Một số kiến nghị có liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 57 - 104)

Kết quả nghiên cứu cho thấy thông tin EPS thực sự hữu ích cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách tính toán và trình bày chỉ tiêu EPS trên BCTC còn một số hạn chế khiến cho EPS không phản ánh trung thực tình hình tài chính doanh nghiệp. Từ đó có thể cho các nhà đầu tư, người sử dụng thông tin EPS của các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định sai lầm. Vì vậy, cần số một biện pháp sau để có thể khắc phục các hạn chế khi tính và trình bày chỉ tiêu EPS trên BCTC nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin này:

- Cách tính EPS: Theo cách tính EPS quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam số 30 và thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn VAS 30, lợi nhuận dùng để tính EPS chỉ đơn thuần là lãi ròng sau thuế trừ đi cổ tức cổ phiếu ưu đãi mà chưa trừ đi các khoản lãi không dành cho cổ đông phổ thông như: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ thưởng cho Hội đồng quản trị và các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu. Những khoản này theo chuẩn mực kế toán quốc tế sẽ được ghi nhận như các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Thông thường các quỹ này được trích lập từ 5 – 15% tổng lãi ròng sau thuế của công ty. Do đó, EPS cũng đã tăng tương ứng 5 – 15% so với thực chất của nó và so với IFRS. Vì vậy, nếu nhà đầu tư dựa vào thông tin này để đưa ra các quyết định của mình như mua bán, nắm giữ cổ phiếu… có thể sẽ sai lầm.

Hơn nữa, nếu có quy định loại trừ các quỹ này khi tính EPS sẽ khiến sẽ cho các nhà quản lý doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc trích lập quỹ, nhất là các doanh nghiệp mà các khoản lương, thưởng của ban quản trị phụ thuộc vào sự tăng trưởng của EPS. Bởi nếu các nhà quản lý tăng các khoản trích lập quỹ sẽ đồng nghĩa với việc giảm EPS, do vậy sẽ ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng EPS qua các năm, tức là làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu của doanh nghiệp. Việc này có thể dẫn tới làm giảm giá cổ phiếu của doanh nghiệp, điều mà không nhà quản trị nào mong muốn xảy ra.

Chính vì những điều này mà khi tính EPS cần phải loại trừ các quỹ này ra để tính EPS một cách hợp lý.

- Bổ sung thêm trƣờng hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu: Thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện VAS 30 chỉ quy định cách xác định số lượng cổ phiếu để tính EPS trong trường hợp phát hành hoặc mua lại cổ phiếu; trường hợp chia tách, gộp, thưởng cổ phiếu mà không đề cập đến trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu. Về mặt bản chất việc chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng tương tự như thưởng cổ phiếu, điều này trong chuẩn mực quốc tế đã quy định rất rõ. Do đó, trong VAS 30 và thông tư 21/2006/TT-BTC nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc tính toán EPS tại các công ty được dễ dàng hơn.

- Trình bày EPS hồi tố: Doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh hồi tố EPS cho tất cả các kỳ báo cáo nếu số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành tăng lên do vốn hóa, phát hành cổ phiếu thưởng, tách cổ phiếu hoặc giảm đi do gộp cổ phiếu. Tuy nhiên, VAS lại không quy định cụ thể EPS điều chỉnh được trình bày trên BCTC như thế nào, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp sẽ có những cách hiểu khác nhau.

Chẳng hạn, BCTC của Sacombank phần các chỉ tiêu tài chính chủ yếu qua các năm, ghi nguyên gốc EPS năm 2009 là 2.771 đ/CP, năm 2008 là 1.869 đ/CP, trong BCKQKD cũng tương tự. Tuy nhiên trong phần thuyết minh thì ghi cả EPS điều chỉnh , khi đó EPS năm 2008 là 1.623 đ/CP (thay vì 1.869 đ/CP). Lẽ ra cột EPS năm 2008 (năm trước) trong BCKQKD của năm 2009 phải được trình bày là EPS điều chỉnh (1.623 đ/CP), con số này mới có ý nghĩa cho việc so sánh để thấy được sự tăng trưởng của EPS qua các năm.

