho phép. Theo kết quả thanh tra năm 2001, có 14 bộ, ngành mua 29 xe ô tô vượt giá với tổng số tiền vượt là 1.079 triệu đồng; 45 tỉnh thành phố mua xe vượt tiêu chuẩn tới 265 xe, với tổng số tiền vượt là 30.957 triệu đồng; 2 bộ, ngành xây dựng trụ sở làm việc vượt tiêu chuẩn định mức 3.268 m2; 22 tỉnh, thành phố xây dựng trụ sở vượt định mức 35.507 m2. Năm 2002 có 17/33 bộ, ngành ở trung ương và 41/61 địa phương mua xe ô tô con vượt quy định về giá trị, vượt tiêu chuẩn về đầu xe với tổng giá trị 33 tỷ đồng.

Công tác quản lý tài chính đất đai, tài nguyên khác còn nhiều sơ hở, cụ thể như: một số địa phương xác định giá thuê đất thấp hơn nhiều so với quy địnhm, cá biệt có một số địa phương áp dụng chỉ thu bằng 50% đối với các tổ chức trong nước đã sử dụng đất thuê từ năm 1995 trở về trước. Bao cấp đất đai cho tổ chức, cá nhân được nhà nước giao

đất ở một số dự án tại một số địa phương vẫn còn tiếp diễn do giá đất tính thu tiền sử dụng đất vẫn do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành còn thấp so với quy định.

Cho đến nay, vẫn còn tình trạng sử dụng nhà, đất của các cơ quan, tổ chức để kinh doanh hoặc cho thuê, việc xây dựng trụ sở làm việc mới tại một số cơ quan, tổ chức vẫn vượt tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà làm việc do Thủ tướng Chính phủ quy định. Theo một kết quả kiểm tra năm 2005, có 2 bộ, ngành xây dựng trụ sở làm việc vượt 3268 m2, có 22 tỉnh xây dựng trụ sở vượt mức 35.507 m2, và các cơ quan sử dụng nhà làm việc để cho thuê tại thời điểm năm 2005 của 31 bộ, ngành trung ương và 59 địa phương với 173.000 m2 nhà.

- Việc quản lý Nhà nước chuyên ngành về tài sản Nhà nước trên thực tế còn nhiều hạn chế, bị động và thiếu tính chuyên nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý tài sản nhà nước các cấp là bộ phận giúp chính quyền các cấp, thủ trưởng bộ, ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước đối với tài sản Nhà nước mặc dù đã được quy định nhưng việc triển khai trên thực tế còn rất chậm, dẫn đến các chế độ và biện pháp cụ thể để quản lý tài sản nhà nước chưa được thực hiện thống nhất tại các bộ, ngành, địa phương; hệ thống thông tin trong phạm vi cả nước làm căn cứ để chỉ đạo công tác quản lý tài sản nhà nước rất thiếu và yếu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong cơ quan hành chính Quận 3 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w