Những giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay pot (Trang 42 - 49)

II. Một số giải pháp cơ bản để phát triển nguồn nhân lực:

1. Những giải pháp chung:

- Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới sâu rộng hơn, huy động sức

mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế, tranh thủ mọi nguồn vốn đầu tư

cho các ngành kinh tế mũi nhọn. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong đó ưu tiên cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn và vùng kinh tế biển làm cho kinh tế của tỉnh phát triển nhanh, vững chắc.

- Chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ trực tiếp cho người dân như: chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dịch

vụ kế hoạch hoá gia đình, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân

tài… tạo điều kiện cho người dân nói chung và nguồn nhân lực, LLLĐ của

tỉnh khoẻ về thể chất, có trình độ chuyên môn kỹ thuật có nhiều công việc tự

tạo được việc làm và tìm được việc làm trong nước và xuất khẩu lao động.

- Phát triển nguồn nhân lực về số và chất lượng phải gắn với việc sử

dụng nguồn nhân lực để phát huy hiệu quả, phát triển nguồn nhân lực để phục

vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại

hoá của tỉnh và phục vụ cho chương trình xuất khẩu lao động.

2. Những giải pháp cụ thể để phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá của Tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các biện pháp chính sách kinh tế

xã hội từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt đời sống xã hội. với phạm vị

của đề tài xin được đề xuất một số giải phápcơ bản sau:

a. Thực hiện chiến lược chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân:

- Phát triển hệ thống y tế vùng, sắp xếp lại mạng lưới khám chữa bệnh

theo cụm dân cư, ngạnh y tế quản lý toàn diện các cơ sở y tế sát nhập 1 số cơ

sở bệnh viện, trụng tâm chuyên khoa tăng tính hiệu quả, nâng cao chất lượng

trong khám chữa bệnh và phòng bệnh.

- Sắp xếp bố trí sử dụng nguồn nhân lực hiện có nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại tập trung vào đào tạo quản lý, chú ý y tế cơ sở, đào tạo

chuyên sâu.

- Nâng cấp trang thiết bị và đảm bảo thuốc thiết yếu: tập trung nguồn

vốn để nâng cấp trang thiết bị trọng tâm, trọng điểm, tranh thủ gọi nguồn từ

sự hợp tác việc trợ của tổ chức của các tổ chức quốc tế. Mở rộng hình thức xí

phát triển nuôi trồng chế biến dược liệu gắn liền với sản xuất, kinh doanh,

xuất khẩu.

- Các chương trình quốc gia hoạt động lồng ghép để tăng tính hiệu quả, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức đa dạng hoá hình thức, phương thức tuyên truyền, phổ cập tới tận cộng đồng dân cư. Giáo dục truyền

thông ý thức giữ gìn môi trường nâng cao kỹ năng suất thức về vệ sinh an

toàn thực phẩm. Giáo dục truyền thông về phục hồi chức năng.

b. Thực hiện chiến lược về dân số:

- Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp đối

với công tác dân số, kiện toàn và củng cố hệ thống tổ chức làm công tác dân số ở cấp ngành, đoàn thể và tổ chức để đảm bảo nhiệm vụ chức năng nhiệm

vụ về dân số.

- Đa dạng hoá các kênh truyền thông, các hình thức truyền thông, nội dung

truyền thông, nâng cao hiệu quả tuyên truyền vận động phù hợp với từng

vùng, từng nhóm đối tượng bao gồm cả giáo dục giới tính, sức khoẻ vị thành niên, dân số gắn với phát triển.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản và dịch vụ kế hoạch hoá gia đình.

Mở rộng chất lượng các dịch vụ kỹ thuật nhằn đáp ứng càng tốt hơn hơn nhu cầu đa dạng về dịch vụ kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ sinh sản

an toàn thuận lợi. Đa dạng hoá các biện pháp tránh thai ngoài 4 biện pháp đang được sử dụng là đình sản - đặt vòng tránh thai - viên thuốc tránh thai - bao cao su. Từng bước mở rộng địa bàn phổ biến tiêm thuốc, thuốc tránh

thai… giảm tỷ lệ tai biến, tỷ lệ thất bại trong dịch vụ KHHGĐ xuống mức

thấp nhất, ngăn chặn có thai ngoài ý muốn, giảm tỷ lệ phá nạo thai, giảm tỷ lệ

tử vong bà mẹ và trẻ sơ sinh, phòng chống nhiễm khuẩn qua sinh sản và bệnh

đại dịch HIV/AIDS. Phòng và điều trị vô sinh, chú ý chăm sóc sức khoẻ và thể lực cho nguồn lực đáp ứng với yêu cầu mới.

c. Đẩy mạnh công tác giáo dục - đào tạo:

Đối với công tác giáo dục : Năm 2001 - 2002 là năm thứ 3 thực hiện

luật giáo dục đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4 khoá X với mục

tiêu “giáo dục là đào tạocon người, con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức, sức khoẻ thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân

cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo

vệ tổ quốc”…. để mạnh công tác giáo dục - đào tạo phù hợp với tốc độ quy

mô phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đến năm 2010. Chỉ cần thực hiện 1 số giải pháp sau:

- Đối với giáo dục mầm non:

+ Đến năm 2005 không còn giáo viên chưa qua đào tạo chuyên mon có

30% giáo viên đạt trình độ chuyên môn chuẩn. Đến năm 2010 có 60% đạt

trình độ chuyên môn chuẩn.

