THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CHƯƠNG “V.

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv – v vật lí 11 nâng cao (Trang 36)

4. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN

2.4. THIẾT KẾ CÁC NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO CHƯƠNG “V.

CHƯƠNG “V. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ”

2.4.1. Chọn bài học có thể lồng ghép giáo dục môi trường

Với chương “V. Cảm ứng điện từ”, chương này có tất cả là 6 bài. Sau khi phân tích và tìm hiểu nội dung của chương, tôi đã chọn bài “38. Hiện tưởng cảm ứng điện từ. Suất

điện động cảm ứng” và bài “40. Dòng điện Fu-cô”. Vì đây là hai bài mà tôi nhận thấy có thể lồng ghép giáo dục môi trường về vấn đề tiết kiệm năng lượng và ô nhiễm môi

trường. Các bài còn lại như bài “39. Suất điện động cảm ứng trong một đoạn dây dẫn chuyển động”,bài “41. Hiện tượng tự cảm”, bài “42. Năng lượng từ trường” và bài “43. Bài tập về từtrường”, tôi nhận thấy không có nội dung liên quan để giáo dục môi trường. Do vậy, tôi bắt đầu lồng ghép cho bài “38. Hiện tưởng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng”.

2.4.2. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “38. Hiện tượng

cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng” 2.4.2.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép

Về kiến thức vật lí, học sinh sẽ biết được các khái niệm về dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng [18, tr. 185, 186]:

- “Dòng điện cảm ứng là dòng điện xuất hiện khi có sự biến đổi từ thông qua mạch

điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

- Khi có từ thông biến đổi qua mặt giới hạn bởi một mạch kín thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng”.

“Hiện tượng xuất hiện suất điện động được gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ” [18, tr 186]. Dòng điện sinh ra từtrường và ngược lại từtrường cũng sinh ra dòng điện. Đây

chính là nguyên lý cơ bàn mà người ta ứng dụng để tạo ra năng lượng điện.

Đất nước đang trong giai đoạn phát triển, nhu cầu sử dụng năng lượng của nước ta là rất lớn, đặc biệt nhu cầu sử dụng điện. Tuy nhiên, việc sử dụng điện vẫn còn lãng phí

và chưa hợp lý. “Theo thống kê của EVN (Vietnam Electricity), điện dùng cho chiếu sáng

tại Việt Nam chiếm khoảng 25% tổng lượng điện thương phẩm, cao hơn nhiều so với

mức bình quân 19% của thế giới. Tại nhiều khu vực nông thôn, điện chiếu sáng có thể

chiếm đến 80% do các hộ gia đình chủ yếu tiêu thụ điện cho việc thắp sáng, xem tivi,

nghe đài… Ngoài ra, việc sử dụng phổ biến các loại đèn công nghệ cũ, tiêu hao nhiều năng lượng cũng khiến cho tỷ lệ điện chiếu sáng tăng cao hơn bình thường tại các khu

vực này” [25].

Ngoài ra, chúng ta còn lãng phí điện năng bởi nhiều nguyên nhân khác. Chúng ta

thường “quên” hoặc không ngắt nguồn điện đối với các thiết bị điện sau khi đã sử dụng. Việc này sẽ làm gia tăng các bức xạđiện từ vào môi trường, gây ảnh hưởng môi trường và sức khỏe con người. Mặt khác, việc sử dụng điện chiếu sáng của chúng ta cũng chưa

hợp lý. Nhiều hộgia đình còn sử dụng các loại bóng đèn chiếu nhằm mục đích “giải trí”

hơn là sử dụng để thắp sáng. Sử dụng nhiều bóng đèn chiếu chiếu sáng là không cần thiết, bởi việc chiếu sáng như thế không chỉ làm hao phí điện năng, mà ánh sáng từ các

bóng đèn còn ảnh hưởng đến nhịp điệu sinh học của loài động, thực vật.

Mặt khác, khi kinh tế phát triển, con người thường hay chuyển sang nhu cầu hưởng thụ nhiều hơn. Các gia đình có điều kiện thường sắm khá nhiều các thiết bịđiện như tivi,

tủ lạnh, máy lạnh… Với số lượng đồ điện gia dụng tăng đồng nghĩa với việc sử dụng càng nhiều năng lượng điện. Sự lãng phí điện năng là không thể tránh khỏi.

