Một số kiến nghị khắc phục tình trạng dollar hóa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ (Trang 35 - 38)

Trước tình hình đôla hoá hiện nay của Việt Nam, Chính phủ đã có biện pháp để ngăn chặn hiện tượng trên như buộc tăng lượng dự trữ tiền đồng tại các ngân hang. Một số ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ thoát được tình trạng đôla hoá trong vòng 6 đến 9 tháng tới. Tuy nhiên từ kinh nghiệm của những nước đã thành công trong quá trình giảm đôla hoá thì không có phương pháp nào hiệu quả ngay tức thì. Muốn giảm tình trạng đôla hoá 1 cách triệt để ta không thể có những giải pháp cấp tốc để rút ngắn con đường, mà chúng ta phải có những biện pháp trung và dài hạn. Ở góc độ nghiên cứu này, chúng tôi xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

5.1. Tiếp tục ổn định vĩ mô, tạo môi trường thông thoáng, rõ ràng, minh bạch, có cơ chế khuyến khích phù hợp và nâng cào trình độ quản lý kinh tế để thu hút và tiêu thụ hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đẩy mạnh tìm kiếm cơ hội và thực hiện đầu tư ra nước ngoài hiệu quả.

5.2. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt phù hợp (tập trung cấp vốn cho những ngành sản xuất, xuất khẩu và phục vụ sản xuất, xuất khẩu trong giai đoạn này, hạn chế cấp vốn cho các ngành dịch vụ, xây dựng, đầu tư tài chính, nhập khẩu và phục vụ nhập khẩu), chính sách tài khóa thắt chặt hợp lý (giảm chi tiêu chính phủ) và tăng cường dự trữ ngoại hối quốc gia.

5.3. Xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch nâng cao năng lực sản xuất, cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập hiện nay. Khuyến khích hơn nữa các doanh nghiệp hợp tác, liên doanh và học tập công nghệ kỹ thuật, công nghệ quản lý tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển. Từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy xuất khẩu ra nước ngoài.

5.4. Kiên quyết thực hiện biện pháp siết chặt thị trường vàng, cấm giao dịch ngoại tệ trên thị trường tự do, áp dụng chỉ giao dịch đồng nội tệ đối trong quan hệ kinh tế với chủ thể và đối tượng trong nước.

5.5. Tăng bảo hiểm tiền gửi đối với đồng nội tệ, giảm đối với ngoại tệ. Tăng tỷ lệ dự trữ đối với ngoại tệ để giảm hấp dẫn đối với nhà đầu tư, đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ đối với đồng nội tệ.

5.6. Vận động, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân đối với nền kinh tế nước nhà bằng việc tiêu dùng hàng sản xuất trong nước, hạn chế tối đa nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài.

5.7. Có chính sách định hướng cho nguồn kiều hối chảy vào các mảng hoạt động kinh tế phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế từng giai đoạn của Chính phủ.

5.8. Tạo cơ sở hành lang pháp lý phù hợp để chuyển giao dịch tiền mặt trong nền kinh tế sang hệ thống điện tử để kiểm soát. Tăng cường kiểm soát, nâng cao giám sát của nhân dân trong hoạt động kinh tế, đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng để đẩy lùi nạn tham nhũng.

KẾT LUẬN

Cuộc khủng hoảng đã làm nổi bật nhu cầu đối với các quy định trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của các cường quốc mới trở thành một thách thức đối với việc Mỹ tự động đóng vai trò lãnh đạo trong hoạch định các quy định này, đơn giản vì quy mô tuyệt đối của nền kinh tế Mỹ và sự thống trị của đồng USD trong nền thương mại và đầu tư quốc tế. Thay vào đó, cuộc khủng hoảng đã làm nảy sinh câu hỏi về cách thức cân bằng quyền lực và sự lãnh đạo trong các vấn đề kinh tế quốc tế sẽ được hình thành trong những năm tiếp theo.

Có nhiều ý kiến cho rằng cuộc khủng hoảng đã phá vỡ đáng kể mức độ khả tín và sự kính trọng đối với mô hình Mỹ, đặt dấu hỏi đối với chủ nghĩa tự do mới, sự tăng trưởng toàn cầu do Mỹ đứng đầu và những vấn đề liên quan đến vai trò thống trị của đồng USD. Cuộc khủng hoảng cũng làm xói mòn uy tín mặc định của Mỹ đối với vai trò lãnh đạo, trong khi chính mô hình tăng trưởng và học thuyết tân tự do của Mỹ đang có quá nhiều khiếm khuyết.

Hiện nay, vị thế của đồng USD trong tương lai vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi. Dù chế độ bản vị vàng chính thức bị bãi bỏ sau Hội nghị Bretton Woods để nhưởng chỗ chi bản bị đồng USD, chế độ bản vị vàng vẫn nhận được sự ủng hộ của nhiều chuyên gia kinh tế uy tín, trong đó có Alan Greenspan, Cựu Chủ tịch Cục dự trữ Liên Bang Mỹ trong 19 năm. Hay sự xuất hiện của các đồng tiền mới nổi và sự hợp tác của các nước trên thế giới cũng là một trong những mối đe dọa với chỗ đứng của đồng USD. Tuy nhiên, để có được lời giải đáp chính xác cho vấn đề trên, chắc chắn sẽ cần rất nhiều thời gian, còn trước mắt, đồng USD sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong các giao dịch kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Một phần của tài liệu Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ (Trang 35 - 38)