Theo các nghiên cứu về các yếu tốảnh hưởng đến triển khai thành công ERP của Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008), các yếu tố sự tham gia của lãnh đạo, quản lý dự án hiệu quả, tái cấu trúc quy trình kinh doanh, sự phù hợp phần mềm và phần cứng, đào tạo, người sử dụng là các yếu tố đã nêu ra trong hầu hết các nghiên cứu, các yếu tố còn lại chỉ xuất hiện trong nghiên cứu của Liang Zhang và cộng sự (2002) hoặc Jiang Yingji (2005) hoặc Joseph Bradley (2008). Ngoài ra, các yếu tố này cũng phù hợp với các lưu ý để triển khai thành công ERP tại Việt Nam (Tạp chí Thế Giới Vi Tính, 2009) như: Trước hết tập trung vào các quy trình sản xuất kinh doanh và xác định yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, không nên quá chú ý vào vấn đề giải pháp, kỹ thuật; tập trung để đạt
được một tỷ lệ hoàn vốn đầu tư hợp lý, xác định các thước đo đánh giá chất lượng triển khai và hiệu năng hoạt động sau khi đưa hệ thống vào vận hành chính thức; cam kết việc quản lý sát sao dự án và các nguồn lực cho dự án; cam kết hỗ trợ của ban lãnh đạo doanh nghiệp; Dành thời gian lập kế hoạch; tập trung vào xử lý các dữ
liệu (số liệu sản xuất, kinh doanh...) và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ; đào tạo đầy
đủ và quản lý chuyển đổi; hiểu rõ mục đích của ERP. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP bao gồm 6 yếu tố: (1) Sự tham gia của lãnh đạo, (2) quản lý dự án hiệu quả, (3) tái cấu trúc quy trình kinh doanh, (4) sự phù hợp phần mềm và phần cứng, (5) đào tạo, (6) người sử
dụng. Trong đó:
-Sự tham gia của lãnh đạo: Lãnh đạo phải tham gia và cam kết phân bổ
phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện phần mềm ERP và lãnh đạo cũng phải tham gia vào dự án đó. Việc triển khai phần mềm ERP có thể bị gián
đoạn, ngưng trệ nghiêm trọng nếu một số nguồn lực (ví dụ: con người, kinh phí và thiết bị) không sẵn sàng. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) đã kết luận sự tham gia của lãnh đạo có ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H1: Sự tham gia của lãnh đạo có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP.
-Quản lý dự án hiệu quả: Quản lý dự án hiệu quả là việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật đểđảm bảo dự án triển khai thành công. Quản lý dự án được thực hiện thông qua quy trình: Khởi tạo, lập kế hoạch, thực hiện, kiểm soát và kết thúc. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) đã kết luận quản lý dự án hiệu quả có ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H2: Quản lý dự án hiệu quả có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP.
-Tái cấu trúc quy trình kinh doanh: Tái cấu trúc quy trình kinh doanh là phân tích các quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp để xác định cách tốt nhất để
làm việc. Tái cấu trúc quy trình kinh doanh phụ thuộc vào hệ thống ERP mà doanh nghiệp lựa chọn triển khai, doanh nghiệp không nên tùy chỉnh lại các tính năng của hệ thống ERP mà phải điều chỉnh lại quy trình của doanh nghiệp cho phù hợp với phần mềm ERP đó. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) đã kết luận tái cấu trúc quy trình kinh doanhcó ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H3: Tái cấu trúc quy trình kinh doanh có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP
-Sự phù hợp phần mềm và phần cứng: Mỗi nhà cung cấp cũng đưa ra nhiều phiên bản để các doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn. Giải pháp theo ngành công
nghiệp, giải pháp đóng gói, hoặc thiết lập theo đặc thù của doanh nghiệp. Do đó doanh nghiệp cần phân tích và lựa chọn giải pháp phù hợp nhất để tránh tối đa thiệt hại và rủi ro. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005)
đã kết luận sự phù hợp phần mềm và phần cứng có ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H4: Sự phù hợp phần mềm và phần cứng có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP.
-Đào tạo: Chương trình đào tạo toàn diện là cần thiết để cho người dùng có khả năng vận hành được phần mềm ERP. Người đạo tạo phải có kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về phần mềm ERP, cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết và môi trường
đào tạo thuận tiện cho người dùng nhằm đảm bảo người sử dụng tiếp nhận phần mềm ERP sao cho hiệu quả nhất. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005) đã kết luận đào tạo có ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H5: Đào tạo có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP.
-Người sử dụng: Người sử dụng phải có khả năng lĩnh hội các kiến thức được
đào tạo. Đối với phần mềm ERP mới có thể yêu cầu người sử dụng tham gia vào từ
lúc dự án vẫn đang được xác định, và người sử dụng cũng góp phần vào quyết định này. Khi tham gia trong việc triển khai phần mềm ERP, người dùng có thể hiểu
được hệ thống mới sớm hơn và cho ý kiến phản hồi của mình hoặc quan điểm riêng của mình. Các nghiên cứu Liang Zhang và cộng sự (2002), Jiang Yingji (2005), Joseph Bradley (2008) đã kết luận người sử dụng có ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Vì vậy giả thuyết sau được đề xuất:
H6: Người sử dụng có ảnh hưởng dương đến việc triển khai thành công ERP.
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả
(Nguồn: Tác giảđề xuất)
Tóm tắt chương 2
Chương hai trình bày một cách tổng quan các lý thuyết cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP, các khái niệm về các yếu tố ảnh hưởng
đến triển khai thành công ERP. Đồng thời cũng trình bày tóm tắt một số nghiên cứu
đã thực hiện trước đây về triển khai thành công ERP. Ngoài ra, tác giả còn xây dựng giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu lý thuyết về các yếu tốảnh hưởng đến triển khai thành công ERP.
Quản lý dự án hiệu quả
Sự tham gia của lãnh đạo
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh Sự phù hợp phần mềm và phần cứng Đào tạo Triển khai thành công ERP Người sử dụng
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương này, tác giả sẽ giới thiệu phương pháp nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Bên cạnh đó, thông qua nghiên cứu
định tính, tác giả cũng tiến hành hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu, đồng thời thiết kế thang đo và đưa ra bảng câu hỏi để phục vụ việc thu thập dữ liệu nghiên cứu cho đề tài.