TẠO CỦA HS
4.1 Tổ chức các hoạt động sáng tạo gắn liền với quá trình xây dựng kiến thức mới
Kiến thức vật lí trong trƣờng phổ thông là những kiến thức đã đƣợc loài ngƣời khẳng định. Tuy vậy chúng luôn luôn là mới mẻ đối với học sinh. Việc nghiên cứu kiên thức mới tạo ra những tình huống đòi hỏi học sinh phải đƣa ra ý kiến mới, giải pháp mới đối với chính bản thân họ.
Việc tập trung sức lực vào một chỗ sẽ giúp cho hoạt động sáng tạo của học sinh có hiệu quả, rèn luyện cho tƣ duy, trực giác nhạy bén phong phú. Trong nhiều trƣờng hợp, giáo viên có thể giới thiệu cho học sinh kinh nghiệm sáng tạo của nhà bác học.
Theo quan điểm hoạt động, giáo trình vật lí đƣợc xây dựng đi từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ học sinh, tận dụng kinh nghiệm sống hằng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ
Trang 27
có cơ hội đƣợc đề xuất ra những ý kiến mới mẻ có ý nghĩa, làm cho họ cảm nhận đƣợc hoạt động sáng tạo là hoạt động thƣờng xuyên, có thể thực hiện đƣợc với sự cố gắng nhất định.Sự tự tin trong hoạt động sáng tạo là một yếu tố tâm lí rất quan trọng, làm cho chủ thể nhận thức thoát khỏi sự ràng buộc, hạn chế kiến thức cũ hay ý kiến của ngƣời khác, nhất là những nhà bác học. Nhƣ vậy kiểu dạy học thông báo minh họa về nguyên tắc không thể rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo. (trích [12], tr. 135)
4.2 Luyện tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết
Dự đoán có vai trò rất quan trọng trên con đƣờng sáng tạo khoa học. Dự đoán dựa chủ yếu vào trực giác, kết hợp với kinh nghiệm phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực.Dự đoán khoa học không phải là tùy tiện mà luôn luôn có một cơ sở nào đó, tuy chƣa thật là chắc chắn. Có thể có các cách dự đoán sau đây trong giai đoạn đầu của hoạt động nhận thức vật lý của học sinh.
a. Dựa vào sự liên tƣởng tới một kinh nghiệm đã có b. Dựa trên sự tƣơng tự
+ Dựa trên một dấu hiệu bên ngoài giống nhau mà dự đoán sự giống nhau về bản chất.
+ Dựa trên sự giống nhau về cấu tạo mà dự đoán sự giống nhau về tính chất.
c. Dựa trên sự xuất hiện đồng thời của hai hiện tƣợng mà dự đoán chúng có quan hệ nhân quả
d. Dựa trên nhận xét thấy hai hiện tƣợng luôn luôn biến đổi đồng thời, cùng tăng hoặc cùng giảm mà dự đoán về quan hệ nhân quả của chúng .
e. Dựa trên sự thuận nghịch thƣờng thấy của nhiều quá trình
g. Dựa trên sự mở rộng phạm vi ứng dụng của một kiến thƣc đã biết sang một lĩnh vực khác
h. Dự đoán về mối quan hệ định lƣợng
Muốn dự đoán đƣợc mối quan hệ định lƣợng cần phải thực hiện các phép đo.Thực hiện các phép đo với số các giá trị khác nhau càng nhiều thì càng chính xác. Tuy nhiên, ở trƣờng phổ thông ít nhất phải làm thí nghiệm ba lần với ba giá trị khác nhau của một đại lƣợng.
4.3 Luyện tập đề xuất phƣơng án kiểm tra dự đoán
Trong nghiên cứu vật lí, một dự đoán, một giả thuyết, thƣờng là một sự khái quát các sự kiện thực nghiệm nên nó có tính chất trừu tƣợng, tính chất chung, không thể kiểm tra trực tiếp đƣợc. Muốn kiểm tra xem dự đoán, giả thuyết có phù hợp với thực tế không, ta phải xem điều dự đoán đó biểu hiện trong thực tế nhƣ thế nào, có những dấu hiệu nào có thể quan sát đƣợc. Điều đó có nghĩa là từ một dự đoán, giả thuyết ta phải suy ra đƣợc một hiệu quả có thể quan sát đƣợc trong thực tế, sau đó tiến hành thí nghiệm để xem hệ quả rút ra bằng suy luận đó có phù hợp với kết quả của thí nghiệm không. Hệ quả suy ra phải khác với những sự kiện ban đầu dùng làm cơ sở cho dự đoán thì mới có ý nghĩa. Số hệ quả phù hợp với thực tế càng nhiều thì dự đoán càng chắc chắn, sát với chân lí hơn.
Trang 28
Quá trình rút ra hệ quả thƣờng áp dụng suy luận logic hay suy luận toán học. Sự suy luận này phải đúng quy tắc, quy luật, không phạm sai lầm. Những quy tắc, quy luật đó đều đã biết, cho nên về nguyên tắc, sự suy luận đó không đòi hỏi một sự sáng tạo thực sự, có thể kiểm soát đƣợc.
Vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo ở đây là đề xuất đƣợc phƣơng án kiểm tra hệ quả đã rút ra đƣợc.
4.4 Giải các bài tập sáng tạo
Trong dạy học vật lí, ngƣời ta còn xây dựng những loại bài tập riêng đƣợc gọi là bài tập sáng tạo. Trong loại bài tập sáng tạo này, ngoài việc phải vận dụng một số kiến thức đã học, học sinh bắt buộc phải có những ý kiến độc lập mới mẻ, không thể suy ra một cách logic từ những kiến thức đã học.
Khi khảo sát chu trình sáng tạo khoa học, ta đã biết hai giai đoạn khó khăn hơn cả đòi hỏi sự sáng tạo là giai đoạn từ sự kiện cảm tính tới việc xây dựng mô hình giả thuyết trừu tƣợng và giai đoạn chuyển từ một tiên đề lí thuyết và những quy luật nhất định của hiện tƣợng sang việc kiểm tra bằng thực nghiệm.Giai đoạn thứ nhất đòi hỏi sự giải thích hiện tƣợng, trả lời câu hỏi: Tại sao?. Còn giai đoạn thứ hai lại đòi hỏi thực hiện một hiện tƣợng thực, đáp ứng với những yêu cầu đã cho, nghĩa là trả lời câu hỏi:Làm thế nào? Tƣơng ứng với hai trƣờng hợp trên là hai loại bài tập sáng tạo : bài tập nghiên cứu và bài tập thiết kế chế tạo.
Ví dụ : Với đề tài “ lực tác dụng lên vật chuyển động tròn đều “, ta có:
- Bài tập nghiên cứu: Một mía gỗ nhỏ đặt ở rìa một đĩa tròn nằm ngang. Cho đĩa quay từ từ xung quanh một trục xuyên qua tâm đĩa với vận tốc góc tăng từ từ. Đến một lúc nào đó, miếng gỗ bị văng ra khỏi đĩa. Giải thích tại sao?
- Bài tập thiết kế : Hãy thiết kế một thiết bị trong đó sử dụng trọng lực làm lực hƣớng tâm để giữ cho một vật chuyển động tròn đều trong một mặt phẳng nằm ngang.
Trang 29
Chƣơng 3. TỔ CHỨC CHO HỌC SINH TỰ LỰC THAM GIA VÀO GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC VẬT
LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG