Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của ổ trượt

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 80)

- Ổ trượt bị mài mòn sinh ra côn và ovan do ma sát và thiếu dầu bôi trơn. - Lớp hợp kim chóng ma sát bị cháy, bị biến dạng dẻo do thiếu dầu bôi trơn và

chất lượng ổ trượt thấp làm tăng khe hở lắp ghép gây ra va đập.

- Bề mặt ổ trượt bị cào xướt do tạp chất trong dầu bôi trơn. Ngoài ra ổ trượt bằng đồng chì khi bị ăn mòn sinh ra rỗ.

Hình 3.11: Ổ trượt bị ăn mòn theo thời gian 3.1.7.2 Phương pháp kiểm tra

- Thông thường quan sát bằng mắt và tay phát hiện các mặt cào xướt.

- Kiểm tra lớp chống ma sát của ổ trượt, rửa sạch ổ trượt kiểm tra bề mặt làm việc của ổ trượt có thay đổi màu.

3.2 Cơ cấu phân phối khí 3.2.1 Phần nắp động cơ 3.2.1 Phần nắp động cơ

3.2.1.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của nắp máy

- Bị vênh, bị nứt: Do sự va đập mạnh khi làm việc, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vị trí. Sự chênh lệch nhiệt độ do buồng đốt đóng muội than, do áo

Ổ trượt bị mòn theo thời gian

nước bị đóng cặn làm mức độ tản nhiệt ở các vùng khác nhau. Vênh còn do xiết bulong mặt máy không đều.

- Ổ đặt xupap bị cháy, rỗ, làm xupap đóng không kín, ổ đặt xupap bị mòn quá nhiều làm xupap tuột sâu trong ổ.

- Bạc dẫn hướng xupap bị mòn làm xupap lắc làm việc không ổn định.

Hình 3.12: Nắp động cơ bị nứt 3.2.1.2 Phương pháp kiểm tra hư hỏng

- Vết nứt: Kiểm tra bằng nhiều cách như dùng kinh nghiệm, dùng phương pháp hiện màu.

- Bị vênh: Kiểm tra bằng thước thẳng hay bàn máp, độ vênh không quá 0,1mm - Ổ đặt xupap: dùng kinh nghiệm, thử độ kín với xupap.

3.2.2 Xupap

3.2.2.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của xupap

- Mặt côn làm việc của xupap dễ bị mòn, bị cháy, bị rỗ do: Tiếp xúc nhiều với khí đốt, điều kiện thoát nhiệt kém nên nhiệt độ cao, chịu va đập với ổ đặt. - Phần đuôi xupap cũng bị mài mòn do va đập với đầu đòn gánh.

- Thân xupap trượt trong bạc dẫn hướng cũng bị mài mòn. Ngoài ra, xupap còn bị cong hoặc gãy nếu chịu va đập mạnh.

Nứt nắp động cơ

Hình 3.13: Xupap bị mòn 3.2.2.2 Phương pháp kiểm tra

- Dùng tay và mắt quan sát độ mài mòn của xupap.

- Kiểm tra độ kín khít của xupap và ổ đặt bằng nhiều cách khác nhau: Bằng viết chì, bằng cách lắp xupap rồi đổ dầu hỏa, bằng khí nén.

- Kiểm tra độ cong của thân xupap bằng thước lá hoặc đồng hồ so độ cong tối đa là 0,03mm và kiểm tra độ mòn của thân xupap bằng panme ở các vị trí khác nhau độ mòn không vượt quá 0,05mm.

[4]

Hình 3.14: Đo độ cong của thân xupap 3.2.3 Lò xo xupap

3.2.3.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của lò xo xupap

- Lò xo xupap dễ bị giảm tính đàn hồi do thời gian làm việc lâu dài làm giảm lực đẩy kín của xupap.

- Lò xo xupap bị rỉ sét do điều kiện bôi trơn không đầy đủ.

Xupap bị hao mòn

3.2.3.2 Phương pháp kiểm tra

Lò xo xupap được kiểm tra trên cân chuyên dùng hay bằng kinh nghiệm.

Hình 3.15: Kiểm tra lò xo bằng cân chuyên dùng 3.2.4 Trục cam

3.2.4.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của trục cam

- Vấu cam (gối cam) bị mài mòn do tiếp xúc với con đội làm giảm sai lệch biến dạng cam, làm sai lệch góc mở sớm, đóng muộn của xupap làm giảm độ nâng của xupap.

- Cổ và bạc đỡ trục cam bị cào xướt và bị mòn do bôi trơn không đảm bảo.

- Trục cam bị nứt, gãy, cong do gối cam bị mòn làm sai lệch tâm của trục cam.

