Những đổi mới của SGK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và so sánh nội dung và phương pháp dạy học hóa học 12 trường THPT phần crom, sắt, đồng (Trang 147)

7. Cái mới của đề tài

1.2.3. Những đổi mới của SGK

Kiến thức trong SGK Hóa học nâng cao mở rộng và phức tạp hơn kiến thức trong SGK Hóa học.

Nội dung kiến thức trong SGK Hóa học nâng cao được trình bày nhiều hơn và ở mức độ cao hơn. Một số khái niệm Hóa học cơ bản: obitan nguyên tử, sự lai hóa obitan, hằng số cân bằng hóa học, thuyết axit- Bazơ của Bron- Stet, dãy điện hóa chuẩn của kim loại…

*Về mức độ kĩ năng:

+ Biết quan sát thí nghiệm, phân tích dự đoán, kết luận và kiểm tra kết quả. + Biết cách làm việc với tài liệu SGK và các tài liệu kham thảo như: tóm tắt nội dung chính, phân tích nhận xét và kết luận.

+ Biết cách thực hiện một số thí nghiệm hóa học độc lập và theo nhóm. + Biết cách làm việc kết hợp với các HS khác trong nhóm nhỏ để hoàn thành một nhiệm vụ để tìm tòi nghiên cứu.

+ Biết vận dụng kiến thức để giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống hàng ngày có liên quan đến Hóa học.

1.3. Định hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học Hóa học ở trƣờng phổ thông.

Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học trường THPT theo tinh thần dạy học tích cực.

1.3. 1. Dạy – học tích cực trong bộ môn Hóa học. 1.3. 2. Hoạt động dạy tích cực của GV.

Dạy Hóa học không phải chỉ là quá trình dạy, truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin, “rót” kiến thức vào HS mà chủ yếu là quá trình GV thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động nhận thức tích cực của HS để đạt được các mục tiêu cụ thể ở mỗi bài, chương, phần Hóa học cụ thể.

1.3. 3. Hoạt động học tập tích cực của HS.

Học Hóa học không chỉ là quá trình được dạy, không phải chỉ là sự tiếp nhận một cách thụ động những tri thức Hóa học mà chủ yếu là quá trình HS tự học, tự nhận thức, tự khám phá, tìm tòi các tri thức Hóa học một cách chủ

động, tích cực, là quá trình tự phát hiện và giải quyết các vấn đề dưới sự hướng dẫn chỉ đạo của GV.

1.3.4. Các hình thức tổ chức dạy học tích cực.

- Học tập cá nhân. - Học tập theo cặp.

- Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ.

- Tự học tập ở nhà, trong thư viện, trên mạng internet.

Học tập ở ngoài trường: tham quan học tập ở ngoài trời, cơ sở sản xuất, cơ sở thực tiễn, xã hội.

1.3.5. Sử dụng thiết bị dạy học Hóa học và ứng dụng công nghệ thông tin theo hƣớng dạy và học tích cực.

1.3.6. Đổi mới phƣơng pháp dạy học Hóa học theo hƣớng sử dụng một cách tổng hợp và linh hoạt các phƣơng pháp, phƣơng tiện dạy học cơ bản và hiện đại, đặc thù của bộ môn Hóa học với các kĩ thuật thiết kế, tổ chức hoạt động dạy học Hóa học giúp dạy học Hóa học tích cực và có hiệu quả.

1.3.7. Phân loại bài Hóa học và một số phƣơng pháp, kĩ thuật dạy học cơ bản đối với mỗi loại bài Hóa học:

1.3.8. Quy trình để thiết kế bài soạn theo hƣớng đổi mới phƣơng pháp dạy học.

Bước 1: Xác định những kiến thức HS đã biết có liên quan và kiến thức, kĩ năng cần hình thành.

Bước 2: Xác định mục tiêu bài học.