+ Huy động mọi nguồn lực đóng góp ( ngân sách địa phương, nhân dân đóng góp, các nguồn lực khác….. để đầu tư xây dựng trường mầm non có mô

hình chuẩn. Đến năm 2005 có 30% số trường đạt chuẩn, năm 2010 có 50% trường đạt chuẩn. Đảm bảo đủ điều kiện cho việc chăm sóc giáo dục có chất lượng ( có cơ sở vật chất, các thiết bị âm nhạc, đồ chơi ngoài trời…).

- Giáo dục phổ thông:

+ Bậc tiểu học : Số trường đã đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh.

Tuy nhiên có 1 số trường có quy mô lớp ( trên 28 lớp) hoặc 1 số trường trong

nội thành, thành phố Nam Định không có điều kiện tăng diện tích để đạt

chuẩn Quốc gia thì từ năm 2001 trở đi có thể tách một số trường có đông số

+ Thực hiện quy hoạch các trường bậc trung học cơ sở để số trường được phân bố hợp lý theo địa bàn dân cư đáp ứng yêu cầu phổ cập tiểu học

trong toàn tỉnh. Sau đó đi vào xây dựng trường trung học đạt chuẩn quốc gia.

+ Bậc trung học phổ thông đồng thời với việc đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp để phân luồng học sinh nhằm giảm bớt sức ép cho các trường

THPT ổn định cần mở thêm một số trường THPT ( cả hệ công lập và dân lập ) để đến 2005 tỉnh Nam Định ổn định 43 trường THPT trong đó 31 trường công

lập và trường dân lập.

+ Ổn định phát triển và trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức, trung tâm

giáo dục thường xuyên đủ cho 10 huyện, thành phố.

- Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng giáo viên, hoàn thành việc đào tạo

chuẩn cho giáo viên ở các bạc học, ban hành những quy định cụ thể của địa phương để thu hút nhân tài…..

 Đối với công tác đào tạo :

- Phát huy cao nhất mọi khả năng của các trường, các trung tâm các

doanh nghiệp của tư nhân…. để thực hiện tốt việc đa dạng hoá các loại hình

đào tạo theo phương thức phát triển là:

+ Mũi nhọn là : Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề, kỹ thuật viên,

trong đó có một số có trình độ đại học, cao đẳng đủ khả năng trí tuệ tiếp cận

và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ hiện đại.

+ Đại trà là mở rộng các loại hình và hình thức đào tạo nghề ngắn hạn,

từng bước phổ cập nghề cho người lao động. Từng bước đưa giáo dục kỹ

thuật tổng hợp, kỹ thuật ứng dụng vào các trường phổ thông, trang bị kiến

thức và kỹ năng cần thiết, nhằm giúp cho học sinh tiếp cận với nghề nghiệp, định hướng và lựa chọn nghề phù hợp khi có đủ điều kiện tiếp tục học lên cũng như vào đời lao động kiếm sống.

- Tăng cường quản lý Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo nhất là

đào tạo nghề từ tỉnh đến các cấp các ngành có liên quan để đưa công tác đào

tạo nghề đi vào hoạt động đúng luật định và phát triển đảm bảo cho sự liên thông và tiếp nối về nội dung, phương pháp - giáo dục thường xuyên - giáo dục chuyên nghiệp - đào tạo nghề và chính trong nội dung của các bậc học,

tạo điều kiện cho sự phân luồng hợp lý sau trung học cơ sở và trung học phổ

thông.

+ Thành lập tiểu ban phát triển nhân lực hội đồng giáo dục đào tạo tỉnh để:

 Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực về số và chất lượng.

 Xác định các chuẩn kỹ năng phù hợp với kinh tế - xã hội của tỉnh từ đó làm chuẩn cho việc xây dựng nội dung, chương trình đào tạo “

phần mềm” của địa phương.

 Góp phần tăng nguồn lực thông qua các mối quan hệ với sản xuất

kinh doanh.

 Gắn đào tạo với sử dụng.

 Điều phối các hoạt động giữa các cơ quan chức năng để tăng nguồn

lực cho Giáo dục - đào tạo.

 Các thành viên trong tiểu ban bao gồm: Đại diện UBND Tỉnh

Đại diện các Sở, ban, ngành có liên quan

Đại diện của công đoàn

Đại diện của các công ty, các doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định về quy

- Tăng cường nguồn nhân lực đào tạo :

+ Đảm bảo đủ ngân sách định mức cho các bậc, nghề đào tạo của Nhà

nước.

+ Tập trung đầu tư có trọng điểm theo thứ tự ưu tiên của hệ thống các cơ sở dậy nghề sau khi đã thực hiện xong đề án quy hoạch

+ Xây dựng các đề án có tính khả thi để thu hút đầu tư cho hoạt động

dậy nghề của tỉnh Nam Định. Kinh phí chương trình mục tiêu, hỗ trợ của các chương trình, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Phát triển đội ngũ giáo viên: Bằng việc thường xuyên tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về các bậc sư phạm, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,

tin học, ngoại ngữ tại tỉnh, gửi giáo viên đi tham gia các lớp bồi dưỡng do

tổng cục dạy nghề mở, Bộ giáo dục - đào tạo … có chính sách để thu hút nhân

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp cơ bản phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá và hiện đại hoá của tỉnh Nam Định hiện nay pot (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)