So sánh chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK và SGV Hóa học 12 phần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và so sánh nội dung và phương pháp dạy học hóa học 12 trường THPT phần crom, sắt, đồng (Trang 153)

7. Cái mới của đề tài

2.4. So sánh chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK và SGV Hóa học 12 phần

sắt, đồng.

Qua phân tích trên ta nhận thấy rằng nhìn chung SGK và SGV đã viết theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên còn có một số phần không viết theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Nội dung kiến thức thì hầu hết đã đạt chuẩn nhưng phần kĩ năng còn nhiều phần chưa theo chuẩn ví dụ như SGK và SGV chỉ nêu các thí nghiệm nhưng không nêu mục đích của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Vì vậy HS không được tiến hành thí nghiệm và quan sát, giải thích hiện tượng. Đặc biệt SGK và SGV không cho dự đoán tính chất hóa học của các chất nên không phát huy được khả năng tư duy độc lập của HS… Do đó trong quá trình giảng dạy GV không được lệ thuộc hoàn toàn vào SGK mà chỉ coi đó là tài liệu tham khảo.

2.5. So sánh về phƣơng pháp dạy học giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao phần crom- sắt- đồng Hóa học 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Qua phân tích, so sánh về phương pháp dạy học giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao nhận thấy chúng có một số điểm giống nhau là: Về cơ bản đều theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực như sử dụng thiết bị thí nghiệm, sử dụng câu hỏi và bài tập, nêu và giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng SGK Hóa học. Đó là phương pháp “ lấy HS làm trung tâm” HS

là người tự rút ra kiến thức một cách tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV. Kiến thức mà HS lĩnh hội được do chính HS tìm tòi, khám phá, tư duy sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải thụ động tiếp thu từ người thầy truyền đạt.

Tuy nhiên chúng còn có một số điểm khác nhau. Mặc dù đều áp dụng theo phương pháp dạy học tích cực nhưng ở chương trình nâng cao HS hoạt động tích cực hơn, tăng cường làm việc độc lập của HS theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. HS được tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nên kĩ năng tiến hành thí nghiệm nhanh nhẹn và thành thạo hơn. HS được rèn luyện khả năng quan sát, giải thích hiện tượng. Từ đó phát huy tư duy hóa học nhiều hơn có khả năng giải quyết được linh hoạt các vấn đề mà giáo viên đưa ra.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 trong chương 2 tôi đã tiến hành so sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa SGK Hóa học 12 và SGK hóa học 12 nâng cao.

So sánh chuẩn kiến thức kĩ năng phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa chuẩn kiến thức kĩ năng với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh về phương pháp dạy học phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.

So sánh về đánh giá kết quả học tập phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHẦN CROM- SẮT- ĐỒNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI

3.1. Định hƣớng chung khi thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo định hƣớng đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học ở trƣờng phổ thông.

3.2. Thiết kế giáo án dạy học tiêu biểu.

BÀI 40: SẮT. CHƢƠNG 7: CROM, SẮT, ĐỒNG. LỚP 12 NÂNG CAO

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài sắt SGK Hóa học 12 nâng cao tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 nhìn chung đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Tuy nhiên còn có một số điểm không đạt chuẩn cụ thể như sau:

Về mức độ kiến thức: Kiến thức đã đảm bảo theo chuẩn. Nội dung kiến thức đã đạt theo yêu cầu mà chuẩn kiến thức kĩ năng đưa ra như vị trí, cấu hình e nguyên tử của sắt và biểu diễn các e trong các obitan, ion 2

Fe , 3

Fe , năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, số oxi hóa, tính chất vật lí của sắt, các dạng hợp chất sắt trong tự nhiên, tính chất hóa học của sắt.

Về kĩ năng: Vẫn chưa theo chuẩn. Chưa cho HS dự đoán tính chất hóa học của sắt và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, rút ra kết luận. Do đó HS không hình thành được kĩ năng nêu giải thích hiện tượng, viết PTHH….