Việc chỉ trình bày EPS điều chỉnh trong phần thuyết BCTC mà không trình bày trên BCKQKD và phần các chỉ tiêu tài chính quan trọng qua các năm, dễ làm cho các nhà đầu tư hiểu nhầm, bởi không phải nhà đầu tư nào cũng có kiến thức nhất định về kế toán nên họ chỉ đọc chỉ tiêu này trên BCKQKD mà không quan tâm đến chỉ tiêu này trên thuyết minh BCTC. Do đó, trong cột năm trước trên BCTC năm hiện hành cần

phải quy định cụ thể là trình bày EPS đã điều chỉnh để tránh sự hiểu nhầm cho các nhà đầu tư.

- Tính và trình bày lãi suy giảm trên cổ phiếu: VAS 30 quy định phải tính EPS suy giảm trong trường hợp có sự chuyển đổi các công cụ có thể chuyển đổi, việc thực hiện quyền chọn, chứng quyền hoặc việc phát hành cổ phiếu phổ thông sau khi thỏa mãn một số điều kiện nhất định. Tuy nhiên, VAS 30 chưa quy định rõ ràng về EPS suy giảm, trong khi IAS 33 yêu cầu cần phải trình bày EPS cơ bản và EPS suy giảm trên BCKQKD với mức độ nổi bật như nhau. Đồng thời, thông tư 21/2006/TT- BTC cũng chưa có hướng dẫn cụ thể tính EPS suy giảm. Vì vậy, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa báo cáo EPS suy giảm trên BCTC . Trong khi đây là một chỉ tiêu rất quan trọng cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định, nhất là trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều trái phiếu chuyển đổi thì EPS suy giảm là chỉ tiêu quan trọng để dự đoán EPS năm tới chứ không phải là EPS cơ bản của năm nay. Do đó, cách tính và trình bày EPS suy giảm cần phải được quy định rõ ràng trong VAS 30 cũng như thông tư hướng dẫn thực hiện.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 5

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đã có sự rò rỉ thông tin EPS trước của các doanh nghiệp. Đồng thời, các NĐT có thể dựa vào tín hiệu EPS của các doanh nghiệp để dự báo xu hướng giá trong tương lai của các cổ phiếu. Và NĐT cũng có thể kiếm được lợi nhuận thông qua tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bởi thông tin EPS không phản ánh hết vào giá cổ phiếu.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy chỉ tiêu EPS trên BCTC sẽ là một thông tin hữu ích cho các NĐT để dự báo giá cổ phiếu trong tương lai của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao tính hữu ích của thông tin này trên BCTC trước tiên cần phải sửa đổi những hạn chế còn tồn tại và bổ sung thêm những thông tin trong VAS 30 và thông tư 21/2006/TT-BTC liên quan đến cách tính EPS, bổ sung thêm trường hợp chia cổ tức bằng cổ phiếu, trình bày EPS hồi tố, tính và trình bày lãi suy giảm trên cổ phiếu.

KẾT LUẬN

Sau hơn 10 năm hoạt động, TTCK Việt Nam trải qua nhiều thăng trầm, rất nhiều người đã thành công nhờ vào TTCK và cũng có không ít người bị thất bại. Sự thất bại hay thành công của NĐT phụ thuộc rất nhiều vào mức độ am hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp được phản ánh qua các thông tin mà kế toán cung cấp. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các TTKT, trong đó có thông tin về EPS phải trung thực, đáng tin cậy cho các NĐT khi đưa ra các quyết định của mình.

Trên cơ sở đánh giá tác động của EPS đến giá cổ phiếu, nghiên cứu đã cho thấy chỉ tiêu EPS sẽ giúp ích phần nào cho các NĐT trong việc ra quyết định mua bán, nắm giữ cổ phiếu. Đồng thời, cũng cũng giúp ích phần nào cho các doanh nghiệp trong việc muốn tăng giá cổ phiếu của chính mình bằng cách tăng chỉ tiêu EPS trên BCTC.

Muốn vậy các TTKT phải thực sự hữu ích cho các đối tượng sử dụng, các biện pháp đề ra cần phải được thực hiện một cách kịp thời, nghiêm túc.

