0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và lực lượng lao động:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY POT (Trang 27 -33 )

II. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực:

2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và lực lượng lao động:

động: biểu số 4- 6)

a. Về cơ cấu tuổi, giới, thành thị - nông thôn, thể lực và sức khoẻ

Trong toàn tỉnh lực lượng lao động ở độ tuổi 15 - 34 chiếm 43,99% năm 19998 chiếm 44,77%, năm 1999 là 44,27% và năm 2000 là 42,25%. Trong đó bình quân từ năm 1997 đến năm 2000 lực lượng lao động ở độ tuổi

từ 15 - 24 tuổi tăng 2,56% nhưng ở độ tuổi 25- 34 tuổi giảm 0,64%, độ tuổi

35- 44 bình quân tăng 2,97%, độ tuổi 45 - 54 tuổi tăng cao 11,32%, độ tuổi 55

- 59 tuổi tăng 7,57%. Điều này nói lên nguồn nhân lực tỉnh Nam Định tuy tăng nhanh xong cơ cấu lực lượng lao động trẻ dần chuyển sang cơ cấu lực lượng lao động trẻ dần chuyển sang cơ cấu lực lượng lao động già điều này sẽ

tạo ra những cơ hội và thách thức mới.

Dân số nữ từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Nam Định từ năm 1997 - 2000

tăng đều qua từng năm, tốc độ phát triển bình quân là 102,1%, tỷ lệ nữ trong

lực lượng lao động cũng tăng dần chiếm tỷ trọng từ 52% đến 53% tương ứng

với tỷ lệ của khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. - Chia theo khu vực thành thị và nông thôn :

Qui mô dân số từ 15 tuổi trở lên ở khu vực thành thị hàng năm đều tăng

bình quân mỗi năm tăng 2,41%, nhưng tỷ trọng ở khu vực thành thị có xu hướng giảm, năm 1997 tỷ trọng ở khu vực thành thị là 12,71%, năm 1998 là 12,74% và năm 2000 là 12,65%. Trong khi đó ở khu vực nông thôn tăng hàng

năm là 2,6% và tỷ trọng ở khu vực nông thôn tăng nhẹ.

Về thể lực và sức khoẻ của nguồn nhân lực : Mặc dù tuổi thọ trung bình

tăng đáng kể song thể lực của nguồn nhân lực còn thấp cả về sức khoẻ, sức

nhanh, chiều cao, cân nặng do chưa được hướng dẫn, chăm sóc, rèn luyện và

đảm bảo dinh dưỡng ngay từ khi còn thai nhi nên tình trạng trẻ sơ sinh dưới 2500g và suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi vẫn cao ( tỷ lệ trẻ sơ sinh dưới 2500g năm 1999 là 7,8%, năm 2000 là 7%. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 5

tuổi là 39,3%).

b. Về trình độ học vấn:

Qua số liệu điều tra lao động - việc làm thời kỳ 1997 - 2000 cho thấy

trình độ học vấn của lực lượng lao động của tỉnh ngày càng được nâng cao.

Biểu hiện cụ thể là: số người chưa biết chữ và số người chưa tốt nghiệp cấp I

giảm liên tục cả về tương đối và tuyệt đối chia theo trình độ học vấn. Thực

trạng này năm 1997 là 111 ngàn người chiếm 11,34%, đến năm 2000 còn có

88,6% ngàn người chiếm 8,4%. Đồng thời số người đã tốt nghiệp cấp II và tốt

nghiệp cấp III không ngừng tăng, trong đó số đã tốt nghiệp cấp III tăng cao hơn ( cả về quy mô và tốc độ). Năm 1997 số người tốt nghiệp cấp III là 172,6

ngàn người chiếm 17,6%, năm 2000 là 201,1 ngàn người chiếm khoảng

18,9%. Bình quân mỗi năm số người tốt nghiệp cấp III tăng khoảng 9,5 ngàn

người …….

Số lượng cao nhất bình quân cho một người ( lớp/12) tăng bình quân

năm là 2,4%, năm 1997 là 7,9% lớp, năm 1999 là 8,4 lớp và năm 2000 là 8,5

Trong số lớp học cao nhất bình quân ở khu vực thành thị cao hơn khu

vực nông thôn khoảng 1 lớp, tuy rằng khu vực nông thôn tốc độ tăng cao hơn đạt bình quân 2,4% khu vực thành thị đạt bình quân 0,73%.

Sự chuyển biến tích cực về trình độ học vấn của dân số và lực lượng lao động ở tỉnh Nam Định như trên nằm trong xu hướng chung của cả nước,nhưng luôn cao hơn mặt bằng chung của toàn quốc ( số lớp học cao nhất

bình quân cho một người năm 1999 là 7,5 lớp).

c. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:

Tổng số lao động đã qua đào tạo năm 1997 là 136,676 người chiếm 14,18%, năm 1998 là 124.800 người chiếm 11,87%, năm 1999 là 133.126

người và năm 2000 là 180.160 người chiếm 17,28% ( tình trạng giảm tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 1998 là do sự biến động của việc tái lập tỉnh Nam Định, ngay sau đấy năm 1999 - 2000 tỷ trọng lao động qua đào tạo tăng

nhanh ). Mặt khác lao động qua đào tạo trung học chuyên nghiệp và nghề (

công nhân kỹ thuật) qua 4 năm 1997- 2000 tăng khá nhanh nhất là đào tạo

nghề ngắn hạn và dài hạn, tăng bình quân mỗi năm xấp xỉ 12%.

