Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án: Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphanlt công suất 120 tấnh – Công ty TNHH Hòa Hiệp (Trang 81 - 83)

- Trên tuyến đường v/c;

x: khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m).

Mức ồn tổng cộng tại một điểm được xác định theo công thức sau đây:

L = 10.lg Li 1 , 0 n 1 10 ∑ (dBA) Trong đó :

L : tổng mức ồn (mức cường độ âm thanh) tại điểm xem xét; Li: mức ồn của nguồn i ;

Mức độ lan truyền ồn, sẽ sử dụng nguồn ồn lớn nhất ở khu vực Dự án (100dBA) để tính toán thì phạm vi ảnh hưởng như bảng sau.

Bảng 3.16. Sự thay đổi độ ồn theo khoảng cách

x(m) 5 20 50 100 150 200 300 500

Độ ồn (dBA) 94,0 88,04 82,06 76,08 70,16 52,16 40,2 10,3 Kết quả tính toán mức độ lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách trên bảng 3.15 cho thấy tiếng ồn sẽ ảnh hưởng trong phạm vi cách dự án 500m, ở phạm vi ngoài tiếng ồn suy giảm và không ảnh hưởng đến dân cư. Với kết quả tính toán trên, mức ồn sẽ ảnh hưởng đến các hộ dân thôn Lạng Nắc trong phạm vi cách Dự án 500m, ước tính khoảng trên 12 hộ bị ảnh hưởng. Do vậy tác động này cần có biện pháp giảm thiểu.

3.1.2.3.3 Tác động đến môi trường nước.a. Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt a. Ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt

Trong giai đoạn hoạt động trạm trộn bê tông nhựa Asphanlt, số lượng công nhân phục vụ cho quá trình vận hành là khoảng24 người, gần gấp rưỡi lần so với giai đoạn xây dựng cơ bản. Nhu cầu cấp nước sinh hoạt theo tiêu chuẩn cấp nước của Bộ Xây dựng (TCXDVN 33 - 2006) là 0,1m3/người-ngày. Với định mức nước sinh hoạt sử dụng hàng ngày là 0,1m3/người-ngày thì lượng nước cấp sinh hoạt cần là: 24 x 0,1 = 2,4 m3/ngày, trong đó 80% lượng nước sẽ sinh ra lượng nước thải sinh hoạt Q = 2,3 x 80% = 1,92 m3/ngày. Như vậy mỗi ngày tại khu vực dự án sẽ sinh ra 1,92 m3 nước thải sinh hoạt.

Theo tính toán thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường qua nước thải sinh hoạt nếu không qua xử lý sẽ sinh những chất nhiễm như Nitơ, phốt pho, amoni, chất rắn lơ lửng, coliform (như đã trình bày trong bảng 3.15, trong phần tác động đến môi trường nước trong giai đoạn xây dựng cơ bản).

Như vậy, với số lượng khoảng 24 công nhân làm việc trong giai đoạn hoạt động của dự án thì tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của mỏ

Bảng 3.17. Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn vận hành.

STT Chất ô nhiễm Khối lượng

(g/người.ngày)

Tải lượng ô nhiễm (g/ngày) 1 BOD5 45 – 54 1.080 – 1.296 2 COD 72 – 102 1.728 – 2.448 3 TSS 70 – 145 1.680 – 3.480 4 Dầu mỡ 10 – 30 240 - 720 5 Tổng Nitơ 6 – 12 144– 288 6 Amôni 2,4 – 4,8 57,6 – 115,2 7 Tổng Phốt Pho 0,8 – 4,0 19,2 - 96 8 Tổng Coliform 106 – 109 MPN/100ml

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động vệ sinh cá nhân, sinh hoạt, toilet của công nhân viên làm việc trong mỏ có thể gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận bởi các chất hữu cơ ở dạng lơ lửng, hòa tan và các vi khuẩn như colifom nếu không được xử lý.

+ Các hợp chất hữu cơ: Việc phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong nước làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước dẫn đến đe doạ sự sống các loài tôm cá cũng như các loài thuỷ sinh khác.

+ Các chất dinh dưỡng như N, P: gây phú dưỡng nguồn nước dẫn đến hiện tượng “nước nở hoa” làm lượng ôxy hoà tan trong hồ không ổn định, làm phát triển một số loài tảo có độc tố và xuất hiện quá trình phân huỷ yếm khí giải phóng ra H2S, CH4 và nhiều chất độc hại khác làm ảnh hưởng tới chất lượng nước và đời sống thuỷ sinh.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án: Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphanlt công suất 120 tấnh – Công ty TNHH Hòa Hiệp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w