Hình 3.16: Gối cam và vấu cam hao mòn 3.2.4.2 Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng kinh nghiệm, bằng những dụng cụ chuyên dùng như đông hồ so, panme. Độ cong tối đa của trục cam là 0,05mm, độ mòn và độ ovan của cổ trục cam không được vượt quá 0,025mm.

Hình 3.17: Kiểm tra độ mòn và độ cong của trục cam - Quan sát sự biến đổi màu sắc trên các gối cam, các bạc lắp gối cam.

[4] 3.2.5 Đòn gánh

3.2.5.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của đòn gánh

Gối cam và vấu cam bị hao mòn

- Đòn gánh bị gãy hoặc bị biến dạng lớn trong quá trình làm việc nguyên nhân là do lò xo xupap quá cứng hoặc các lò xo bị kẹt, ống dẫn hướng xupap nhô quá cao chạm tới đĩa lò xo trên đuôi xupap, sự bôi trơn không đầy đủ hoặc bị kẹt do cận bẩn trong dầu bôi trơn.

- Đòn gánh bị hao mòn chổ tiếp xúc với đuôi xupap do va đập liên tục khi làm việc.

- Đòn gánh bị mòn ở chổ lắp bạc với trục đòn gánh do ma sát và điều kiện bôi trơn không được tốt.

- Trên đòn gánh vít điều chỉnh khe hở nhiệt bị mòn do tiếp xúc với đũa đẩy hoặc có thể bị tuông ren.

3.2.5.2 Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng tay và mắt phần đầu của đòn gánh chổ tiếp xúc với đuôi xupap và vít điều chỉnh tiếp xúc với đũa đẩy.

- Dùng tay cảm nhận sự mài mòn của bạc đòn gánh và trục đòn gánh. 3.2.6 Trục đòn gánh

3.2.6.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của trục đòn gánh

- Trục đòn gánh bị mòn nhiều nhất ở chổ tiếp xúc với cò mổ do điều kiện bôi trơn không đảm bảo và do ma sát.

- Trục đòn gánh bị cong do lực xiết bulong của trục đòn gánh với nắp máy không đúng kĩ thuật.

3.2.6.2 Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra đường kính ngoài của trục đòn gánh bằng panme . - Kiểm tra độ cong của trục đòn gánh bằng đồng hồ so.

Chú ý: Ngoài ra trong cơ cấu phân phối khí còn có những hư hỏng trên đũa đẩy và con đội.

3.3 Hệ thống cung cấp nhiên liệu

Các biểu hiện về hư hỏng, hao mòn lớn có tính chất tổng hợp của toàn bộ hệ thống nhiên liệu khi động cơ làm việc là:

- Động cơ khó khởi động hay không khởi động được, khi khởi động, ống xả không ra khói đen (không có nhiên liệu phun vào buồng đốt hoặc phun sai thời điểm).

- Công suất động cơ giảm (thiếu dầu, vòi phun không tốt, lượng nhiên liệu không đều, thời điểm phun sai).

- Quá trình làm việc không ổn định, tức bị nhịp ga (do độ điều hòa, do piston và xylanh bơm bị rít, sượng,…).

3.3.1 Bộ phận bơm cao áp

3.3.1.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của bộ phận bơm cao áp - Xylanh của bơm cao áp bị hao mòn nhiều ở những vùng lỗ thoát và lỗ cung - Xylanh của bơm cao áp bị hao mòn nhiều ở những vùng lỗ thoát và lỗ cung

cấp.

- Piston bơm thường bị hao mòn nhiều ở phần đầu do tiếp xúc với lỗ của xylanh bơm.

- Bơm cao áp không thể tạo áp cao nếu khe hở giữa piston và xylanh bơm quá lớn, trong nhiên liệu có lẫn tạp chất.

- Thân bơm cao áp bị nứt, vỡ do va đập mạnh.

- Ngoài ra trong bơm cao áp con đội cũng bị hao mòn do tiếp xúc với gối cam bơm cao áp, lò xo piston bơm không còn tính đàn hồi,… Điều này ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nhiên liệu, tạo áp cho vòi phun không đảm bảo.

- Xupap triệt hồi bị hao mòn mặt côn đậy kín do va đập có chu kỳ và bị cào xướt do bụi cơ học có trong nhiên liệu, lò xo xupap triệt hồi mất tính đàn hồi hoặc bị gãy. Ngoài ra, đai xupap van triệt hồi bị hao mòn làm giảm độ kín với mặt trụ ổ đặt xupap.

3.3.1.2 Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra bằng cách quan sát, nén hơi, nén nhiên liệu vào.

- Kiểm tra bằng tay và mắt độ trượt của piston bơm bằng cách xoay và để nghiêng 60o xem piston có trượt xuống êm diệu trong xylanh bơm.

