Phương pháp chọn mẫu: Mẫu sẽ được chọn theo phương pháp phi xác suất,
các doanh nghiệp được chọn vào mẫu phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Dữ liệu EPS của mỗi doanh nghiệp phải được công bố trên các phương tiện thông tin trong khoảng thời gian nghiên cứu.
- Giá cổ phiếu của mỗi doanh nghiệp phải có sẵn trên website www.cafef.vn trong khoảng thời gian từ tháng 2/2009 – 9/2012.
Kích thước mẫu: 85 doanh nghiệp
3.4 Phân tích dữ liệu định lƣợng
3.4.1 Xác định tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân tích lũy
Để đánh giá được tác động của việc công bố thông tin EPS trên BCTC đến giá cổ phiếu, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study), phương pháp này đã được thiết lập bởi Fama et al. (1969). Đây là phương pháp thống kê dùng để đánh giá tác động của một sự kiện cụ thể đến giá trị của công ty. Sự kiện trong nghiên cứu này là việc công bố thông tin EPS. Mục tiêu của phương pháp này là xác định mối liên hệ giữa sự kiện và giá cổ phiếu dựa trên tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân tích lũy CAR (Cumulative Average Abnomal Firm-unique Return).
Một trong những giả thiết quan trọng của phương pháp này không có sự trùng lắp về dữ liệu µi,t của các cổ phiếu trong thời gian nghiên cứu khi tập hợp dữ liệu này để tính ART trong thời gian khảo sát. Giả thiết này cho phép chúng ta tính được CART trong thời gian khảo sát mà không quan tâm đến hiệp phương sai giữa các cổ phiếu có sự trùng lắp này, bởi hiệp phương sai giữa chúng bằng không.
Để xác định CARt trong thời kỳ t (trong nghiên cứu này thời gian t được sử dụng là tháng) chúng ta cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên µi,t của chứng khoán i trong mẫu nghiên cứu trong tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu
Dựa trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) chúng ta có thể xác định được Ri,t bằng phương trình sau:
Ri,t = αi + βiRm,t + µi,t (1)
Trong đó: Ri,t – Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i trong tháng t.
αi – Tỷ suất sinh lợi bình quân ổn định (không chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi của thị trường).
βi – Beta của chứng khoán i hay độ nhạy của chứng khoán i. Là hệ số phản ánh độ nhạy của một chứng khoán đối với các biến động thị trường (dưới góc độ tỷ suất sinh lợi).
Rm,t – Tỷ suất sinh lợi trên danh mục đầu tư thị trường tổng hợp trong tháng t.
µi,t – Tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên của chứng khoán i trong tháng t. Trong phương trình trên Ri,t được tính toán như sau:
Ri,t = Pi,t – Pi,t-1 + DIVt Pi,t-1
Trong đó: Pi,t – Giá đóng cửa của chứng khoán i tại thời điểm cuối tháng t.
Pi,t-1 – Giá đóng cửa của chứng khoán i tại thời điểm
cuối tháng t-1
DIVt – Cổ tức được chia trong tháng t.
Vì nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét những điều chỉnh của giá cổ phiếu khi thông tin EPS của doanh nghiệp được công bố dựa vào tỷ suất ngẫu nhiên bình quân tích lũy nên Ri,t sẽ được giả sử bỏ qua ảnh hưởng của cổ tức được chia, tỷ suất sinh lợi chỉ là sự biến động về giá trong từng tháng. Do đó, Ri,t hàng tháng của mỗi doanh nghiệp sẽ được tính lại như sau:
Ri,t = Pi,t – Pi,t-1 Pi,t-1
Rm,t cũng sẽ được tính như sau:
Rm,t = VIt – VIt-1
VIt-1
Trong đó: VIi,t – Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại thời điểm cuối tháng t.
VIt-1 – Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại thời điểm cuối tháng t-1.
Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính chúng ta có thể xác định được phương trình (1).
Do đó, tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên µi,t của chứng khoán i trong mẫu nghiên cứu trong tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu sẽ tính như sau:
µi,t = Ri,t – (αi + βiRm,t)
Bước 2: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân ART trong mẫu nghiên cứu trong tháng T trong thời gian khảo sát
Tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân ART (Average Firm-unique Return) sẽ được tính như sau:
Trong đó: µi,t – Tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên của chứng khoán i trong tháng t1.
NT – Số doanh nghiệp xuất hiện trong mẫu nghiên cứu trong tháng khảo sát T2
Vì thời gian nghiên cứu là từ tháng 3/2009 – 9/2012 (tháng 3 hàng năm là tháng công bố thông tin EPS) nên NT = 225 cho tất cả các tháng từ tháng 12 trước sự kiện và 6 tháng sau sự kiện công bố thông tin EPS đối với tổng mẫu (85 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu và mỗi doanh nghiệp trong tháng khảo sát T xuất hiện 3 lần).
