E-Learning hình thức tổ chức dạy học mới

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy chương 2 dao động cơ,vật lý 12 nâng cao (Trang 51 - 54)

4.1 Khái niệm

E-learning là việc thực hiện các chƣơng trình giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dƣỡng thông qua các phƣơng tiện điện tử, E- learning liên quan tới việc sử dụng máy tính hoặc các thiết bị điện tử trong một phƣơng diện nào đó nhằm cung cấp tài liệu cho việc giáo dục, học tập, đào tạo, bồi dƣỡng.

4.2 Những đặc điểm của E-learning so với các hình thức tổ chức dạy học khác

- Công nghệ là thứ yếu sang đa phƣơng tiện là trọng tâm - Giáo dục chỉ một lần sang giáo dục suốt đời

- Chƣơng trình cố định sang chƣơng trình mở

- Tập trung vào tổ chức, vào ngƣời dạy sang tập trung vào ngƣời học - Tự thân vận động hoặc giáo dục đồng loạt sang hợp tác

- Giới hạn trong phạm vi khu vực (địa phƣơng) sang mạng lƣới toàn cầu

4.3 Một số hình thức E-learning

Có một số hình thức cụ thể nhƣ sau:

-Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT – Technology-Based Training ) là hình thức đào tạo dựa trên công nghệ đặc biệt là dựa trên công nghệ thông tin.

- Đào tạo dựa trên máy tính (CBT – Computer – Based Training ).Hiểu theo nghĩa rộng thuật ngữ này nói đến bất kỳ một hình thức đào tạo nào có sử dụng máy tính. Nhƣng thông thƣờng thuật ngữ này đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp để nói đến các ứng dụng (phần mềm) đào tạo trên các đĩa CD – ROM hoặc cài trên các máy tính độc lập, không nối mạng, không có giao tiếp với thế giới bên ngoài. Thuật ngữ này đƣợc hiểu dồng nhất với thuật ngữ CD – ROM Based Training.

-Đào tạo dựa trên wed ( WBT – Web- Based Training): là hình thức đào tạo sử dụng công nghệ web. Nội dung học, các thông tin quản lí khoa học, thông tin về ngƣời học đƣợc lƣu trữ trên máy chủ và ngƣời dùng có thể dễ dàng truy cập thông qua trình duyệt web.Ngƣời học có thể giao tiếp với nhau và với giáo viên, sử dụng các chức năng thay đổi trực tiếp, diễn đàn, e-mail…thậm chí có thể nghe đƣợc giọng nói và nhìn thấy hình ảnh với ngƣời giao tiếp với mình.

Trang 46

4.4 E-learning có lợi thế hơn so với các hình thức tổ chức dạy học khác - Giảm chi phí - Giảm chi phí

- Học tùy theo khả năng, tốc độ của bản thân - Khả năng thay đổi nhanh

- Cung cấp phản hồi nhanh, nhất quán - Học ở bất cứ đâu, thời gian nào. - Cập nhật nhanh chóng

- Dễ dàng quản lí những nhóm học sinh quá đông

- Không sách mà là các cơ sở dữ liệu có khả năng tìm kiếm

- Không lớp học mà là đào tạo tƣơng tác trong một môi trƣờng ảo - Không hội thảo mà là trò chuyện qua mạng

- Không kiểm tra mà là đánh giá tự động

- Xã hội yêu cầu mọi thành viên đều có kĩ năng dùng máy tính và mạng để trao đổi, tƣơng tự nhƣ kĩ năng đọc, viết.

4.5 Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam

Vào khoảng 2002 trở về trƣớc, các tài liệu nghiên cứu tìm hiểu về E-Learning không nhiều ở Việt Nam. Trong hai năm 2003-2004 việc nghiên cứu E-Learning ở Việt Nam đã đƣợc nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-Learning và khả năng áp dụng vào môi trƣờng đào tạo ở Việt Nam nhƣ: Hội thảo nâng cao chất lƣợng đào tạo DHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học 2001 và gần đây là hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần 2 về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004 và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai E-Learning” do Viện Công Nghệ Thông Tin (DHQGHN) và Khoa Công Nghệ Thông tin ( Đại học Bách Khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về E-Learning đầu tiên đƣợc tổ chức ở Việt Nam.

Các trƣờng Đại học ở Việt Nam cũng bƣớc đầu nghiên cứu và triển khai E-Learning. Một số đơn vị đã bƣớc đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo cho các kết quả khả quan: Đại học công nghệ - ĐQGHN, Viện CNTT –ĐHQGHN, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Quốc Gia TPHCM, Học viện Bƣu chính Viễn thông. Gần đây nhất Trung tâm tin học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai cổng E-Learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin E-Learning trên Thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trƣờng một số sản phẩm hổ trợ đào tạo. Tuy các sản phẩm này chƣa phải là sản phẩm lớn, đƣợc đóng gói hoàn chỉnh nhƣng đã bƣớc đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển E-Learning ở Việt Nam.

Việt nam đã gia nhập mạng E-Learning châu á (Asia E- learning Network – AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Trƣờng ĐH Bách Khoa, Bộ Bƣu chính viễn thông…

Trang 47

Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng của loại hình này đang đƣợc quan tâm ở Việt Nam.Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực, E-Learning ở Việt Nam chỉ mới trong giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nƣớc.

Trang 48

Chƣơng 4. THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI HỌC TRONG CHƢƠNG 2 DAO ĐỘNG CƠ, VẬT LÝ 12 NÂNG CAO

Một phần của tài liệu tổ chức cho học sinh tự lực tham gia vào giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực sáng tạo khi giảng dạy chương 2 dao động cơ,vật lý 12 nâng cao (Trang 51 - 54)