Kiểm định giả thuyết thống kê

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 47)

Chúng ta sẽ tiến hành kiểm định giả thuyết với tỷ suất sinh lợi ngẫu nhiên bình quân với giá trị không (0) để xem liệu ART trong các tháng khảo sát có xảy ra hay không dựa trên mẫu nghiên cứu.

Kiểm định giả thuyết với ART:

H0: ART = 0, H1: ART ≠ 0 t(ART) = ART

S(ART)/√NT

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Để đánh giá được tác động của thông tin EPS đến giá cổ phiếu tại tháng thông tin được công bố chúng ta sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện đã được thiết lập bởi Fama et al. (1969). Bằng cách sử dụng tỷ suất sinh lời ngẫu nhiên bình quân tích lũy chúng ta có thể xác định được mối liên hệ giữa thông tin EPS và giá cổ phiếu của các doanh nghiệp.

Đồng thời, chúng ta cũng cần phải phân loại thông tin EPS ra thành thông tin có lợi và thông tin bất lợi để xem xét phản ứng của thị trường đối với mỗi loại thông tin này ra sao. Nếu các thông tin có lợi có chiều hướng đi lên và thông bất lợi có chiều hướng đi xuống trong suốt khoảng thời gian khảo sát thì chứng tỏ thị trường đã có những điều chỉnh phù hợp. Vì vậy, thông tin EPS trên BCTC của các doanh nghiệp thực sự hữu ích, các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin có thể sử dụng tín hiệu EPS để dự đoán xu hướng biến động giá trong tương lai của các cổ phiếu.

CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Tổng quan về thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh vào ngày 20/7/2000 và thực hiện giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000.

Trong phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK có 8 tổ chức niêm yết với 6 loại cổ phiếu, 3 loại trái phiếu Chính phủ và 2 loại của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Tổng giá trị niêm yết của 6 loại cổ phiếu niêm yết ở thị trường tập trung đạt mức 338,84 tỷ đồng với gần 33,9 triệu cổ phiếu. Tổng giá trị niêm yết của 5 loại trái phiếu niêm yết giao dịch tại TTGDCK là 1.257,7 tỷ đồng. Trong đó, đại bộ phận là trái phiếu Chính phủ với 1.100 tỷ đồng, còn lại 157,7 tỷ đồng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

Từ lúc ra đời cho tới nay thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua nhiều biến động thăng trầm. Thị trường bùng nổ ngay khi được mở cửa, chỉ số VN Index đạt 570 điểm vào đầu năm 2001 chỉ sau 6 tháng. Tuy nhiên, sau đó thị trường VN Index rơi xuống mức thấp nhất 130 điểm vào năm 2003. Đến đầu năm 2006, chỉ số VN Index dao động quanh mức 500 điểm. Đến năm 2007 thị trường bước vào giai đoạn bùng bổ khi chỉ số VN Index thiết lập mức kỷ lục 1179 điểm vào tháng 3/2007. Tuy nhiên, bước sang năm 2008 do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu tuột dốc. Và hiện nay chỉ số VN Index dao động quanh mức 500 điểm.

Hình 4.1: Chỉ số Vn-Index từ năm 2000 - 2012

(Nguồn: vietstock.vn)

Quy mô thị trường có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế. Trong suốt thời kỳ năm 2000 – 2005, vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường có những bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên 43% vào năm 2007. Tuy nhiên, trước những biến động của thị thị trường tài chính thế giới và trong nước, mức vốn hóa đã sụt giảm chỉ còn 18% vào năm 2008. Đến thời điểm năm 2012, mức vốn hóa đạt 26% GDP.

Tính đến thời điểm 2012, đã có 9 văn phòng đại diện của các công ty chứng khoán nước ngoài và 25 văn phòng đại diện của công ty quản lý quỹ nước ngoài được cấp giấy chứng nhận thành lập tại Việt Nam. Trong tổng số 35 công ty chứng khoán có vốn góp của đối tác nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, có 10 công ty mà nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đến 49% vốn góp. Hiện có 9 công ty quản lý quỹ có vốn góp của nước ngoài, trong đó có 2 công ty có mức vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài là 100%. Số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hơn 700 công ty (HOSE 332 mã, HNX 412 mã).

Hiện nay khung pháp lý về thị trường chứng khoán Việt Nam đang được xây dựng. Luật Chứng khoán 2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng

khoán có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Ngoài ra, Thông tư số 212/2012/TT-BTC ngày 5/12/2012 hướng dẫn về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ đã có những hướng dẫn khá chi tiết đối với nhà đầu tư nước ngoài tham gia lĩnh vực cung cấp dịch vụ quản lý quỹ trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bộ Tài chính cũng đã ban hành chuẩn mực kế toán số 30 – Lãi trên cổ phiếu và thông tư 21/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện VAS 30 nhằm qui định cách tính và trình bày chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu trên BCTC.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Mối liên hệ giữa lợi nhuân trên mỗi cổ phiếu (EPS) và giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)