Bước 3: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy CART trong mẫu nghiên cứu trong tháng T trong thời gian khảo sát
1
t: tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2009 – 9/2012 T: tháng T trong thời gian khảo sát T = -12,6
2
Ở đây N cũng là số doanh nghiệp cung cấp thông tin có lợi hoặc số doanh nghiệp cung cấp thông tin bất lợi (phần thông tin có lợi và bất lợi sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 3.4.2) xuất hiện trong tháng khảo sát T trong mẫu nghiên cứu.
ART = 1
∑ NT µi,T (T= -12,6) NT i=1
Tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy CARt sẽ được xác định bằng công thức sau:
CART = ∑ART (T = -12,6)
t được khảo sát trong 18 tháng, 12 tháng trước sự kiện và 6 tháng sau sự kiện công bố thông tin EPS.
3.4.2 Xác định thông tin EPS có lợi và thông tin EPS bất lợi
Để đánh giá tác động của thông tin EPS trên BCTC đến giá cổ phiếu, điều quan trọng là phải xác định thông tin về EPS của các doanh nghiệp trong thời gian khảo sát là thông tin có lợi (good news) hay thông tin bất lợi (bad news). Nghĩa là phải chia tổng mẫu nghiên cứu thành 2 nhóm trong từng tháng khảo sát T: nhóm chứa các doanh nghiệp cung cấp thông tin bất lợi (được gọi là mẫu bất lợi) và nhóm chứa các doanh nghiệp cung cấp thông tin có lợi (được gọi là mẫu có lợi). Giả thiết thị trường hiệu quả cho rằng các thông tin có lợi được công bố sẽ khiến giá cổ phiếu có chiều hướng tăng và ngược lại, thông tin bất lợi sẽ khiến giá cổ phiếu đi xuống. Việc xác định thông tin EPS đó là bất lợi hay có lợi có nhiều phương pháp khác nhau.
Benos & Rockinger (2000) đã đưa ra 3 phương pháp để xác định thông tin về EPS được công bố là thông tin có lợi hay bất lợi.
- Phương pháp 1: Dựa vào tín hiệu của thông tin EPS hiện hành trên BCTC để xác định đó là thông tin có lợi hay bất lợi. Với phương pháp này, nếu thông tin EPS trên BCTC năm hiện hành là dương (+) thì sẽ được coi là thông tin có lợi. Ngược lại, nếu thông tin EPS trên BCTC năm hiện hành là âm (-) thì sẽ được coi là thông tin bất lợi.
- Phương pháp 2: Dựa vào khoản chênh lệch của EPS năm hiện hành và EPS năm trước trên BCTC. Nếu khoản chênh lệch này dương (+) thì sẽ được phân loại là thông tin có lợi. Ngược lại, nếu khoản chênh lệch này là âm (-) sẽ được phân loại thành thông tin bất lợi.
- Phương pháp 3: Dựa vào sai số ngẫu nhiên trong việc dự đoán EPS. Đây là phương pháp thích hợp nhất để xác định thông tin EPS là thông tin bất lợi hay có lợi. Độ lớn của sai số ngẫu nhiên trong dự đoán EPS được tính bằng cách lấy EPS trên BCTC năm hiện hành trừ (-) đi EPS dự đoán trên các các báo cáo của doanh nghiệp cũng trong năm đó. Nếu sai số ngẫu nhiên là dương (+) sẽ được phân loại thành thông tin có lợi. Nếu sai số ngẫu nhiên là âm (-) sẽ được phân loại thành thông tin bất lợi.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp để xác định thông tin EPS của doanh nghiệp công bố là có lợi hay bất lợi. Chúng ta có thể dựa sai số trong việc dự đoán EPS theo sự thay đổi chung của toàn thị trường để phân loại như trong nghiên cứu của R. Ball & P. Brown (1968).
Đầu tiên chúng ta sẽ xác định thay đổi trong thu nhập có thể dự đoán được (khoản thu nhập ở đây là EPS) của công ty i trong năm t bằng cách hồi quy tuyến tính phương trình sau:
E(ΔIi,t) = αi,t + βi,t ΔMi,t
Trong đó: E(ΔIi,t): Thay đổi trong thu nhập có thể dự đoán của công ty i trong năm t.
ΔMi,t : Thay đổi trong thu nhập trong tất cả công ty trên thị trường (ngoại trừ công ty i) trong năm t.
αi,t , βi,t: Hệ số hồi quy của công ty i trong năm t.
Sai số ngẫu nhiên µi,t của công ty i trong năm t được tính bằng cách lấy sự thay đổi trong thu nhập năm hiện hành ΔIi,t của công ty i trong năm t trừ (-) đi sự thay đổi trong thu nhập có thể dự đoán được công ty i trong năm t.
µi,t = ΔIi,t - E(ΔIi,t)
Trong đó: µi,t : Sai số ngẫu nhiên trong dự đoán thu nhập của công ty i trong năm t.
ΔIi,t: Sự thay đổi trong thu nhập năm hiện hành của công ty i trong năm t.
E(ΔIi,t): Thay đổi trong thu nhập có thể dự đoán của công ty i trong năm t.
- Nếu µi,t > 0: Xác định đây là thông tin có lợi. - Nếu µi,t < 0: Xác định đây là thông tin bất lợi.