- Kiểm tra độ trượt của thước điều khiển với vòng cung điều khiển nhiên liệu. - Dùng bàn khảo nghiệm bơm cao áp để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu cho

từng vòi phun. 3.3.2 Vòi phun

3.3.2.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của vòi phun

- Vòi phun bị kẹt, phun không tơi sương, phun không đủ áp suất do trong nhiên liệu có chứa cặn bẩn, lổ phun không kín, làm đóng mụi than nhiên liệu không đảm bảo.

- Bề mặt thân kim phun và lỗ dẫn hướng trong cối kim phun bị mòn do ma sát và va đập làm tăng khe hở lắp ghép, độ kín sát giữa mặt côn và cối bị giảm sút làm ảnh hưởng đến chất lượng phun.

- Lò xo vòi phun mất sức căng, mất tính đàn hồi.

- Vít điều chỉnh của vòi phun bị tuông ren, các bề mặt lắp ghép của đế kim phun và thân vòi phun bị hao mòn do quá trình tháo lắp không đúng kĩ thuật.

3.3.2.2 Phương pháp kiểm tra

- Kiểm tra áp suất: Dùng dụng cụ thử vòi phun đo áp suất ở đầu nối vòi phun khi sự phun bắt đầu.

- Kiểm tra tiếng kêu của vòi phun bằng tai.

- Lắp vòi phun vào dụng cụ thử vòi phun và nhiên liệu vào để kiểm tra các dạng tia phun. Ngoài ra, cần phải kiểm tra độ sát kín của kim phun và cối kim phun.

Hình 3.18: Dụng cụ kiểm tra vòi phun 3.3.3 Một số bộ phận khác

3.3.3.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của một số bộ phận khác - Thùng nhiên liệu: Bị rò rỉ, kẹt lỗ dẫn dầu, đóng cặn bẩn, bể, nứt,….do va - Thùng nhiên liệu: Bị rò rỉ, kẹt lỗ dẫn dầu, đóng cặn bẩn, bể, nứt,….do va

chạm, chứa dầu lâu ngày, không thường xuyên bảo dưỡng.

- Bầu lọc nhiên liệu: Bị tắt nghẹt, bị nứt, …do sử dụng lâu ngày và nhiệt độ của động cơ ảnh hưởng.

- Ống dẫn nhiên liệu: Bị cong, gãy, bị nghẹt các lỗ dẫn,… Do va đập, quá trình tháo lắp, nhiệt độ cao, bị đóng cặn bẩn.

3.3.3.2 Phương pháp kiểm tra - Thông thường kiểm tra bằng mắt. - Thông thường kiểm tra bằng mắt.

3.4 Hệ thống bôi trơn

3.4.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống bôi trơn

- Khe hở giữa đầu bánh răng và mặt trong thân bơm lớn, khe hở giữa trục bơm và bạc bánh răng lớn làm cho bơm nhớt bị mòn không đảm bảo áp suất và lưu lượng khi bơm.

- Các van bị kẹt, đóng không kín, điều chỉnh sai làm giảm áp suất và lưu lượng.

- Lọc nhớt, đường ống dẫn nhớt bị kẹt, nứt, bị hở,… do nhớt dơ, cặn bẩn và do nhiệt độ cao.

- Bộ phận báo áp suất nhớt bị hư hỏng, tín hiệu báo không đúng do sử dụng lâu dài.

3.4.2 Phương pháp kiểm tra - Kiểm tra các khe hở trong bơm nhớt. - Kiểm tra các khe hở trong bơm nhớt.

- Dùng tay xoay trục của bơm nhớt theo chiều làm việc, tay kia bịt kín lỗ dẫn nhớt, kiểm tra khả năng của bơm nhớt.

- Kiểm tra bộ phận báo áp suất nhớt và thước đo mức nhớt bằng tay và mắt. - Dùng hơi khí để kiểm tra độ thông của ống dẫn nhớt.

3.5 Hệ thống làm mát

3.5.1 Đặc điểm và nguyên nhân hư hỏng của hệ thống làm mát

- Bơm nước: Trục bơm và cánh quạt bơm bị mòn, bể, bị sét,…do làm việc lâu ngày. Bơm nước còn bị nứt bể do va chạm.

- Két làm mát bị nứt, rỉ sét do thời gian sử dụng lâu ngày. - Đệm bơm nước không kín do bị rách, đứt.

- Các lỗ ống dẫn nước bị bám cặn bẩn, rò rỉ do nguồn nước có vật thể hoặc nước dơ.

3.5.2 Phương pháp kiểm tra

- Dùng tay quay trục bơm hay cánh quạt rồi quan sát để biết khả năng làm việc của bơm nước.

