Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA (Trang 29 - 33)

Huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.

Tĩnh Gia là một huyện miền biển thuộc tỉnh Thanh Hóa. Diện tích tự nhiên: 450 km². Dân số: 220.000 người, tốc độ tăng trưởng kinh tế: 11%/năm .Tung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828.66 ha.Địa hình bán sơn địa, bao gồm những hang động, đồng bằng và có đường bờ biển dài, huyện cũng có một số hòn đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển lớn. , phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Nông Cống và huyện Như Thanh. Vừa có biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh thắng, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp và thuỷ, hải sản. Huyện Tĩnh Gia có 42km chiều dài bờ biển, với hệ thống song ngòi đổ ra biển Đông ở 3 cửa lạch: Lạch Ghép, Lạch Bạng và Lạch hà Nẫm. Đường giao thông quốc lộ 1A chạy dài 35km chạy dọc ven biển và đường sắt qua huyện có 3 ga lớn là Vân Trai, Khoa Trường, Trường Lâm.

Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa: Phía Nam giáp thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Phía Đông giáp biển Đông.

Phía Bắc giáp huyện Quảng Xương.

- Huyện Tĩnh Gia có 34 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 33 xã, Trong đó có 15 xã ven biển.

- Huyện Tĩnh Gia nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa và là 1 trong 15 khu kinh tế ven biển quốc gia. Cảng nước sâu Nghi Sơn nằm trong quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia với tiềm năng phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế của miền Bắc- Việt Nam và khu vực, trong tương lai có thể trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng thông thương các tỉnh trong nước, với các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Nhìn chung các hoạt động kinh tế huyện Tĩnh Gia luôn diễn ra sôi động và đa dạng, kinh tế luôn tăng trưởng qua giai đoạn 2009 - 2014. Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 đạt 17,8% đến năm 2014 tốc độ này lên đến 29,6%; Cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp, ngành dịch vụ bước đầu được khai thác phát triển, cụ thể tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy 11,5%, công nghiệp – xây dựng 79%, dịch vụ 9,5% .

- Về nông nghiệp thực hiện thí điểm đồn điền đổi thửa, chương trình xây dựng nông thôn mới được chỉ đạo tập trung hơn. Tập trung tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, lập đề án phát triển sản xuất, quy hoạch, xây dựng, chuyển đổi ruộng đất. Có chính sách kích cầu để phát triển sản xuất, vận động nhân dân chuyển đổi ruộng đất, hiến cây, hiến đất, hiến các công trình và đóng góp tiền, ngày công để làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng. Đất đai được quy hoạch, các mô hình sản xuất, chăn nuôi, giống cây, giống con, được đầu tư, cơ cấu mùa vụ được chuyển đổi, năng suất cây trồng đạt khá. Tư tưởng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, tự cung tự cấp, từng bước được xóa bỏ, thay vào đó là sản xuất hàng hóa và cơ giới hóa.

- Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ thương mại, phát triển mạnh. Khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, phát triển sản xuất trên địa bàn, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cơ sở vật chất hạ tầng được đầu tư, xây dựng, với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” hệ thống điện, đường, trường, trạm, các công trình văn hóa đã tương đối hoàn chỉnh. Đặc biệt Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia với tổng vốn đầu tư hơn 9 tỷ USD đã khởi công vào cuối tháng 10/2013. Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Hiện tại dự án đang đi vào hoạt động và mang lại lợi ích to lớn cho toàn huyện, phát triển nền kinh tế và giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.

- Sản xuất tiểu thủ công nghiệp được duy trì, ngành nghề được mở rộng, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng lên. Một số ngành nghề có tiềm năng, lợi thế được khuyến khích phát triển, hoạt động có hiệu quả như đóng sửa tàu thuyền sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí dân dụng, đồ mộc, chế biến thuỷ, hải sản. Tổng giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2014 đạt 59,5 tỷ đồng, tăng 10,9 tỷ đồng so với năm 2013. Tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 8,17% (năm 2000) lên 24,5% (năm 2014). Trong những năm tới, mức tăng trưởng và tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp sẽ còn cao hơn khi khu công nghiệp - đô thị mới Nghi Sơn đi vào hoạt động và các nhà máy xi măng Nghi Sơn, Liên hiệp Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn và nhiều nhà máy chế biến nông hải sản khác sẽ được xây dựng.