Tuy phương pháp thứ 3 của Benos & Rockinger (2000) và phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu của R. Ball & P. Brown (1968) tỏ ra thích hợp hơn trong việc xác định thông tin EPS có lợi hay bất lợi, nhưng do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu cũng như một số dữ liệu không có sẵn trên thị trường Việt Nam nên tác giả sẽ sử dụng phương pháp thứ 2 của Benos & Rockinger (2000), dựa vào khoản chênh lệch của EPS năm hiện hành và EPS năm trước trên BCTC để xác định đâu là thông tin có lợi và đâu là thông tin bất lợi trong nghiên cứu này.
3.5 Kiểm định giả thuyết thống kê
Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết với tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân với giá trị không (0) để xem liệu ART trong các tháng khảo sát có xảy ra hay không dựa trên mẫu nghiên cứu.
Kiểm định giả thuyết với ART:
H0: ART = 0, H1: ART ≠ 0 t(ART) = ART
S(ART)/√NT
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Để đánh giá được tác động của thông tin EPS đến giá cổ phiếu tại tháng thông tin được công bố chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện đã được thiết lập bởi Fama et al. (1969). Bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy chúng ta có thể xác định được mối liên hệ giữa thông tin EPS và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp.
Đồng thời, chúng ta cũng cần phải phân loại thông tin EPS ra thành thông tin có lợi và thông tin bất lợi để xem xét phản ứng của thị trường đối với mỗi loại thông tin này ra sao. Nếu các thông tin có lợi có chiều hướng đi lên và thông bất lợi có chiều hướng đi xuống trong suốt khoảng thời gian khảo sát thì chứng tỏ thị trường đã có những điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, thông tin EPS trên BCTC của các doanh nghiệp thực sự hữu ích, các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin có thể sử dụng tín hiệu EPS để dự đoán xu hướng biến động giá trong tương lai của các cổ phiếu.
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.
Trong phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK có 8 tổ chức niêm yết với 6 loại cổ phiếu, 3 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Tổng giá trị niêm yết của 6 loại cổ phiếu niêm yết ở thị trường tập trung đạt mức 338,84 tỷ đồng với gần 33,9 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị niêm yết của 5 loại trái phiếu niêm yết giao dịch tại TTGDCK là 1.257,7 tỷ đồng. Trong đó, đại bộ phận là trái phiếu Chính phủ với 1.100 tỷ đồng, còn lại 157,7 tỷ đồng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.
Từ lúc ra đời cho tới nay thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều biến động thăng trầm. Thị trường bùng nổ ngay khi được mở cửa, chỉ số VN Index đạt 570 điểm vào đầu năm 2001 chỉ sau 6 tháng. Tuy nhiên, sau đó thị trường VN Index rơi xuống mức thấp nhất 130 điểm vào năm 2003. Đến đầu năm 2006, chỉ số VN Index dao động quanh mức 500 điểm. Đến năm 2007 thị trường bước vào giai đoạn bùng bổ khi chỉ số VN Index thiết lập mức kỷ lục 1179 điểm vào tháng 3/2007. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu tuột dốc. Và hiện nay chỉ số VN Index dao động quanh mức 500 điểm.
Hình 4.1: Chỉ số Vn-Index từ năm 2000 - 2012
(Nguồn: vietstock.vn)
Quy mô thị trường có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Trong suốt thời kỳ năm 2000 – 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường có những bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên 43% vào năm 2007. Tuy nhiên, trước những biến động của thị thị trường tài chính thế giới và trong nước, mức vốn hóa đã sụt giảm chỉ còn 18% vào năm 2008. Đến thời điểm năm 2012, mức vốn hóa đạt 26% GDP.
Tính đến thời điểm 2012, đã có 9 văn phòng đại diện của các công ty chứng khoán nước ngoài và 25 văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp giấy chứng nhận thành lập tại Việt Nam. Trong tổng số 35 công ty chứng khoán có vốn góp của đối tác nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, có 10 công ty mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% vốn góp. Hiện có 9 công ty quản lý quỹ có vốn góp của nước ngoài, trong đó có 2 công ty có mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 100%. Số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 700 công ty (HOSE 332 mã, HNX 412 mã).
Hiện nay khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam đang được xây dựng. Luật Chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Ngoài ra, Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ đã có những hướng dẫn khá chi tiết đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bộ Tài chính cũng đã ban hành chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu và thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện VAS 30 nhằm qui định cách tính và trình bày chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu trên BCTC.
4.2 Kết quả nghiên cứu
4.2.1 Tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên của từng doanh nghiệp
Sau khi thu thập giá cổ phiếu của từng doanh nghiệp, tỷ suất sinh lợi của từng doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu từ tháng 3/2009 – 9/2010 cứu sau khi tính toán được trình bày trong phụ lục 1 – Giá và tỷ suất sinh lợi R(%) của 85 cổ phiếu.
Sau khi thu thập chỉ số Vn-Index trong từng tháng từ tháng 3/2009 – 9/2012, sau khi tính toán tỷ suất sinh lợi của thị trường sẽ được trình bày trong phụ lục 2 – Chỉ số