CHƯƠNG 4:

QUY TRÌNH SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ

4.1 Các yêu cầu và nội dung kỷ thuật chung trong sửa chữa máy 4.1.1 Quá trình tháo máy 4.1.1 Quá trình tháo máy

Sau khi tháo động cơ ra khỏi xe, rửa sơ ngoài động cơ. Chuẩn bị dụng cụ để nâng động cơ (ròng rọc, máy nâng, đòn kê,….). Bố trí vị trí đặt động cơ và các chi tiết sau khi tháo.

Trước hết chuẩn đoán mức độ hư hỏng của động cơ để biết được mức độ tháo. Tháo các hệ thống điện bố trí ở một vị trí, tháo thành thành từng cụm máy sau đó tháo rời các chi tiết.

Tuyệt đối tránh tình trạng tháo lung tung mà không cần biết mức độ sửa chữa chung của máy. Trong khi tháo, cần kiểm tra để làm rõ mức độ tháo.

Phải nắm rõ cấu tạo của máy trước khi tháo, các cụm máy phức tạp phải tìm hiểu tính chất lắp ghép của cơ cấu đó. Sau đó tìm hiểu thứ tự lắp đặt các chi tiết.

Quy tắc tháo: tháo từ ngoài vào trong, tháo đúng dụng cụ, những chi tiết lắp ghép quan trọng dễ lẫn lộn cần đánh dấu lại.

Các dụng cụ cần kê khi đóng phải mềm hơn vật liệu cần đóng, tuyệt đối không được dùng búa đập trực tiếp vào chi tiết.

Trong quá trình tháo từng bộ phận cần phải kiểm tra và ghi lại những bộ phận cần sửa chữa hoặc thay thế.

4.1.2 Quá trình rửa máy

Rửa sơ từng bộ phận máy bằng nước có áp suất cao (15 – 20kG/cm2). Những chi tiết tiếp xúc nhiều với nhớt ta rửa bằng dầu Diesel để tẩy lớp nhớt bám trên chi tiết.

Hình 4.1: Rửa máy

Pha xút (NaOH) với tỉ lệ hợp lý, phun lên tất cả các chi tiết. Lần đầu ta ngâm chi tiết vào dung dịch khoảng 10 phút dùng các dao cạo, bàn chảy để cạo tẩy vết bẩn, sau đó rửa lại bằng nước, được thực hiện nhiều lần đến khi rửa sạch chi tiết. Ngoài ra ta còn có thể dùng các dung dịch như Natri Cacbonat, Natri photphat, xà phòng,…

Các chi tiết bằng nhôm, chì, thiếc ta nên rửa với nồng độ dung dịch thấp, thời gian ngâm ngắn để tránh biến đổi màu và ăn mòn chi tiết.

Sau khi rửa xong cần phải thoa dầu lên bề mặt các cổ trục, ổ trục,… để tránh bị sét.

4.1.3 Quá trình kiểm tra

Trong sửa chữa cần phải kiểm tra chất lượng của chi tiết, độ chính xác về mặt kích thước và hình dáng trước và sau khi gia công, độ bóng bề mặt, chất lượng vật liệu, các mặt lắp ghép để phát hiện những hư hỏng của các chi tiết hoặc cụm chi tiết. Qua đó chúng ta phân tích và lựa chọn phương pháp sửa chữa phù hợp.

Các cách kiểm tra thường dùng:

- Kiểm tra kích thước của chi tiết (đường kính, chiều dài, chiều dày, độ cao,…).

- Kiểm tra hình dạng hình học của chi tiết (độ côn, độ ovan, độ cong, độ thẳng góc, độ song song,…).

- Kiểm tra bề mặt chi tiết (độ nhẵn bóng, tình trạng nứt, độ cứng,…).

- Kiểm tra tình trạng lắp ghép, khe hở, độ chặt, độ đồng tâm, độ nghiêng, độ kín,…

Một số phương pháp kiểm tra:

- Kiểm tra, kiểm nghiệm nhờ vào kih nghiệm sản xuất. - Kiểm tra, kiểm nghiệm nhờ vào dụng cụ đo.

- Kiểm tra, kiểm nghiệm bằng phương pháp vật lý. 4.1.4 Quá trình lắp máy

Bố trí chổ đặt thân động cơ để thuận lợi di chuyển các chi tiết nặng, cũng như thuận lợi cho tư thế lắp đặt.

Lắp các chi tiết thành từng cụm rồi sau đó lắp từng cụm lên thân máy theo thứ tự lắp từ trong ra ngoài, các cụm chi tiết tháo sau thì lắp vào trước. Trình tự lắp của động cơ:

- Chuẩn bị thân động cơ.

- Lắp trục khuỷu, con đội, bơm nhớt và trục cam lên thân máy.

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)