Nguyên nhân tình trạng dollar hóa ở Việt Nam hiện nay 1.Khách quan

Một phần của tài liệu Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ (Trang 34 - 35)

4.1. Khách quan

 Xu hướng hội nhập của nền kinh tế thế giới thúc đẩy quan hệ tiền tệ quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ.

 Trong một thời gian dài, với nền kinh tế mạnh của Mỹ, đồng dollar đã được giữ vị trí quan trọng trong thanh toán, đo giá trị và tích lũy tại nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

 Nền kinh tế thế giới đang trải qua khủng hoảng tài chính kéo dài, tác động trực tiếp và gián tiếp đến nền kinh tế Việt Nam.

 Quan ngại về sự sụp đổ của liên minh tiền tệ EUR, tai họa sóng thần và nổ nhà máy hạt nhân ở Nhật Bản phần nào tác động đến tâm lý các Chính phủ tăng dự trữ ngoại hối bằng đồng tiền mạnh khác, trong đó có USD.

 Căng thẳng về mặt chính trị, khan hiếm về năng lượng (dầu mỏ) đang đưa các nước lớn đi đến căng thẳng quân sự, dẫn đến lo ngại về một cuộc chiến châm ngòi cho đại chiến thế giới 3.

 Biến động giá vàng (hàng hóa thường được đo lường bằng giá trị đồng USD) trên thế giới đang phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ giá trong nước.

4.2. Chủ quan

 Nền kinh tế chưa phát triển, năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn quá yếu kém so với đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia phát triển. Do đó chưa thể tận dụng sự tăng giá của đồng dollar để đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài, thu hút ngoại tệ để cân bằng tỷ giá trong nước.

 Thâm hụt ngân sách, tình trạng lạm phát cao, kéo dài do chính sách vĩ mô chưa hiệu quả trong việc kiểm soát giá nguyên liệu đầu vào sản xuất, chưa minh bạch

các chi phí sản xuất làm giá hàng hóa liên tục tăng, dẫn đến sự sụt giảm giá trị đồng nội tệ, giảm niềm tin của người dân vào giá trị VND.

 Nền kinh tế sử dụng phần lớn là tiền mặt nên việc kiểm soát các dòng tiền bất hợp pháp rất khó, bên cạnh đó là tình trạng tham nhũng đã góp phần làm cho dollar được phổ biến hơn.

 Do thói quen tích lũy giá trị từ lâu đời, trong bối cảnh kinh tế còn yếu, giá trị đồng nội tệ liên tục giảm người dân đã tìm đến tài sản lưu giữ giá trị tốt hơn (vàng, dollar, bất động sản...). Với thực trạng giá trị bất động sản liên tục giảm sau thời gian tăng nóng, khối lượng vàng giao dịch trên thị trường có hạn, chất lượng vàng chưa đồng nhất và kiểm chứng thì người dân vẫn tập trung vào cất trữ giá trị tài sản qua dollar.

 Phân hóa giàu nghèo còn lớn, một bộ phận dân cư nắm giá trị tài sản lớn thường có nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu có giá trị cao, góp phần làm cho nhu cầu giao dịch ngoại tệ tăng và phổ biến.

 Nhà nước chưa quy định việc sử dụng đồng nội tệ và ngoại tệ một cách rõ ràng, dẫn đến tình trạng các giao dịch kinh tế trong nước vẫn còn thực hiện bằng dollar.

Một phần của tài liệu Vị thế đồng dollar qua các thời kỳ (Trang 34 - 35)