Công dụng, yêu cầu và phân loại của hệ thống bôi trơn

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 62)

- Công dụng:

Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ cũng như tăng tuổi thọ của các chi tiết.

- Yêu cầu:

+ Phải đưa dầu bôi trơn đầy đủ tới các bề mặt ma sát để bôi trơn.

+ Lọc các cận bẩn lẫn trong dầu bôi trơi và làm sạch các bề mặt ma sát.

+ Đảm bảo cho động cơ làm việc êm dịu, tránh các hư hỏng do thiếu dầu bôi trơn gây ra.

- Phân loại:

+ Hệ thống bôi trơn bằng vung té: Đây là phương pháp bôi trơn đơn giản nhờ sự chuyển động của các chi tiết chuyển động như trục khủyu, thanh truyền, bánh răng,… sẽ vung té dầu lên bề mặt các chi tiết cần bôi trơn như vách xylanh, các cam,… Phương pháp bôi trơn này không đảm bảo bôi trơn an toàn cho động cơ vì khó bảo đảm đủ lưu lượng dầu bôi trơn các cổ trục, chỉ sử dụng cho các động cơ có công suất nhỏ.

+ Hệ thống bôi trơn bằng phương pháp hứng dầu: Dầu bôi trơn được bơm lên cao rồi chảy xuống được hứng vào các bề mặt ma sát. Phương pháp bôi trơn này cũng ít được sử dụng hiện nay.

+ Hệ thống bôi trơn cưỡng bức: Hầu hết các động cơ đốt trong ngày nay đều sử dụng phương pháp bôi trơn cưỡng bức. Dầu trong hệ thống bôi trơn được bơm đẩy đến các bề mặt ma sát với áp suất nhất định, do đó hoàn toàn có thể đủ lưu lượng đảm bảo bôi trơn, làm mát và tẩy rửa các bề mặt ma sát. Hệ thống bôi trơn cưỡng bức phân thành hai loại là hệ thống bôi trơn cacte ướt và hệ thống bôi trơn cacte khô.

Một phần của tài liệu quy trình sửa chữa động cơ diesel isuzu 6bd1 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)