Tóm lại: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực và lực lượng lao động của

tỉnh Nam Định với truyền thống hiếu học cộng với tinh thần cần cù chịu khó,

trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn kỹ thuật đạt ở mức khá trở lên và có

xu hướng tăng cao một cách ổn định vững chắc.

d. Về cơ cấu đào tạo :

- Năm 1997 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/1,19/1,03.

- Năm 1998 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,26/1,9.

- Năm 1999 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,03/2,26.

- Năm 2000 cơ cấu lao động ĐH, CĐ/THCN/CNKT đạt 1/2,04/2,31

Theo kinh nghiệm của các nước thành công trong công nghiệp hóa

trong khu vực cơ cấu trên là: 1/4/10, các nước công nghiệp phát triển là 1/4/20.

Như vậy cơ cấu đào tạo của tỉnh Nam Định tuy rằng qua các năm có sự điều chỉnh dần dần. Song cơ cấu đó còn mất cân đối một cách nghiêm trọng,

tình trạng này tạo ra “thầy nhiều hơn thợ”.

Nguyên nhân của tình trạng trên là:

Công tác quản lý điều hành từ TW xuống đến địa phương còn chưa tập

trung, nhiều năm còn buông lỏng sự quản lý, nhiều năm chưa có được một hệ

thống chính sách ổn định mới thay thế những chính sách ban hành đã quá lâu không còn phù hợp với điều kiện hiện tại, do đó gặp rất nhiều khó khăn, hiệu

lực quản lý giảm không tương xứng với nhiệm vụ.

Các ngành các cấp chưa có nhận thức đầy đủ về vai trò của nguồn nhân

lực trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy chưa quan tâm đúng mức đến

sự phát triển nguồn nhân lực.

Một nguyên nhân chủ yếu là nhận thức từ phía người lao động đó chỉ

có học lên đại học mới hà con đường tiến thân nên mục tiêu của việc đi học là phải phấn đấu bằng mọi giá cho được vào đại học, cao đẳng vạn bất đắc đĩ

lắm mới đi học nghề.

Một tác động không nhỏ do ngành kinh tế của tỉnh Nam Định chưa

nhiều, sản xuất gặp khó khăn, nhiều ngành nghề phải thu hẹp, một số xí

nghiệp phải giải thể hoặc chuyển mục tiêu, người lao động cũ trong các doanh

nghiệp này phải nghỉ việc, vì thế thị trường lao động của tỉnh có xu hướng thu

hẹp cộng với hệ thống thông tin về thị trường sức lao động chưa có. Cho nên

số học sinh tốt nghiệp khó kiếm tìm được việc làm.

đ. Việc sử dụng nguồn nhân lực :

Số liệu thống kê tỷ trọng lao động việc làm trong 4 ngành kinh tế quốc doanh như sau:

Với đặc thù Nam Định là một tỉnh trọng điểm nông nghiệp của đông

bằng sông Hồng có trên 80% dân số sống bằng nông nghiệp, tỷ lệ lao động

nông nghiệp so với lực lượng lao động năm 1998 là 78,7% trong đó ngành

công nghiệp chiếm 11,5%, ngành xây dựng cơ bản là 1%, ngành dịch vụ 8,8%. Năm 2000 cơ cấu phân công lao động theo ngành có sự thay đổi. Tỷ lệ lao động ngành so với lực lượng lao động của tỉnh: ngành nông nghiệp giảm

xuống còn 77,2%, ngành công nghiệp tăng đạt 11,6 % và ngành xây dựng cơ

bản là 1,1%, ngành dịch vụ là 10,1%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với lao động thuộc ngành :

+ Năm 1998 :

- Ngành công nghiệp là 54,29%.

- Ngành nông lâm ngư nghiệp là : 5,99% - Xây dựng cơ bản là : 89,20%

- Dịch vụ là 93,87%.

+ Năm 2000:

- Ngành công nghiệp là 61,32%.

- Ngành nông lâm ngư nghiệp là : 7,06% - Xây dựng cơ bản là : 90,96%

- Dịch vụ là : 94,32%.

Tóm lại :

Việc sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả còn thấp, thể hiện:

- Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 1998 tỷ lệ tham gia lao động trong năm của lực lượng lao động nông thôn chiếm 69,06%, năm 2000 là 73,22%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị chiếm 7,62% năm 1998, năm 1999 là 6,51% và năm 2000 là 6,11%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các ngành thấy rằng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở các ngành nông lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ ( dưới

10%), ngành công nghiệp năm 1998 đạt 54,2%, năm 2000 là 61,23%.

Để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì đây là một

vấn đề hết sức bức xúc, cần được đặc biệt quan tâm tập trung phát triển đào tạo cho lao động khu vực nông thôn và ngành công nghiệp.

CHƯƠNG III

PHƯƠNG HƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ -

HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CÔNG NGHIỆP HOÁ VÀ HIỆN ĐẠI HOÁ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY POT (Trang 27 -33 )

×