Thực hiện luận văn này, tác giả mong muốn sẽ phần nào giúp nâng cao chất lượng TTKT, đặc biệt là chỉ tiêu EPS trên BCTC đáp ứng kỳ vọng của các NĐT trong việc ra quyết định của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Bạch Đức Hiển, 2008. Giáo trình thị trường chứng khoán. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

2.Bộ môn kế toán tài chính, 2008. Giáo trình kế toán tài chính phần 1-2. Tp Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giao thông vận tải.

3. Bộ Tài chính. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

4. Bộ Tài chính. Luật kế toán

5. Công ty cồ phần truyền thông Việt Nam. <http://s.cafef.vn/Lich-su-giao-dich.chn>. [Ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2013].

6. Mã Văn Giáp, 2013. Hoàn thiện phương pháp xử lý kế toán lãi trên cổ phiếu cho các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

7. Mai Hoàng Minh và Nguyễn Phúc Sinh. Tiếp cận các luận điểm về tính hữu ích của BCTC.<http://www.dongduong.edu.vn/index.php/Tai-chinh-ke-toan/Tiep-can-cac- luan-diem-ve-tinh-huu-ich-cua-BCTC.html.>. [Ngày truy cập: 12 tháng 8 năm 2013]. 8. Nguyễn Sơn, 2008. 10 năm hoạt động thị trường chứng khoán Việt nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2010 – 2020. Tạp chí kinh tế và dự báo, số 6/2010.

9. Sở giao dịch chứng khoán Tp Hồ Chí Minh. <http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statis tic/VnindexStatistic.aspx>. [Ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2013].

10. Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh. Hướng dẫn báo cáo chỉ tiêu lãi cơ bản trên một cổ phiếu phổ thông (EPS).

11. Trần Xuân Nam. Báo cáo thường niên và những điều nên hoàn thiện. < http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=forum&f=forum_detail&idforum= 380&page=13>. [Ngày truy cập: 5 tháng 10 năm 2013].

12. Vũ Hữu Đức, 2010. Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Benos & Rockinger, 2000. Market response to earnings announcements and interim reports: An analysis of SBF120 companies. Annales d’Economie et de Statistiques. 2. Chenxi Wang & King Phet, 2012. Stock Return Performance around Earnings Announcements: Empirical Evidence from Nordic Stock Market. Master thesis. Umeå University.

3. Fama et al., 1969. The adjustment os stock prices to new information. International Economic Review, Vol. 10, No. 1: 1-21.

4. IASB. IAS 33 - Earnings Per Share.

5. Jayne Godfrey et al., 2003. Accounting Theory. 5th ed. Milton, Qld. : John Wiley & Sons Australia.

6. Mazhar Hussain & Arshad Hasan, 2010. Accounting Information and Abnormal Returns: An Empirical Evidence of Pakistani Stock Market. International Journal of Arts and Commerce, Vol. 1 No. 2:48-59.