Phần tính chất hóa học cũng chỉ đưa ra các thí nghiệm minh họa cho tính chất hóa học của sắt mà không nêu cách tiến hành thí nghiệm.

Bài tập chưa đưa ra các dạng bài tập cơ bản đó là bài tập về xác định tên kim loại và bài tập về xác định thành phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp.

BÀI 31: SẮT-CHƢƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG.

LỚP 12 CƠ BẢN

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài sắt SGK Hóa học 12 tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 nhìn chung đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên còn có một số điểm không đạt chuẩn cụ thể như sau:

Về mức độ kiến thức: Kiến thức đã đảm bảo theo chuẩn. Nội dung kiến thức đã đạt theo yêu cầu mà chuẩn kiến thức kĩ năng đưa ra như vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng, tính chất vật lí của sắt, các dạng hợp chất sắt trong tự nhiên, tính chất hóa học của sắt.

Về kĩ năng: Chưa đạt chuẩn. Phần tính chất hóa học chỉ đưa ra các thí nghiệm minh họa cho tính chất hóa học của sắt mà không nêu cách tiến hành thí nghiệm. Ví dụ sắt tác dụng với lưu huỳnh, oxi, clo, axit, dd muối, nước.

Chưa cho HS dự đoán tính chất hóa học của sắt và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, rút ra kết luận. Do đó HS không hình thành được kĩ năng nêu giải thích hiện tượng, viết PTHH….

Bài tập đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng như SGK đã đưa ra dạng bài tập xác định tên kim loại và tính thành phần trăm về khối lượng kim loại trong hỗn hợp phản ứng.

Qua việc soạn giáo án, tiến hành giảng dạy và so sánh chương trình ta nhận thấy giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao cũng có một số điểm khác nhau. Về mức độ kiến thức: Chương trình nâng cao được nghiên cứu cấu tạo của

nguyên tử sắt gồm cấu hình e nguyên tử dạng obitan, một số đại lượng của nguyên tử như bán kính nguyên tử, bán kính ion, năng lượng ion hóa, độ âm điện, thế điện cực chuẩn, cấu tạo đơn chất...

Về kĩ năng: Ở chương trình chuẩn HS chỉ có thể dự đoán tính chất hóa học của sắt dựa vào cấu hình e nguyên tử còn ở chương trình nâng cao HS có thể dự đoán tính chất hóa học dựa vào các đại lượng của nguyên tử sắt.

BÀI 43: ĐỒNG VÀ MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG. CHƢƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG. LỚP 12 NÂNG CAO.

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài Đồng và một số hợp chất của đồng SGK Hóa học 12 nâng cao tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 nâng cao nhìn chung đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên còn có một số điểm không đạt chuẩn cụ thể như sau:

Về mức độ kiến thức: Nhìn chung đã đạt chuẩn như vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử, năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của đồng và hợp chất của chúng.

Về kĩ năng: Chưa đạt chuẩn như chưa đưa ra cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng đồng dựa vào tính chất của nó. Có đưa ra các thí nghiệm kiểm chứng nhưng không nêu cách tiến hành thí nghiệm.

Chưa cho HS dự đoán tính chất hóa học của đồng, hợp chất của đồng và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, rút ra kết luận. Do đó HS không hình thành được kĩ năng nêu giải thích hiện tượng, viết PTHH… Phần bài tập không có các dạng bài tập cơ bản đó là bài tập về xác định tên kim loại và bài tập về xác định thành phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp và các bài tập khác có nội dung liên quan

BÀI 35: ĐỒNG VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA ĐỒNG. CHƢƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG. LỚP 12 CƠ BẢN

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài “Đồng và một số hợp chất của đồng” SGK Hóa học 12 tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 nhìn chung đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên còn có một số điểm không đạt chuẩn cụ thể như sau:

Về mức độ kiến thức: Đã đạt chuẩn như vị trí của đồng trong bảng tuần hoàn, cấu hình e nguyên tử, tính chất vật lí, tính chất hóa học, ứng dụng của đồng và hợp chất của chúng.

