Quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế ven biển huyện tĩnh gia đến năm 2020.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA (Trang 58 - 60)

3.4.1. Quan điểm mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế ven biển huyện tĩnhgia đến năm 2020. gia đến năm 2020.

3.4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế ven biển huyện Tĩnh Gia.

- Phát huy tiềm năng và lợi thế sẵn có của địa phương, xây dựng Tĩnh Gia thành một trong những trung tâm trọng điểm của du lịch tỉnh Thanh Hóa và cả nước.

- Thức hiện kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế- xã hội với an ninh quốc phòng, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường.

-Tập trung thu hút mọi nguồn lực để phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển và chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

3.4.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế ven biển huyện Tĩnh Gia.

• Mục tiêu chung: phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh đô thị du lịch biển, tăng cường nội lực và thu hút các nguồn lực đầu tư để phát triển nhằm phát triển kinh tế biển Tĩnh Gia với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Chú trọng phát triển hai

ngành kinh tế có thế mạnh là dịch vụ du lịch và nghề khai thác, nuôi trồng chế biển thủy hải sản. Tập trung nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa- xã hội.

• Mục tiêu cụ thể - Về kinh tế

- Về văn hóa- xã hội - Về môi trường.

3.4.1.3. Định hướng phát triển kinh tế ven biển trong thời gian tới

Du lịch biển đảo: Phát triển du lịch biển, đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế ven biển. Phương hướng chủ yếu phát triển ngành du lịch biển đến năm 2020 phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực sẵn có kết hợp với đầu tư từ bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển-núi-đảo, nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch đặc sắc hơn

Thủy hải sản: coi phát triển mạnh hải sản là một trong những hướng đi chủ đạo của kinh tế biển và ven biển nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống dân cư và thay đổi bộ mặt của nông thôn ven biển theo hướng CNH, HDH, tăng cường tiềm lực an ninh quốc phòng.

Dầu khí: Quan điểm chủ đạo trong phát triển ngành dầu khí là kết hợp đảm bảo an ninh năng lượng với đảm bảo an ninh quốc gia, tăng cường sức mạnh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Hướng phát triển là dựa trên cơ sở nguồn tài nguyên có sẵn trong nước, đồng thời tích cực mở rộng đầu tư ra nước ngoài. Phát triển ngành dầu khí một cách đồng bộ, hiệu quả, an toàn. Nhưng phát triển phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, tiết kiệm năng lượng.

Nông lâm nghiệp ven biển: tích cực thực hiện quai đê lấn biển, mở mang diện tích nông lâm nghiệp ở những nơi có điều kiện trên cơ sở kho học, phù hợp với điều kiện sinh thái. Phát triển nông nghiệp sinh thái vùng ven biển mag tính đặc thù cho từng vùng với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Các ngành dịch vụ: phát triển nhanh các lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng, thồng tin, cứu hộ cứu nạn, phòng chống và khắc phục sự cố thiên tai. Đẩy nhanh phát triển thị trường tài chính và thị trường dịch vụ tài chính, đảm bảo đa dạng hóa các kênh huy động vốn trong các vùng biển bằng cach hình thành các trung tâm. Các điểm ngân hàng không chỉ ở vùng trung tâm mà còn tới tận các vùng đánh cá tập trung. Đào

tạo và tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác ngân hàng ở vùng biển. Phát triển những hệ thống dịch vụ bưu chính viễn thông trên các vùng biển để cung cấp đầy đủ và nhanh các thông tin, hiện đại hóa các cơ sở bưu chính trên các đảo. Xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu nạn chính quy, chuyên nghiệp. Đầu tư các thiết bị hiện đại, nâng cao trình độ và năng lực đội ngũ nhân viên cứu nạn.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w