Chúng ta cần phải tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn năng lượng, nhất là phải

tiết kiệm điện. “Một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên

(World Wildlife Fund) khuyên các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt trong một giờ đồng hồvào lúc 8h30 đến 9h30 tối (giờ địa phương) ngày thứ bảy cuối cùng của tháng ba hàng năm” [26]. Mục

đích của hoạt động này nhằm đề cao việc tiết kiệm điện năng, làm giảm lượng khí thải CO2, loại khí gây ra hiệu ứng nhà kín. Hoạt động này cũng chính là hoạt động thiết thực nhất mang tính toàn cầu về tiết kiệm điện và sử dụng hợp lý năng lượng.

Ngoài ra, tiết kiệm điện cũng là thông điệp mà rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng gửi đến nhằm hạn chế sự lãng phí năng lượng. Do vậy tiết kiện điện mang lại rất nhiều lợi ích không chỉcho gia đình mà cho cả xã hội [27]:

- “Tiết kiệm tiền cho bạn và gia đình.

- Góp phần đảm bảo nhu cầu điện, gas, xăng… cho gia đình bạn vè thế hệ con cháu

của bạn.

- Góp phần hạn chế cắt điện luân phiên tại khu vực bạn ở.

- Góp phần bảo vệ sự trong lành của môi trường – chính là bảo vệ sức khỏe cho bạn

và cả gia đình”.

hợp lý đó là một bài toán. Do vậy, sau khi tôi dạy hết các mục “3a. Dòng điện cảm ứng “

và mục “3b. Suất điện động cảm ứng” tôi sẽ đi ngay vào phần giáo dục môi trường. Bởi

sau khi dạy xong các mục này, tôi sẽ có đủ cơ sở đễn dẫn dắt đến nội dung mà mình muốn lồng ghép.

2.4.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép

Nhằm mục đích đưa các nội dung giáo dục môi trường có liên quan vào bài học.

Sau khi dạy xong các tiểu mục của mục “3. Hiện tượng cảm ứng điện từ”, tôi sẽ đi vào lồng ghép giáo dục môi trường về vấn đề sử dụng năng lượng điện. Thông qua đó, giúp

học sinh biết cách làm thế nào để tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường.

2.4.2.3. Đề nghị cách lồng ghép

Bng 2.5: Tập lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “38. Hiện tượng cảm ứng điện từ.

Suất điện động cảm ứng”

Vị trí lồng ghép Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

3. Hiện tượng cảm ứng điện từ: a. Dòng điện cảm ứng b. Suất điện động cảm ứng Hiện tượng cảm ứng điện từ là nguyên lí cơ bản để tạo ra điện năng. Để sản xuất ra điện năng con người đã sử dụng các nguồn năng lượng khác để

chuyển đổi thành.

? Thảo luận nhóm và điền

vào phiếu học tập.

(Xem phụ lục 2)

? Yêu cầu các em trình bày kết quả thảo luận nhóm.

? Như vậy, em có nhận xét gì về việc xử dụng điện như hiện

nay?

? Theo các em, chúng ta cần

làm gì để tiết kiệm điện và bảo

vệ môi trường?

Học sinh thảo luận nhóm và điền vào phiếu học tập.

Đại diện từng nhóm trả lời

kết quả.

Nhận xét:

- Việc sử dụng điện năng là

chưa hợp lý

- Còn tình trạng lãng phí điện năng, như: chiếu sáng không

hợp lý, không ngắt điện đối với

các thiết bị điện sau khi đã sử

dụng,..

Việc làm:

- Ngắt điện đối với các thiết bị điện sau khi đã sử dụng.

- Sử dụng điện chiếu sáng phải

Tiết kiệm là quốc sách hàng

đầu của đất nước. Tiết kiệm điện năng sẽ tiết kiệm được rất

nhiều tiều của cho gia đình và xã hội. Do vậy, qua bài học

thầy mong các em phải biết sử

dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng mà không chỉ riêng năng lượng điện.

- Ngắt điện đối với các thiết bị điện không cần thiết.

- Không cùng lúc sử dụng quá

nhiều thiết bị điện.

 Kết quả có thể đạt được:

Qua bài học về giáo dục môi trường, học sinh biết mình có thể làm được gì để tiết

kiệm các nguồn năng lượng, đặc biệt là tiết kiệm điện. Đồng thời, bài học còn giúp các em nhận thức được những vấn đề về môi trường xung qanh mình. Thông qua đó, hình thành cho các em có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan xung nơi các em sống.

