Đòn gánh và trục đòn gánh

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 101)

Đòn gánh bị hao mòn phần đầu tiếp xúc với đuôi xupap, khi bị hao mòn ít ta mài lại để làm mất bề mặt rỗ cần chú ý đến bề mặt được tôi cứng. Vít điều chỉnh khe hở nhiệt trên đòn gánh bị tuông ren hay mòn quá nhiều nên thay thế. Trường hợp đòn gánh bị gãy ta nên thay thế đòn gánh mới.

Trục đòn gánh khi bị cong hoặc hao mòn nhiều thường thay mới. Độ rơ lắp ghép của đòn gánh với trục đòn gánh không vượt quá 0,15mm. Ta có thể dùng phương pháp hàn đắp lên trục rồi mài lại lấy lại hình dáng kích thước ban đầu của trục đòn gánh. [3], [4]

4.2.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Các chi tiết như thùng nhiên liệu, đường ống dẫn dầu, các bầu lọc nhiên liệu chủ yếu được sửa chữa gồm thông rửa, làm sạch, hàn kín, khắc phục chỗ rò rỉ hoặc thay thế các lõi lọc, các đầu nối hỏng.

Cụm chi tiết quan trọng của hệ thống nhiên liệu là bộ phận bơm cao áp và vòi phun.

4.2.3.1 Bộ phận bơm cao áp

Bơm cao áp thường được đưa qua cơ sở chuyên phục hồi bơm cao áp để điều chỉnh lưu lượng cung cấp nhiên liệu và thời điểm cung cấp cho đồng đều cho từng bơm cao áp trên thân bơm.

Bộ đôi piston xylanh của bơm cao áp khi bị mòn đến mức không đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu và áp suất cần thiết hoặc không thể điều chỉnh được độ đồng đều về lượng nhiên liệu cấp cho các xylanh của động cơ thường được thay mới, khi thay thế bộ đôi đó cần phải thay thế tất cả các tổ bơm.

Bơm cao áp không thể tạo áp cao được đem ra cơ sở chuyên phục hồi bơm để điều chỉnh và phục hồi lại.

Thân bơm cao áp bị nứt, vỡ được thay mới. Ngoài ra các chi tiết khác như con đội bị mòn, lò xo piston bơm mất sức căng, xupap van triệt hồi bị hao mòn thường được thay mới.

Hình 4.11: Bàn điều chỉnh bơm cao áp

http://g.vatgia.vn/gallery_img/19/rke1393473480.jpg 4.2.3.2 Vòi phun

Cũng giống như bơm cao áp vòi phun cũng được đem vào cơ sở chuyên phục hồi vòi phun để kiểm tra áp suất phun và tia phun.

Hình 4.12: Dụng cụ điều chỉnh vòi phun

http://caunangsuachuaoto.vn/uploads/products/thiet_bi_kiem_tra_voi_phun_ dong_co_diesel.jpg

Nếu vòi phun phun không tơi sương hoặc bị kẹt: Ta vệ sinh các lỗ phun, rà lại bằng bột rà M1 vừa xoay kim phun vừa chuyển động tịnh tiến trong đót kim phun sau đó rửa sạch rồi đem lên dụng cụ kiểm tra vòi phun để kiểm tra tia phun, áp suất phun, tiếng kêu của vòi phun. Khi thực hiện công việc trên xong mà vòi phun vẫn chưa đảm bảo được áp suất cũng như tia phun không tơi ta có thể kiểm tra lại sức căng của lò xo vòi phun, mài lại bề mặt lắp ghép giữa mặt đót kim với phần thân vòi phun rồi sau đó kiểm tra lại trên dụng cụ kiểm tra vòi phun (tùy thuộc vào loại vòi phun mà áp suất phun khác nhau).

Vòi phun bị hao mòn nhiều ta thường thay mới phù hợp với vòi phun đang sử dụng của máy. Việc thay thế vòi phun mới có thể đảm bảo được thời gian sửa chữa của máy.

[4], [5], [6] 4.2.4 Hệ thống bôi trơn

4.2.4.1 Bơm nhớt

Kiểm tra khe hở ăn khớp giữa hai răng được thực hiện ít nhất 3 chỗ cách đều nhau trên vòng đỉnh răng khe hở tối đa giữa hai răng ăn khớp không vượt quá 0,35mm nếu vượt quá thì phải thay bánh răng mới.

Khe hở giữa đỉnh răng và thành vỏ được kiểm tra ở tất cả các răng khe hở tối đa không vượt quá 0,1mm nếu vượt quá giới hạn có thể phục hồi lại vỏ bơm bằng phương pháp mạ thép hoặc mạ Crom rồi gia công lại hoặc thay vỏ bơm mới, nếu đỉnh răng mòn thành vệt hoặc gãy răng thì thay bánh răng mới.