Bước 3: Xác định phương pháp, kĩ thuật dạy học chủ yếu Bước 4: Chuẩn bị

Bước 5: Thiết kế các hoạt động của GV và HS theo hướng tích cực Bước 6: Ra bài tập để HS tự đánh giá và vận dụng kiến thức

1.4. Thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông. 1.4.1. Thực tiễn dạy học ở trƣờng phổ thông.

Qua việc tiếp xúc và tìm hiểu thực tế dạy học ở trường phổ thông còn có rất nhiều giáo viên và tất nhiên các sinh viên ở các trường sư phạm còn chưa hiểu về chuẩn kiến thức kĩ năng và áp dụng còn rất nhiều khó khăn. Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã thấy rõ khó khăn hiện nay của GV và đã có đợt tập huấn hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng cho GV cốt cán toàn quốc. Tuy nhiên nhiều GV vẫn còn rất lúng túng trong việc tìm hiểu và vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng. Dạy học chủ yếu dựa vào SGK, tài liệu tham khảo mà không nghiên cứu hoặc nghiên cứu qua loa. Dạy học theo kinh nghiệm và đáp ứng cho nhu cầu thi cử. Đề kiểm tra chỉ chú trọng lí thuyết, ít có nội dung thực hành thí nghiệm, ít nội dung thực tiễn. Nội dung bài tập chủ yếu theo SGK, sách tham khảo nên đôi khi chưa theo đúng chuẩn kiến thức kĩ năng.

Để góp phần triển khai chương trình và SGK mới đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo, cần phải đưa nội dung “ Chương trình Giáo dục phổ thông môn Hóa học” bao gồm các loại chương trình hóa học THCS, THPT chuẩn và nâng cao, chương trình tự chọn THCS và THPT, chương trình chuyên sâu THPT…mới vào chương trình dạy học cho sinh viên.

Trước mắt có thể xây dựng thành chuyên đề tự chọn“ Chương trình dạy học” cho sinh viên lựa chọn. Trong tương lai cần xây dựng thành chuyên đề bắt buộc để tất cả sinh viên được nghiên cứu vận dụng trước khi ra trường, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục hiện nay.

1.4.2. Thực tiễn chỉ đạo của Bộ Giáo dục và đào tạo trong việc tập huấn chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Vào năm 2010 Bộ Giáo dục đã tổ chức lớp tập huấn cốt cán toàn quốc về dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu các sở chỉ đạo dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng ở tất cả các môn học.

Theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Giáo dục phổ thông vừa là căn cứ, vừa là mục tiêu của giảng dạy, học tập, kiểm tra, đánh giá. Vì:

Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi, phù hợp của chương trình Giáo dục phổ thông; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục.

1.4.2.1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng là căn cứ

1.4.2.2. Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến, thức kĩ năng được biên soạn theo hướng chi tiết các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của chuẩn kiến thức kĩ năng bằng các nội dung chọn lọc trong SGK.

Tài liệu giúp các cán bộ quản lí giáo dục, cán bộ chuyên môn, GV, HS nắm vững và thực hiện đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

1.4.2.3. Yêu cầu dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1 đã nêu rõ nội dung lí thuyết và thực tiễn của đề tài. Đó là các vấn đề:

- Tìm hiểu về chương trình giáo dục phổ thông: Vị trí, mục tiêu, quan điểm xây dựng và phát triển chương trình, nội dung, giải thích chương trình.

- Tìm hiểu về cấu trúc, vai trò của SGK.

- Tìm hiểu định hướng đổi mới phương pháp dạy học Hóa học theo tinh thần dạy học tích cực.

- Tìm hiểu thực tiễn chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo trong công việc tập huấn chỉ đạo dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Đây là những nội dung mang tính lý luận và thực tiễn để làm cơ sở cho việc thiết kế các giáo án phần CROM- SẮT- ĐỒNG- SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao.

CHƢƠNG 2: SO SÁNH CHƢƠNG TRÌNH, SGK, SGV HÓA HỌC 12 PHẦN CROM, SẮT, ĐỒNG

2.1. So sánh về nội dung chƣơng trình và SGK chƣơng 7 phần crom, sắt, đồng Hóa học 12.

2.2. So sánh nội dung phần crom- sắt- đồng giữa SGK Hóa học 12 và SGK Hóa học 12 nâng cao.

Qua phân tích chương trình và SGK ta nhận thấy giữa chương trình chuẩn, SGK Hóa học 12 và chương trình, SGK Hóa học 12 nâng cao có một số điểm khác nhau thể hiện ngay ở tiêu đề chương và tiêu đề các bài.

