Cơ cấu ngành cũng có sự chuyển biến tích cực, nếu năm 2009 ngành dịch vụ cảng biển chiếm 9%, ngành thủy sản vẫn còn chiếm 70% trong tổng giá trị sản xuất của kinh tế biển, dầu khí chiếm 4%, du lịch chiếm 10%, muối chiếm 7%, thì đến năm 2014 cơ cấu này là 9-60-8-18-5. Điều này cho thấy kinh tế biển đã phát triển nhiều hơn về hướng công nghiệp hóa, cơ cấu nội bộ từng ngành cụ thể cũng đã thể hiện điều đó. Thủy sản vẫn là ngành mũi nhọn tuy nhiên tỷ trọng giảm và chuyển dần sang du lịch, cảng và khai thác dầu khi, nghề muối cóc xu hướng giảm do gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình phát triển.
Hình 3.1: cơ cấu thành phần kinh tế biển năm 2009
Hình 3.2: cơ cấu thành phần kinh tế biển năm 2014
Ngành thủy sản hiện tại là ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế biển huyện Tĩnh Gia. Ngành thủy sản giai đoạn 2009 – 2014 đã có những bước chuyển mình đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu, mang lại sự phù hợp hơn cho phát triển ngành. Cụ thể là năm 2009, tỉ lệ cơ cấu nội bộ ngành thủy sản là 51,3 – 15,82 – 32,643 – 0,237 hoạt động đánh bắt chiếm hơn một nửa toàn ngành thủy sản, thì đến năm 2014 tỉ lệ này là: 27,64– 28,91 – 42,63 – 0,82, thể hiện một sự chuyển dịch rõ ràng. Nếu những năm đầu
của thời kì, ngành thủy sản của huyện chủ yếu là hoạt động khai thác thì đến năm 2014 đã chuyển dần sang nuôi trồng và chế biến, đặc biệt là chế biến chiếm 42,63% cho thấy sự chuyển biến tích cực trong chuyển đổi cơ cấu ngành của Tĩnh Gia, nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực, gìn giữ nguồn tài nguyên biển.
Các hoạt động kinh tế biển huyện Tĩnh Gia mang lại lợi nhuận lớn cho nền kinh tế. Trước hết phải kể đến lợi nhuận thu lại từ hoạt động du lịch, đây là một hoạt động mới được khai thác và đầu tư phát triển trong thời gian gần đây. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này liên tục tăng qua các năm, năm 2014 lợi nhuận gần gấp hơn hai lần lăm 2010 (năm 2014 đạt 22,023 tỷ đồng, năm 2010 chỉ đạt 11,236 tỷ đồng). Du lịch huyện Tĩnh Gia đã phát triển đa dạng bao gồm các hoạt động phục vụ du khách như dịch vụ thuê phòng, ăn uống, hàng hóa biển và các hoạt động vui chơi, giải trí. Trong đó 2 hoạt động nhà hàng và khách sạn mang lại lợi nhuận lớn nhất và liên tục tăng qua các năm. Có được kết quả này nhờ vào sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo và người dân huyện Tĩnh Gia đã biết tận dụng tiềm năng biển để khai thác các hoạt động du lịch, phục vụ du khách và mang lại lợi nhuận cho phát triển kinh tế.
Bảng 3.10. Lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch biển từ năm 2009 – 2014. (Đơn vị: tỷ đồng) Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng 11,236 13,531 17,321 18,873 22,023 Cho thuê phòng 4,193 5,579 7,378 7,901 9,759 Bán hàng 1,572 1,671 2,569 2,382 3,024 Ăn uống 4,791 5,679 6,679 7,791 8,068 Hoạt động khác 0,680 0,602 0,695 0,799 1,172
(Nguồn: Tổng hợp trong Niên giám thống kê huyện Tĩnh Gia)
Có thể nói giai đoạn 2010 – 2014 các hoạt động kinh tê biển diễn ra sôi động, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm. Lợi nhuận ngành kinh tế biển tăng vọt qua từng năm, có thể chứng minh qua giai đoạn 2010-2014. Ngành mang lại lợi nhuận lớn nhất là ngành thủy sản đạt 200,822 tỷ đồng, đây là ngành mũi nhọn của kinh tế biển, ngành thấp nhất vẫn là nghề làm muối. Qua đó ta thấy ngành kinh tế biển mang lại hiệu quả lớn cho nền kinh tế. Hoạt động kinh tế biển chiếm phần lớn vẫn là ngành thủy sản bao gồm khai thác, nuôi trồng, chế biến. Qua đây kinh tế biển huyện Tĩnh Gia cần có sự chuyển dịch cơ cấu, thay đổi tỷ trọng hợp lý để đạt hiệu quả cao hơn trong tương lai.