2.4.3. Thiết kế nội dung lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “40. Dòng điện Fu-cô” cô”

2.4.3.1. Chọn nội dung lồng ghép

Về kiến thức vật lí, học sinh sẽ biết được rằng: “dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian là dòng điện Fu-cô”. Trong một số trường hợp, dòng điện Fu-cô là cần thiết và có ích, trong một số trường hợp khác dòng điện Fu-cô lại có hại[18, tr. 194, 195].

Nội dung bài học đã nhắc đến một số ứng dụng của dòng Fu-cô, tuy nhiên ngoài những ứng dụng đó thì dòng Fu-cô còn ứng dụng nào khác không?

Khi nhắc đến dòng điện Fu-cô, đa phần chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng nó là một dòng

điện có hại, gây ra sự cản trở và tạo ra nhiệt làm mau nóng các thiết bị. Thực tế thì dòng Fu-cô có rất nhiều lợi ích, nó được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau như giao

thông vận tải, luyện kim, y tế, thăm dò địa chất...

Trong luyện kim, dòng điện Fu-cô được ứng dụng để nấu chảy kim loại thay thế cho phương pháp truyền thống là dùng chất đốt từ than, gỗ.. Việc sử dụng dòng điện Fu- cô sẽ làm giảm ô nhiễm môi trường do quá trình đun nấu không tạo ra nhiều khói bụi và CO2. Hơn nữa, đun nấu kim loại bằng dòng Fu-cô giúp năng suất nấu chảy kim loại được nhiều hơn phương pháp truyền thống.

Trong lĩnh vực giao thông vận tải, dòng Fu-cô được dùng làm đệm từ trường. Khi mà lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường không còn, thì việc còn lại chỉ là sự ma sát giữa xe với không khí. Với nguyên lí đó, con người đã và đang nghiên cứu để tạo ra tàu

đệm từ thân thiện với môi trường và đạt giới hạn vận tốc cao, điển hình là hệ thống tàu

đệm từ ở Nhật Bản. Việc ứng dụng đệm từ trường trong giao thông vận tải không chỉ

giúp giảm ô nhiễm môi trường, mà còn tránh được nguy cơ cạn kiệt các nguồn tài nguyên hóa thạch. Bên cạnh đó, để hạn chế ô nhiễm môi trường trong lĩnh vực giao thông, chúng ta nên sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Sử dụng xe đạp để di chuyển các đoạn

đường ngắn trong trung tâm thành phố cũng là cách hay để bảo vệmôi trường.

Ngày nay, xã hội phát triển khiến nhu cầu về ăn mặc và không gian sống của thay đổi theo. Làm sao để không gian sống xanh - sạch - đẹp đó là điều mà mọi người đều

muốn. Trong số những tiêu chí mà con người đặt ra để thực hiện mong muốn trên, tôi thấy tiêu chí góc bếp không khói là một tiêu chí rất hay. So với khoảng 10 năm trước, góc

bếp gia đình thường là chiếc lò than, lò củi, lò trấu… Lượng khói bụi, khí CO2 từ việc đun nấu bằng các loại bếp này phát sinh rất nhiều. Chính vì muốn giảm bớt tình trạng đó,

mà nhiều loại bếp tiên tiến ra đời. Trong đó có bếp từ ứng dụng dọng điện Fu-cô.

So với các loại bếp cũ, bếp từ giúp việc nấu nướng an toàn và thân thiện với môi trường hơn. Bởi nó không dùng các nhiên liệu hóa thạch cũng như không tạo ra lửa làm giảm được nguy cơ cháy nổ. Trong khi đó, lượng khói bụi phát sinh của các loại bếp

truyền thống sẽ bám vào các vật dụng trong nhà, làm bẩn các dụng cụ sinh hoạt… Còn bếp từ không sử dụng các nhiên liệu hóa thạch và không thải ra môi trường khói bụi và khí CO2. Hơn thế nữa, so với các loại bếp truyền thống thì bếp từ có thời gian đun nấu

ngắn hơn vừa tiết kiệm thời gian và lại vừa hiệu quả.