Về kĩ năng: Chưa đạt chuẩn như chưa đưa ra cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng bằng đồng dựa vào tính chất của nó. Có đưa ra các thí nghiệm kiểm chứng nhưng không nêu cách tiến hành thí nghiệm. Chưa cho HS dự đoán tính chất hóa học của đồng, hợp chất của đồng và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, rút ra kết luận. Do đó HS không hình thành được kĩ năng nêu giải thích hiện tượng, viết PTHH… Phần bài tập không có các dạng bài tập cơ bản đó là bài tập về xác định tên kim loại và bài tập về xác định thành phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp. Tôi bổ sung một số bài tập theo chuẩn kiến thức kĩ năng như bài tập đã nêu ở phần bài tập về nhà.

Qua việc soạn giáo án, tiến hành giảng dạy và so sánh chương trình ta nhận thấy giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao cũng có một số điểm khác nhau.

Về mức độ kiến thức: Chương trình nâng cao được nghiên cứu cấu tạo của nguyên tử đồng gồm cấu hình e nguyên tử dạng obitan, một số đại lượng của nguyên tử như bán kính nguyên tử, bán kính ion, năng lượng ion hóa, độ âm điện, thế điện cực chuẩn, cấu tạo đơn chất. Phần hợp chất của đồng có đưa ra khả năng tạo phức của hợp chất đồng với NH3.

Về kĩ năng: Ở chương trình chuẩn HS chỉ có thể dự đoán tính chất hóa học của đồng dựa vào cấu hình e nguyên tử còn ở chương trình nâng cao HS có thể dự đoán tính chất hóa học dựa vào các đại lượng của nguyên tử đồng. Chương trình nâng cao yêu cầu HS phải tiến hành thí nghiệm nhiều hơn nên kĩ năng quan sát, giải thích hiện tượng tốt hơn. HS có khả năng tư duy độc lập và hoạt động nhóm nhiều hơn.

BÀI 47: BÀI THỰC HÀNH 7:TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CROM, SẮT, ĐỒNG VÀ NHỮNG HỢP CHẤT CỦA CHÚNG. LỚP 12 NÂNG CAO.

BÀI 39: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA SẮT, ĐỒNG VÀ HỢP CHẤT CỦA SẮT, CROM. LỚP 12 CƠ BẢN

Qua quá trình soạn giáo án và phân tích chương trình tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao có một số điểm khác nhau như sau: Ở chương trình nâng cao HS được tiến hành nhiều thí nghiệm hơn và nội dung thực hành nâng cao hơn. Ví dụ như khi thực hành về tính chất của hiđroxit sắt ở chương trình nâng cao sau khi làm thí nghiệm điều chế sắt hiđroxit còn tiếp cho kết tủa sắt hiđroxit tác dụng với axit HCl để hòa tan kết tủa còn ở chương trình chuẩn chỉ dừng lại ở sự tạo thành kết tủa. Phần tính chất hóa học của muối sắt chương ttrình chuẩn nghiên cứu tính chất của muối sắt (II) còn ở chương trình nâng cao nghiên cứu tính chất của muối sắt (III). Phần tính chất hóa học của đồng chương trình chuẩn chỉ tiến hành thí nghiệm của đồng với axit H SO2 4 đặc nóng trong khi chương trình nâng cao HS được tiến hành thí nghiệm của đồng với H SO2 4 loãng, H SO2 4 đặc nóng, HNO3.

Kết luận chƣơng 3

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1, 2 trong chương 3 tôi đã phân tích định hướng chung khi thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Từ đó

tôi đã tiến hành soạn 6 giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Trong đó có 3 giáo án theo chương trình chuẩn và SGK Hóa học 12, 3 giáo án theo chương trình nâng cao và SGK Hóa học 12 nâng cao. Đây có thể là tài liệu tham khảo cho các GV Hóa học THPT.