Hệ thống kiến thức của SGK Hóa học 12 nâng cao mang tính chất nâng cao hơn SGK Hóa học 12.

- Khi nghiên cứu về Crom, Sắt, Đồng chương trình, SGK Hóa học 12 chỉ đưa ra vị trí của Crom, Sắt, Đồng trong bảng tuần hoàn, chương trình, SGK Hóa học 12 nâng cao tìm hiểu cả cấu tạo và một số đại lượng nguyên tử của crom, sắt, đồng như năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, bán kính nguyưên tử, độ âm điện…Từ đó HS có điều kiện để dự đoán, giải thích tính chất hóa học của các chất

- Ở bài 36 (SGK Hóa học 12 ) tìm hiểu sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc, trong bài 44 (SGK Hóa học 12 nâng cao) tìm hiểu thêm về bạc và vàng. Do vậy HS có một cách nhìn toàn diện hơn về các kim loại chuyển tiếp.

Về mặt kĩ năng:

Chương trình, SGK Hóa học 12 nâng cao rèn cho HS: kĩ năng tư duy, kĩ năng thực hành, kĩ năng giải bài tập nâng cao hơn chương trình, SGK Hóa học 12. Đặc biệt HS có thể dự đoán được tính chất của các chất và hợp chất của chúng dựa vào năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn trong khi ở chương trình và SGK Hóa học 12 HS chỉ có thể dự đoán các tính chất dựa trên cấu hình e nguyên tử. Do HS học theo chương trình nâng cao được tiến hành thí nghiệm nhiều hơn nên thao tác tiến hành thí nghiệm nhanh nhẹn, khoa học và cẩn thận hơn.

2.3. So sánh mức độ nội dung: Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Về cơ bản nội dung trong chương trình chuẩn đều có trong chương trình nâng cao. Đặc biệt ở bài “Hợp kim của sắt” thì kiến thức ở cả hai chương trình là hoàn toàn giống nhau. Về kĩ năng ở cả hai chương trình đều hình thành cho HS một

số kĩ năng cơ bản như: Dự đoán tính chất hóa học của chất, hợp chất, tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, viết PTHH minh họa và kĩ năng giải một số bài tập xác đinh tên kim loại, tính thành phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp phản ứng và các bài tập có nội dung liên quan.

Tuy nhiên chúng còn có một số điểm khác nhau là:

Về mức độ kiến thức: chương trình chuẩn mức độ kiến thức chỉ ở mức độ biết hoặc công nhận còn ở chương trình nâng cao đòi hỏi HS không chỉ biết và công nhận mà phải hiểu được bản chất của các quá trình.

Về kĩ năng: Đối với HS học theo chương trình chuẩn có khả năng dự đoán tính chất hóa học của các chất và hợp chất chỉ dựa vào cấu hình e nguyên tử sau đó kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận.

2.4. So sánh chuẩn kiến thức kĩ năng với SGK và SGV Hóa học 12 phần crom, sắt, đồng. sắt, đồng.

Qua phân tích trên ta nhận thấy rằng nhìn chung SGK và SGV đã viết theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Tuy nhiên còn có một số phần không viết theo chuẩn kiến thức kĩ năng. Nội dung kiến thức thì hầu hết đã đạt chuẩn nhưng phần kĩ năng còn nhiều phần chưa theo chuẩn ví dụ như SGK và SGV chỉ nêu các thí nghiệm nhưng không nêu mục đích của thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm. Vì vậy HS không được tiến hành thí nghiệm và quan sát, giải thích hiện tượng. Đặc biệt SGK và SGV không cho dự đoán tính chất hóa học của các chất nên không phát huy được khả năng tư duy độc lập của HS… Do đó trong quá trình giảng dạy GV không được lệ thuộc hoàn toàn vào SGK mà chỉ coi đó là tài liệu tham khảo.

