Nhiễm do khí thả

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án: Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphanlt công suất 120 tấnh – Công ty TNHH Hòa Hiệp (Trang 79 - 81)

- Trên tuyến đường v/c;

b.nhiễm do khí thả

Vấn đề ô nhiễm không khí là có cùng bản chất cho cả giai đoạn xây dựng cơ bản và giai đoạn vận hành, nhưng mức độ và cường độ của các chất thải khí ở giai đoạn xây dựng cơ bản thì ít hơn nhiều so với giai đoạn sản xuất do các hoạt động đã tăng hơn nhiều cả về số lượng và cường độ (về các phương tiện giao thông, nghiền sàng, đốt nguyên liệu lò đốt). Các tác nhân ô nhiễm có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất, từ các phương tiện giao thông và các phương tiện thi công trên khai trường.

Thành phần khí thải trong quá trình đốt dầu thường là các chất: CO2, CO, NOx, SO2 và hơi nước, ngoài ra còn có một hàm lượng nhỏ tro và các hạt nhỏ trộn lẫn với dầu cháy không hết tồn tại dưới dạng son khí.

Theo tài liệu từ “Sổ tay hướng dẫn xử lý khí thải môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – Xử lý khí thải lò hơi” – sở khoa học, công nghệ và môi trường Hồ Chí Minh thì lượng khí thải sinh ra khi đốt hết 1kg dầu là 11,5 m3/kg 13,8 kg khí thải/kg dầu.

Hệ thống được vận hành liên tục thì với công suất là 120 tấn/h lượng tiêu thụ khoảng 34 kg dầu/giờ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khi đốt cháy một tấn dầu diesel từ các phương tiện vận tải lớn sẽ đưa vào môi trường 4,3 kg bụi than, 20.S kg SO2 (S là % lưu huỳnh trong dầu, với dầu diesel S= 0,05%), 50 kg NOx, 20 kg CO, 16 kg VOC.

Bảng 3.14: tải lượng ô nhiễm khi đốt cháy 1 kg dầu Diezel.

STT Khí thải Hệ số khí thải

(kg/tấn)

Tải lượng ô nhiễm (kg/h) 1 SO2 1 0,0034 2 NOx 50 1,7 3 CO 20 0,68 4 Bụi than 4,3 0,1462 5 VOC 16 0,544

Với dầu đốt đúng theo quy chuẩn chất lượng, khi đốt cháy trong lò đốt sẽ có nồng độ các chất trong khí thải như trong bảng sau:

Bảng 3.15: Nồng độ các chất trong khí thải lò đốt dầu FO trong điều kiện cháy tốt: STT Chất gây ô nhiễm Nồng độ (mg/m3) QCVN 19:2009/BTNMT cột B (mg/Nm3) 1 SO2 5,217 – 7,000 500 2 CO 50 1000 3 Bụi 280 200 4 Hơi dầu 0,4 - 5 NOx 428 850

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn xử lý khí thải môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – xử lý khí thải lò hơi – Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh).

Theo như tính toán thì hàm lượng các chất gây ô nhiễm như SO2 và Bụi đều vượt quá quy chuẩn cho phép nhiều lần. Vì vậy dự án cần phải xây dựng, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm không vượt quá mức cho phép.

Tác động do tiếng ồn

Nguồn ồn phát sinh từ các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu và các máy móc san gạt, bốc xúc. Trong giai đoạn này, thời gian hoạt động dài và mang tính liên tục, mật độ xe đi lại khá cao. Do vậy tác động này sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống của cư dân thôn Lạng Nắc.

Phát sinh chủ yếu từ khâu xúc bốc, vận chuyển và nghiền sàng. Đây là nguồn ô nhiễm gây khó chịu cho dân cư trong vùng.

Tiếng ồn do xúc bốc, vận chuyển:

Lượng xe, máy hoạt động trong quá trìnhvận chuyển tại mỏ gồm các loại như:máy xúc thuỷ lực (E = 1,8); ô tô tự đổ trọng tải 15 tấn; và hệ thống máy nghiền sàng có thể gây ra tiếng ồn từ 75 dBA đến 100dBA. Ngoài ra, còn lượng xe vận chuyển trên tuyến đường vận chuyển từ khu vực chế biến nguyên liệu đến nơi tiêu thụ (khoảng 15km) cũng sẽ không thể không gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt của người dân sống gần trục đường vận chuyển.

Khi lan truyền trong môi trường không khí, tiếng ồn sẽ bị môi trường này hấp thụ theo mô hình (*) và giảm dần cường độ theo khoảng cách.

LP(x) = LP(x0) - 20.lg(x/x0) (*)

Trong đó :

LP(x0) : mức ồn cách nguồn 1m (dBA); x0 : x0 = 1m;

LP(x) : mức ồn tại vị trí tính toán (dBA);

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA Dự án: Xây dựng trạm trộn bê tông nhựa nóng Asphanlt công suất 120 tấnh – Công ty TNHH Hòa Hiệp (Trang 79 - 81)