CHƢƠNG 4: THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM. 4.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm.

Thử nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính khả thi, hiệu quả của việc dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Hóa học ở trường THPT.

Thử nghiệm sư phạm bước đầu đánh giá chất lượng khi dạy học theo chuẩn kiến thức – kĩ năng phần Crom- Sắt- Đồng, SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao.

- Dạy thử nghiệm 2 bài/chương trình: + Chương trình chuẩn:

Bài 31. Sắt.

Bài 35. Đồng và một số hợp chất của đồng. + Chương trình nâng cao:

Bài 40. Sắt.

Bài 44. Đồng và một số hợp chất của đồng.

4.3. Tiến hành thử nghiệm sƣ phạm

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm :

HS khối 12 ban cơ bản và nâng cao trường THPT Ngô Gia Tự huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thời gian: Từ ngày 14/2/2011 đến ngày 26/3/2011 - Địa bàn thực nghiệm sư phạm:

Trường THPT Ngô Gia Tự

Huyện Lập Thạch- tỉnh Vĩnh Phúc.

4.4. Cách tiến hành thử nghiệm

Tại trường THPT Ngô Gia Tự huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc. Chọn một cặp lớp học chương trình nâng cao:

Lớp thực nghiệm: 12A3 sĩ số 47. Lớp đối chứng: 12A4.

Chọn một cặp lớp học chương trình cơ bản: Lớp thực nghiệm: 12A8, sĩ số 47. Lớp đối chứng: 12A7, sĩ số 47.

Các cặp lớp được chọn có HS tương đương nhau về trình độ nhận thức, sĩ số HS, cùng học theo một chương trình SGK, cùng GV dạy và tương đương nhau về thời gian học.

- Lớp thử nghiệm dạy giáo án đã soạn theo hướng dạy học tích cực, bám sát chuẩn kiến thức – kĩ năng.

- Lớp đối chứng dạy thông thường, không theo hướng dạy học tích cực, các kiến thức trong bài chủ yếu do GV đưa ra chứ HS không chủ động, tích cực tìm ra kiến thức.

- Sử dụng phiếu quan sát trong quá trình dạy học ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm.

- Kiểm tra 15 phút ngay sau mỗi tiết học, sau đó chấm điểm, đánh giá, tổng hợp và so sánh kết quả với nhau.

4.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm và xử lý số liệu

4.5.1. Kết quả kiểm tra chƣơng trình nâng cao: Lớp 12A3 và 12A4. 4.5.1. Kết quả kiểm tra chƣơng trình nâng cao: Lớp 12A3 và 12A4.

Bảng 1: Kết quả kiểm tra bài: “ Sắt”.

Điểm Số học sinh Tỉ lệ phần trăm

Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng

0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 1 0 2,2 3 1 2 2,2 4,4 4 2 3 4,4 6,7 5 3 5 6,7 11,1 6 3 17 6,7 37,8 7 15 8 33,3 17,8 8 10 7 22,2 15,6 9 8 2 17,8 4,4 10 3 0 6,7 0

4.5.2. Kết quả kiểm tra chƣơng trình chuẩn: Lớp 12A7 và 12A8

Bảng 2: Kết quả kiểm tra bài: “ Đồng và một số hợp chất của đồng’. Điểm Số học sinh Tỉ lệ phần trăm

Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng 0 0 0 0 0 1 0 0 0 0 2 0 1 0 2.2 3 1 2 2,2 4,4 4 3 3 6,7 6,7 5 2 5 4,4 10,6 6 3 17 6,7 36,4 7 14 11 29,8 23,3 8 13 6 27,7 12,8 9 7 2 14,9 4,4 10 4 0 8,5 0

4.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Kết luận chƣơng 4

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và so sánh nội dung và phương pháp dạy học hóa học 12 trường THPT phần crom, sắt, đồng (Trang 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)