Xác định tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân tích lũy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 41)

Để đánh giá được tác động của việc công bố thông tin EPS trên BCTC đến giá cổ phiếu, chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (event study), phương pháp này đã được thiết lập bởi Fama et al. (1969). Đây là phương pháp thống kê dùng để đánh giá tác động của một sự kiện cụ thể đến giá trị của công ty. Sự kiện trong nghiên cứu này là việc công bố thông tin EPS. Mục tiêu của phương pháp này là xác định mối liên hệ giữa sự kiện và giá cổ phiếu dựa trên tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân tích lũy CAR (Cumulative Average Abnomal Firm-unique Return).

Một trong những giả thiết quan trọng của phương pháp này không có sự trùng lắp về dữ liệu µi,t của các cổ phiếu trong thời gian nghiên cứu khi tập hợp dữ liệu này để tính ART trong thời gian khảo sát. Giả thiết này cho phép chúng ta tính được CART trong thời gian khảo sát mà không quan tâm đến hiệp phương sai giữa các cổ phiếu có sự trùng lắp này, bởi hiệp phương sai giữa chúng bằng không.

Để xác định CARt trong thời kỳ t (trong nghiên cứu này thời gian t được sử dụng là tháng) chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên µi,t của chứng khoán i trong mẫu nghiên cứu trong tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu

Dựa trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) chúng ta có thể xác định được Ri,t bằng phương trình sau:

Ri,t = αi + βiRm,t + µi,t (1)

Trong đó: Ri,t – Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán i trong tháng t.

αi – Tỷ suất sinh lợi bình quân ổn định (không chịu ảnh hưởng của tỷ suất sinh lợi của thị trường).

βi – Beta của chứng khoán i hay độ nhạy của chứng khoán i. Là hệ số phản ánh độ nhạy của một chứng khoán đối với các biến động thị trường (dưới góc độ tỷ suất sinh lợi).

Rm,t – Tỷ suất sinh lợi trên danh mục đầu tư thị trường tổng hợp trong tháng t.

µi,t – Tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên của chứng khoán i trong tháng t. Trong phương trình trên Ri,t được tính toán như sau:

Ri,t = Pi,t – Pi,t-1 + DIVt Pi,t-1

Trong đó: Pi,t – Giá đóng cửa của chứng khoán i tại thời điểm cuối tháng t.

Pi,t-1 – Giá đóng cửa của chứng khoán i tại thời điểm

cuối tháng t-1

DIVt – Cổ tức được chia trong tháng t.

Vì nghiên cứu được thực hiện nhằm xem xét những điều chỉnh của giá cổ phiếu khi thông tin EPS của doanh nghiệp được công bố dựa vào tỷ suất ngẫu nhiên bình quân tích lũy nên Ri,t sẽ được giả sử bỏ qua ảnh hưởng của cổ tức được chia, tỷ suất sinh lợi chỉ là sự biến động về giá trong từng tháng. Do đó, Ri,t hàng tháng của mỗi doanh nghiệp sẽ được tính lại như sau:

Ri,t = Pi,t – Pi,t-1 Pi,t-1

Rm,t cũng sẽ được tính như sau:

Rm,t = VIt – VIt-1

VIt-1

Trong đó: VIi,t – Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại thời điểm cuối tháng t.

VIt-1 – Chỉ số Vn-Index đóng cửa tại thời điểm cuối tháng t-1.

Bằng phương pháp hồi quy tuyến tính chúng ta có thể xác định được phương trình (1).

Do đó, tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên µi,t của chứng khoán i trong mẫu nghiên cứu trong tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu sẽ tính như sau:

µi,t = Ri,t – (αi + βiRm,t)

Bước 2: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân ART trong mẫu nghiên cứu trong tháng T trong thời gian khảo sát

Tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân ART (Average Firm-unique Return) sẽ được tính như sau:

Trong đó: µi,t – Tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên của chứng khoán i trong tháng t1.

NT – Số doanh nghiệp xuất hiện trong mẫu nghiên cứu trong tháng khảo sát T2

Vì thời gian nghiên cứu là từ tháng 3/2009 – 9/2012 (tháng 3 hàng năm là tháng công bố thông tin EPS) nên NT = 225 cho tất cả các tháng từ tháng 12 trước sự kiện và 6 tháng sau sự kiện công bố thông tin EPS đối với tổng mẫu (85 doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu và mỗi doanh nghiệp trong tháng khảo sát T xuất hiện 3 lần).

Bước 3: Xác định tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy CART trong mẫu nghiên cứu trong tháng T trong thời gian khảo sát

1

t: tháng t trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 3/2009 – 9/2012 T: tháng T trong thời gian khảo sát T = -12,6

2

Ở đây N cũng là số doanh nghiệp cung cấp thông tin có lợi hoặc số doanh nghiệp cung cấp thông tin bất lợi (phần thông tin có lợi và bất lợi sẽ được trình bày rõ hơn trong mục 3.4.2) xuất hiện trong tháng khảo sát T trong mẫu nghiên cứu.

ART = 1

∑ NT µi,T (T= -12,6) NT i=1

Tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy CARt sẽ được xác định bằng công thức sau:

CART = ∑ART (T = -12,6)

t được khảo sát trong 18 tháng, 12 tháng trước sự kiện và 6 tháng sau sự kiện công bố thông tin EPS.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)