Tuy nhiên, với những gì phân tích, không phải tôi muốn dẫn dắt học sinh phải sử

dụng bếp từ cho việc đun nấuđể thân thiện hơn với môi trường. Mà tôi mong muốn bằng

những việc làm nhỏ nhất, chẳng hạn như việc nấu ăn, các em cũng hình thành được ý

thức bảo vệ môi trường và cảnh quan sống xung quanh. Nếu đốt một que diêm thì lượng

khí CO2 sinh ra không đủ làm ô nhiễm môi trường, nhưng nếu đốt nhiều que, cả bao que

diêm thì ô nhiễm là có thật. Tôi thiết nghĩ, giáo dục môi trường phải giáo dục từ những điều nhỏ nhất, phải giúp các em biết rằng bảo vệ môi trường không phải là câu chuyện gì lớn lao. Một hành động nhỏ mà có ý nghĩa thiết thực thì cũng đã góp phần bảo vệ môi trường rồi.

Sách giáo khoa đã đưa ra một số lợi ích của dòng Fu-cô, tuy nhiên để có thể lồng ghép được giáo dục môi trường cho học sinh, người giáo viên cần tìm thêm những dẫn

chứng khác mà dòng Fu-cô là dòng có lợi. Vì thế, tôi chọn mục “2.a. Một vài ví dụ về ứng dụng của dòng Fu-cô” để lồng ghép giáo dục môi trường.

2.4.3.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép

Từ những ứng dụng có lợi trong bài học, người giáo viên cần tìm thêm những ứng

dụng khác mà dòng Fu-cô có lợi đối với môi trường. Bằng những ứng dụng vừa thêm vào sẽ giúp dễ dàng dắt học sinh vào nội dung mà giáo viên muốn lồng ghép. Từ đó, hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường ở mọi lúc mọi nơi. Giúp rèn luyện các em

2.4.3.3. Đề nghị cách lồng ghép

Bảng 2.6: Tập lồng ghép giáo dục môi trường cho bài “40. Dòng điện Fu-cô”

Vị trí lồng ghép Hoạt động của GV Hoạt động của HS

2.a. Một vài ví dụ ứng dụng của dòng Fu-cô

Khi nhắc đến dòng điện Fu-

cô, chúng ta thường nghĩ ngay

rằng nó là dòng điện có hại. Nhưng thật chất nó có rất nhiều ứng dụng có lợi. Điển hình là

ứng dụng của nó trong lĩnh vực

giao thông vận tải và luyện

kim.

? Theo các em, ứng dụng

trong luyện kim và giao thông vận tải của dòng điện Fu-cô mang lại những lợi ích gì?

Ngoài hai lĩnh vực trên, dòng điện Fu-cô còn được ứng

dụng trong góc bếp đó là bếp

từ.

? Em hãy cho biết ưu điểm

của bếp từ đối với các loại bếp

truyền thống?

Trong các hoạt động sinh

hoạt hằng ngày con người cũng

gây ra những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Vì thế,

nếu mỗi chúng ta ý thức với

việc mình làm, ý thức bảo vệ

- Trong luyện kim:

+ Làm giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi và khí CO2

+ Tiết kiệm được nhiên liệu đun nấu

+ Tăng năng suất tạo thành sản

phẩm…

- Trong giao thông:

+ Thay thế được các nguyên liệu hóa thạch.

+ Khử được ma sát giữa bánh

xe và mặt đường

+ Giúp xe chạy với vận tốc lớn

nhất có thể…

Ưu điểm:

- An toàn cho người dùng - Không gây ô nhiễm môi trường

- Thời gian nấu nướng được rút

ngắn

- Tiện lợi di chuyển vì nhỏ

môi trường mọi lúc mọi nơi thì chúng ta sẽ làm cho môi trường

càng thêm sạch đẹp, môi trường sống càng trở nên trong lành.

? Các em hãy cho biết chúng

ta cần phải làm gì để giảm bớt

ô nhiễm môi trường?

Bảo vệ môi trường là nhiệm

vụ của mỗi người. Không phải

chỉ những việc lớn lao mới là bảo vệ môi trường. Chỉ cần một hành động nhỏ mà ý nghĩa thì chúng ta cũng là những người

bảo vệ môi trường rồi.

Việc làm:

- Hạn chế sử dụng các loại

nhiên liệu hóa thạch dùng cho

đun nấu

- Phải sử dụng đúng cách các

dụng cụ điện.

- Sử dụng các thiết bị an toàn với môi trường…

 Kết quả có thể đạt được:

Sau khi được giáo dục môi trường, học sinh sẽ có thêm kiến thức về những ứng

dụng có lợi của dòng Fu-cô. Bên cạnh đó, học sinh sẽ ý thức được rằng, việc bảo vệ môi

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv – v vật lí 11 nâng cao (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)