2.5. So sánh về phƣơng pháp dạy học giữa chƣơng trình chuẩn và chƣơng trình nâng cao phần crom- sắt- đồng Hóa học 12 theo chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Qua phân tích, so sánh về phương pháp dạy học giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao nhận thấy chúng có một số điểm giống nhau là: Về cơ bản đều theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực như sử dụng thiết bị thí nghiệm, sử dụng câu hỏi và bài tập, nêu và giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng SGK Hóa học. Đó là phương pháp “ lấy HS làm trung tâm” HS

là người tự rút ra kiến thức một cách tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo dưới sự hướng dẫn của GV. Kiến thức mà HS lĩnh hội được do chính HS tìm tòi, khám phá, tư duy sáng tạo trong quá trình học tập chứ không phải thụ động tiếp thu từ người thầy truyền đạt.

Tuy nhiên chúng còn có một số điểm khác nhau. Mặc dù đều áp dụng theo phương pháp dạy học tích cực nhưng ở chương trình nâng cao HS hoạt động tích cực hơn, tăng cường làm việc độc lập của HS theo cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ. HS được tiến hành nhiều thí nghiệm hơn nên kĩ năng tiến hành thí nghiệm nhanh nhẹn và thành thạo hơn. HS được rèn luyện khả năng quan sát, giải thích hiện tượng. Từ đó phát huy tư duy hóa học nhiều hơn có khả năng giải quyết được linh hoạt các vấn đề mà giáo viên đưa ra.

Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đã nêu ở chương 1 trong chương 2 tôi đã tiến hành so sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa SGK Hóa học 12 và SGK hóa học 12 nâng cao.

So sánh chuẩn kiến thức kĩ năng phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh nội dung phần Crom- Sắt- Đồng giữa chuẩn kiến thức kĩ năng với nội dung SGK, SGV ở từng nội dung cụ thể theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

So sánh về phương pháp dạy học phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao Hóa học 12.

So sánh về đánh giá kết quả học tập phần Crom- Sắt- Đồng giữa chương trình chuẩn và chương trình nâng cao.

CHƢƠNG 3: THIẾT KẾ GIÁO ÁN PHẦN CROM- SẮT- ĐỒNG THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG VÀ THEO ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI

3.1. Định hƣớng chung khi thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức kĩ năng và theo định hƣớng đổi mới đánh giá kết quả học tập Hóa học ở trƣờng phổ thông.

3.2. Thiết kế giáo án dạy học tiêu biểu.

BÀI 40: SẮT. CHƢƠNG 7: CROM, SẮT, ĐỒNG. LỚP 12 NÂNG CAO

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài sắt SGK Hóa học 12 nâng cao tôi nhận thấy SGK Hóa học 12 nhìn chung đã đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng.

Tuy nhiên còn có một số điểm không đạt chuẩn cụ thể như sau:

Về mức độ kiến thức: Kiến thức đã đảm bảo theo chuẩn. Nội dung kiến thức đã đạt theo yêu cầu mà chuẩn kiến thức kĩ năng đưa ra như vị trí, cấu hình e nguyên tử của sắt và biểu diễn các e trong các obitan, ion 2

Fe , 3

Fe , năng lượng ion hóa, thế điện cực chuẩn, số oxi hóa, tính chất vật lí của sắt, các dạng hợp chất sắt trong tự nhiên, tính chất hóa học của sắt.

Về kĩ năng: Vẫn chưa theo chuẩn. Chưa cho HS dự đoán tính chất hóa học của sắt và tiến hành thí nghiệm kiểm chứng, rút ra kết luận. Do đó HS không hình thành được kĩ năng nêu giải thích hiện tượng, viết PTHH….

Phần tính chất hóa học cũng chỉ đưa ra các thí nghiệm minh họa cho tính chất hóa học của sắt mà không nêu cách tiến hành thí nghiệm.

Bài tập chưa đưa ra các dạng bài tập cơ bản đó là bài tập về xác định tên kim loại và bài tập về xác định thành phần trăm về khối lượng các kim loại trong hỗn hợp.

BÀI 31: SẮT-CHƢƠNG 7: SẮT VÀ MỘT SỐ KIM LOẠI QUAN TRỌNG.

LỚP 12 CƠ BẢN

Sau khi soạn giáo án và tiến hành giảng dạy trực tiếp bài sắt SGK Hóa học 12 tôi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và so sánh nội dung và phương pháp dạy học hóa học 12 trường THPT phần crom, sắt, đồng (Trang 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)