Kiểm tra khe hở mặt đầu bánh răng và nắp bơm, khe hở tối đa không vượt quá 0,1mm. Nếu vượt quá giới hạn thì mài lại bề mặt nắp bơm và kiểm tra lại.

Kiểm tra độ rơ của trục chủ động và bạc, độ rơ của bánh răng bị động và trục không vượt quá 0,1mm nếu vượt quá phải thay bạc lót hoặc thay trục mới. Đối với bánh răng ăn khớp trong khe hở kiểm tra không được vượt quá 0,3mm.

[4]

Các van bị kẹt, đóng không kín phải thông, rửa sạch và điều chỉnh lại van cho áp suất phù hợp.

Sau khi kiểm tra sửa chữa hoặc thay mới các chi tiết phải kiểm tra bơm nhớt trên băng thử để đo lưu lượng và áp suất bơm.

4.2.4.2 Bình lọc nhớt

Nếu bị dơ ít thì xúc rửa lại. Thông thường sau mỗi lần sửa chữa bình lọc nhớt thường được thay lõi lọc phù hợp với bình lọc.

Ngoài ra phải vệ sinh các đường dẫn nhớt, điều chỉnh hay thay mới bộ phận báo áp suất nhớt. Thường xuyên kiểm tra lưu lượng nhớt trong cacte và thay nhớt định kì.

4.2.5 Hệ thống làm mát 4.2.5.1 Bơm nước

Trục bơm, cánh quạt bơm thường bị rỉ sét, ăn mòn,… Thường được thay mới, nếu phục hồi thì có thể hàn đắp lên cánh quạt rồi gia công lại, trục bơm có thể hàn đắp rồi mài lại lấy lại hình dạng và kích thước phù hợp để lắp cánh quạt.

Đệm cao su của bơm nước bị đứt, bị rách nên thay mới để đảm bảo được độ kín tốt.

4.2.5.2 Két làm mát

Nên vệ sinh két làm mát thường xuyên để được làm mát tốt. Bộ phận tản nhiệt khi bị hư hỏng nên thay thế. Két làm mát bị nứt, bể bên ngoài nên hàn lại hoặc thay mới.

CHƯƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 KẾT LUẬN

Sau hơn ba tháng làm đề tài, chúng em đã tìm kiếm tài liệu, được đi thực tập tại xưởng trong hai tuần, tham khảo các đề tài liên quan và cùng với sự hướng dẫn của thầy Phạm Văn Bình và các Anh trong xưởng cuối cùng chúng em cũng đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đây là lần đầu tiên chúng em làm đề tài nên không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm. Qua thời gian đi thực hành tại xưởng của thầy chúng em cũng đã được tháo máy, rửa máy và lắp máy,… trên động cơ ISUZU 6BD1, qua đó chúng em được nắm rõ thêm về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các hệ thống và các cơ cấu trên động cơ, phát hiện một số hư hỏng trên động cơ,… Sau quá trình thực hiện đề tài luận văn:

- Chúng em có thể lựa chọn phương pháp sửa chữa phù hợp để rút ngắn được thời gian sửa chữa, đảm bảo tuổi thọ lâu hơn và chi phí sửa chữa thấp nhất. - Trong quá trình sử dụng động cơ, chúng em có thể bảo dưỡng, kiểm tra và

điều chỉnh các chi tiết và các hệ thống trên động cơ. 5.2 KIẾN NGHỊ

Trong quá trình thực hiện đề tài, thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn chế chúng em không khai thác hết yêu cầu của đề tài. Ngoài ra, các dụng cụ sửa chữa cần được bổ sung đầy đủ.

Trong quá trình sửa chữa, chúng em vẫn chưa nắm rõ nguồn gốc và chất lượng của các chi tiết thay thế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] : Phùng Minh Hiên – Giáo trình động cơ đốt trong, Nhà xuất bản lao động – xã

hội.

[2]: Lê Quyết Lượng – Giáo trình động cơ Diesel, Nhà xuất bản giáo dục.

[3]: Nguyễn Bình (1975) – Giáo trình động cơ Ô Tô Máy Kéo, Nhà xuất bản Nông

Thôn.

[4]: Hoàng Đình Long (2006) – Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản

giáo dục.

[5]: Trần Thế San và Đỗ Dũng – Thực hành sửa chữa và bảo trì động cơ Diesel,

Nhà xuất bản Đà Nẵng.

[6]: William H.House và Donald L.Anglin, biên dịch Nguyễn Ngọc Điệp và Phạm

Thanh Đường (2001) – Động Cơ Ô Tô, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh. [7]: Nguyễn Oanh (2004) – Kỹ thuật sửa chửa ô tô và động cơ Diesel, Nhà xuất bản

tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

[8]: Nguyễn Tất Tiến – Nguyên lý động cơ đốt trong, Nhà xuất bản giáo dục. [9]: Đại Học Cần Thơ - Giáo trình kỷ thuật sửa chữa máy.

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)