7. R. Ball and P. Brown, 1968. An empirical evaluation of accounting income numbers. Journal of Accounting Research.

Tháng ABT R(%) ACB R(%) ACL R(%) AGF R(%) BBC R(%) 02/2009 23,000 25,200 14,400 12,800 10,500 03/2009 30,800 33.91% 29,200 15.87% 19,500 35.42% 15,300 19.53% 13,700 30.48% 04/2009 31,700 2.92% 37,000 26.71% 21,100 8.21% 18,600 21.57% 16,300 18.98% 05/2009 36,000 13.56% 42,900 15.95% 24,500 16.11% 22,200 19.35% 26,500 62.58% 06/2009 45,200 25.56% 49,000 14.22% 25,200 2.86% 21,900 -1.35% 30,400 14.72% 07/2009 48,500 7.30% 47,100 -3.88% 25,200 0.00% 19,800 -9.59% 32,500 6.91% 08/2009 60,500 24.74% 48,100 2.12% 34,900 38.49% 28,800 45.45% 38,400 18.15% 09/2009 80,000 32.23% 46,400 -3.53% 36,800 5.44% 33,700 17.01% 38,100 -0.78% 10/2009 87,000 8.75% 45,200 -2.59% 37,700 2.45% 35,700 5.93% 35,500 -6.82% 11/2009 73,500 -15.52% 36,800 -18.58% 28,900 -23.34% 32,500 -8.96% 31,200 -12.11% 12/2009 52,000 -29.25% 37,200 1.09% 27,700 -4.15% 33,200 2.15% 28,500 -8.65% 01/2010 59,000 13.46% 35,100 -5.65% 27,200 -1.81% 34,000 2.41% 29,100 2.11% 02/2010 53,000 -10.17% 36,500 3.99% 29,900 9.93% 34,600 1.76% 31,500 8.25% 03/2010 54,000 1.89% 24,700 -32.33% 30,200 1.00% 35,200 1.73% 31,000 -1.59% 04/2010 56,000 3.70% 33,800 36.84% 40,200 33.11% 37,200 5.68% 33,000 6.45% 05/2010 56,000 0.00% 31,500 -6.80% 38,100 -5.22% 34,800 -6.45% 28,700 -13.03% 06/2010 51,500 -8.04% 30,500 -3.17% 36,800 -3.41% 33,900 -2.59% 28,500 -0.70% 07/2010 52,500 1.94% 30,000 -1.64% 37,300 1.36% 33,500 -1.18% 29,400 3.16% 08/2010 50,000 -4.76% 28,200 -6.00% 30,100 -19.30% 28,800 -14.03% 24,400 -17.01% 09/2010 58,000 16.00% 28,500 1.06% 31,400 4.32% 27,500 -4.51% 23,000 -5.74% 10/2010 43,900 -24.31% 26,900 -5.61% 29,000 -7.64% 25,900 -5.82% 21,900 -4.78% 11/2010 42,500 -3.19% 22,400 -16.73% 28,500 -1.72% 24,500 -5.41% 18,800 -14.16% 12/2010 43,000 1.18% 26,100 16.52% 26,900 -5.61% 23,500 -4.08% 21,700 15.43% 01/2011 39,500 -8.14% 24,300 -6.90% 27,000 0.37% 23,000 -2.13% 21,100 -2.76% 02/2011 37,500 -5.06% 22,400 -7.82% 26,500 -1.85% 22,000 -4.35% 16,400 -22.27% 03/2011 39,500 5.33% 22,900 2.23% 24,500 -7.55% 20,700 -5.91% 15,700 -4.27% 04/2011 39,000 -1.27% 21,700 -5.24% 23,800 -2.86% 21,500 3.86% 14,700 -6.37% 05/2011 37,600 -3.59% 20,600 -5.07% 23,000 -3.36% 19,400 -9.77% 11,000 -25.17% 06/2011 39,500 5.05% 20,900 1.46% 23,900 3.91% 18,900 -2.58% 12,600 14.55% 07/2011 37,900 -4.05% 21,000 0.48% 23,900 0.00% 19,000 0.53% 11,200 -11.11% 08/2011 40,000 5.54% 21,300 1.43% 24,700 3.35% 19,000 0.00% 12,200 8.93% 09/2011 39,500 -1.25% 21,700 1.88% 30,100 21.86% 19,300 1.58% 12,100 -0.82% 10/2011 38,000 -3.80% 21,600 -0.46% 16,500 -45.18% 22,900 18.65% 11,500 -4.96% 11/2011 34,400 -9.47% 19,700 -8.80% 16,900 2.42% 20,500 -10.48% 10,800 -6.09% 12/2011 34,200 -0.58% 21,500 9.14% 17,200 1.78% 21,400 4.39% 11,100 2.78% 01/2012 35,300 3.22% 21,200 -1.40% 19,700 14.53% 20,100 -6.07% 11,800 6.31% 02/2012 36,500 3.40% 23,500 10.85% 18,300 -7.11% 20,300 1.00% 14,000 18.64% 03/2012 35,300 -3.29% 24,600 4.68% 17,100 -6.56% 22,800 12.32% 18,400 31.43% 04/2012 38,900 10.20% 25,700 4.47% 19,700 15.20% 27,800 21.93% 23,900 29.89% 05/2012 38,000 -2.31% 25,700 0.00% 17,500 -11.17% 28,500 2.52% 21,500 -10.04% 06/2012 39,000 2.63% 25,600 -0.39% 16,100 -8.00% 32,500 14.04% 19,800 -7.91% 07/2012 41,400 6.15% 25,700 0.39% 16,600 3.11% 28,000 -13.85% 18,600 -6.06% 08/2012 38,000 -8.21% 19,800 -22.96% 15,600 -6.02% 26,800 -4.29% 15,600 -16.13% 09/2012 38,700 1.84% 16,400 -17.17% 14,500 -7.05% 21,000 -21.64% 14,800 -5.13%