- Dịch vụ - thương mại có bước chuyển biến mạnh mẽ. Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển tương đối đa dạng ở tất cả các thành phần kinh tế và trên khắp các vùng,

miền trong huyện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Hệ thống chợ cũng góp một phần không nhỏ trong sự tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ, trong đó có những chợ nổi tiếng như: chợ Chào, chợ Kho, chợ Chìa, chợ Còng, chợ Du Xuyên.

- Hoạt động kinh tế diễn ra sôi động ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế biển. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với sự phát triển kinh tế biển. Đặt cạnh sự sôi động của các lĩnh vực kinh tế khác như thủ công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp, kinh tế biển phải sẵn sàng vươn lên phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó hoạt động kinh tế huyện trên đà phát triển góp phần thúc đẩy và hỗ trợ phát triển kinh tế biển. Đây vừa là nguồn cung cấp đầu vào vừa là đầu ra cho mọi hoạt động kinh tế biển. Các dịch vụ thương mại phát triển, thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển hàng hóa biển, các ngành công nghiệp thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến phục vụ hoạt động kinh tế biển. Hoạt động kinh tế tại địa phương đã và đang có những ảnh hưởng tích cực tới phát triển kinh tế biển.

- Dân số: 225.246 người ( 2004). Mật độ dân số: 472 người/km2 , nam chiếm hơn 49%, nữ chiếm gần 51%, tuổi thọ trung bình của nam là 71, của nữ là 75. Huyện Tĩnh Gia hiện tại đang có cơ cấu dân số trẻ, nhưng có xu hướng già hóa đến năm 2035. Tốc độ tăng dân số cao, tỷ suất tăng dân số trung bình mỗi năm là 1,02% , toàn huyện thực hiện khá tốt các công tác kế hoạch gia đình.

- Dân số huyện Tĩnh Gia lớn, cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các hoạt động phát triển, đặc biệt là hoạt động kinh tế biển. Kinh tế biển với 5 thành phần hoạt động sôi động, dân số huyện Tĩnh Gia về cơ bản đáp ứng được nhu cầu cho sự phát triển của toàn ngành

- Khí hậu: Tĩnh Gia nằm trong tiểu vùng khí hậu ven biển. có khí hậu nhiệt đới, gió mùa và chịu ảnh hưởng khí hậu tương tác của khí hậu Vịnh Bắc Bộ và khí hậu khu vực Bắc Trung Bộ.

- Nhiệt độ trong năm từ 8.500-8.600oC, biên độ năm 12-13oC, biên độ nhiệt ngày từ 5,5oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối chưa dưới 5oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối chưa quá 41oC.

- Lượng mưa trung bình năm từ 1.600 – 1.800 mm ( thuộc khu vực có lượng mưa trung bình trong vùng), lượng mưa tập trung vào các tháng 6,7,8,9,10 chiếm đến 80% lượng

mưa cả năm. Tháng 9 có lượng mưa lớn nhất. Lượng mưa ít nhất rơi vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm.

- Tổng số giờ nắng trung bình cả năm 1.730 giờ. Các tháng 5,6,7 có số giờ nắng nhiều nhất, đạt trên 200 giờ/ tháng. Tổng lượng bức xạ trung bình ngày đạt mức 280 – 320 cal/cm2/ ngày.

- Độ ẩm không khí trung bình 80%, cao nhất lên tới 86% và cũng có khi xuống 76%.

- Do nằm ở gần biển Đông nên là cửa ngõ đón gió bão, gió mùa đông bắc và các luồng gió từ biển Đông tràn vào. Tốc độ gió mạnh nhất đo được trong bão lên tới trên 40m/s và trong gió mùa đông bắc là 25m/s

- Thủy văn: Trên địa bàn huyện có các con sống tự nhiên và sông đào gồm: sông Kênh Than, sông Ghép, sông Lạch Bạng, sông Yên Hòa… và các con suối nhỏ là nơi tiêu thoát, cung cấp nước phụ vụ cho đời sống và sản xuất và đời sống sinh hoạt của dân cư.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VEN BIỂN HUYỆN TĨNH GIA TỈNH THANH HÓA (Trang 29 - 33)