Tháng C92 R(%) CAD R(%) COM R(%) DAE R(%) EBS R(%) 02/2009 9,300 6,900 34,300 10,400 11,400 03/2009 9,700 4.30% 8,200 18.84% 36,600 6.71% 10,500 0.96% 11,500 0.88% 04/2009 9,500 -2.06% 8,400 2.44% 39,000 6.56% 12,400 18.10% 14,100 22.61% 05/2009 11,500 21.05% 12,100 44.05% 46,000 17.95% 13,400 8.06% 16,400 16.31% 06/2009 15,000 30.43% 11,100 -8.26% 47,200 2.61% 14,600 8.96% 16,200 -1.22% 07/2009 17,800 18.67% 11,400 2.70% 49,500 4.87% 16,700 14.38% 20,300 25.31% 08/2009 15,400 -13.48% 16,400 43.86% 55,000 11.11% 16,800 0.60% 23,300 14.78% 09/2009 20,600 33.77% 18,200 10.98% 53,500 -2.73% 15,800 -5.95% 30,100 29.18% 10/2009 32,100 55.83% 18,100 -0.55% 58,500 9.35% 18,600 17.72% 27,700 -7.97% 11/2009 22,900 -28.66% 14,400 -20.44% 52,500 -10.26% 14,600 -21.51% 20,900 -24.55% 12/2009 20,000 -12.66% 13,500 -6.25% 60,500 15.24% 14,600 0.00% 14,000 -33.01% 01/2010 17,000 -15.00% 12,600 -6.67% 52,000 -14.05% 13,900 -4.79% 13,100 -6.43% 02/2010 18,000 5.88% 13,100 3.97% 57,500 10.58% 13,900 0.00% 12,800 -2.29% 03/2010 17,300 -3.89% 14,800 12.98% 55,500 -3.48% 13,700 -1.44% 13,000 1.56% 04/2010 20,000 15.61% 14,800 0.00% 57,500 3.60% 14,500 5.84% 20,400 56.92% 05/2010 20,500 2.50% 12,900 -12.84% 55,000 -4.35% 13,900 -4.14% 16,600 -18.63% 06/2010 19,500 -4.88% 13,200 2.33% 57,000 3.64% 14,100 1.44% 17,800 7.23% 07/2010 27,000 38.46% 12,600 -4.55% 56,000 -1.75% 15,200 7.80% 18,000 1.12% 08/2010 25,000 -7.41% 9,800 -22.22% 40,000 -28.57% 12,800 -15.79% 14,100 -21.67% 09/2010 38,800 55.20% 8,900 -9.18% 39,500 -1.25% 12,500 -2.34% 13,100 -7.09% 10/2010 38,500 -0.77% 7,500 -15.73% 39,500 0.00% 11,300 -9.60% 10,600 -19.08% 11/2010 24,700 -35.84% 7,700 2.67% 37,200 -5.82% 10,700 -5.31% 10,100 -4.72% 12/2010 21,200 -14.17% 8,200 6.49% 38,500 3.49% 10,000 -6.54% 9,800 -2.97% 01/2011 17,400 -17.92% 7,700 -6.10% 35,000 -9.09% 9,700 -3.00% 9,000 -8.16% 02/2011 17,900 2.87% 6,700 -12.99% 32,800 -6.29% 9,900 2.06% 8,000 -11.11% 03/2011 16,000 -10.61% 4,900 -26.87% 32,900 0.30% 9,800 -1.01% 7,900 -1.25%

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 57 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)